Bà bầu hay nổi mề đay trong thai kỳ phần lớn đều mang thai bé trai

Khi lỡ chẳng may bị nổi mề đay trong lúc mang thai, các mẹ thường làm gì để giảm bớt khó chịu?

banner ads

Mang thai mang lại cho mẹ rất nhiều niềm vui và hạnh phúc nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Khoảng 1 trong 160 bà mẹ (>1%) mang thai sẽ phải chịu đựng một trong những triệu chứng không mong đợi đó chính là phát ban mề đay.

Phát ban có thể xuất hiện vào lúc nào trong thai kỳ?

noi me day khi mang thai 1
Các vết ban mề đay trên bụng mẹ bầu

Về cơ bản, mề đay là những phát ban đỏ nổi thành từng mảng lớn trên da, gây ngứa ngáy rất khó chịu. Nó thường xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ và xảy ra với bà mẹ mang thai lần đầu và thường tập trung nhiều ở bụng. Nó cũng có thể lan đến mông, tay và chân, thậm chí có thể lan khắp người và chỉ chừa mỗi khuôn mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Vậy tại sao mẹ lại bị mà những bà mẹ khác lại không? Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho triệu chứng này.

Nếu như nhiều tác dụng phụ khó chịu khi mang thai khác có thể đổ hết cho hiện tượng hormone thai kỳ tăng cao thì triệu chứng này lại không phải như vậy. Một số nghiên cứu cho thấy có vẻ như tình trạng da căng giãn có liên quan đến triệu chứng này vì mề đay thường nổi trước hết tại các vùng da bị rạn và tỷ lệ bị nổi mề đay ở các mẹ bầu mang đa thai, tăng cân nhanh bao giờ cũng cao hơn những người khác. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng cho thấy đây có thể là một phản ứng miễn dịch tốt để các kháng nguyên của thai nhi được phép đi vào hoạt động.

Phụ nữ nổi mề đay trong thai kỳ thường sinh con trai

banner ads

Khi nghiên cứu về triệu chứng này ở các bà bầu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng 70% phụ nữ bị nổi mề đay trong thai kỳ đều đang mang bầu bé trai. Các chuyên gia theo đó cũng tin rằng các kích thích tố từ các bé trai có thể đóng vai trò nào đó trong chuyện này.

Tuy nhiên, dù nguyên nhân là gì thì mề đay cũng không gây hại cho em bé hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ về sau.

Có cách nào ngăn chặn triệu chứng nổi mề đay khi mang thai?

Tin buồn là không. Không có cách nào để dự đoán được bà bầu nào sẽ hứng chịu triệu chứng khó chịu này và cũng không cách gì có thể ngăn chặn nó. Tất cả những gì các mẹ bầu có thể làm được là kiểm soát tốt nhất khi mề đay nổi. Cảm giác ngứa ngáy khi nổi mề đay có thể nhẹ hoặc rất nặng nhưng sau sinh bạn sẽ chóng thoát khỏi nó chỉ sau một vài tuần.

Cách điều trị mề đay khi mang thai

noi me day khi mang thai 2
Nói với bác sĩ các triệu chứng của bạn để họ có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất

Một số mẹ bầu đã từng trải qua dấu hiệu này sẽ có thể mách nước cho bạn tìm kiếm những loại thuốc để ngăn chặn mề đay lan khắp người và gây ngứa ngáy khó chịu. Nhưng lưu ý rằng đây có thể là những loại thuốc không được khoa học kiểm nghiệm mà chỉ được dùng theo kinh nghiệm truyền lại của một số người.

Quan trọng nhất, hãy nhớ nói với bác sĩ các triệu chứng của bạn để họ có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất. Một số có thể nhầm lẫn giữa viêm da trong thai kỳ (kể cả khi bị nhiễm virus) với triệu chứng nổi mề đay và do dự khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng. Do đó, một chẩn đoán chuyên môn rất quan trọng. Nếu đúng nổi mề đay, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc phù hợp cho các mẹ.

1. Uống nước trái cây tổng hợp (các ly đầu tiên sẽ có nồng độ natri cao hơn).

2. Rửa với dung dịch Wonder Pine Tar Soap vì đây là dung dịch tẩy rửa nhẹ nhàng có chứa allantoin (chống viêm) hoặc dùng gel lô hội, baking soda và dầu dừa (làm mềm).

3. Tắm mình với bột yến mạch

4. Áp dụng aloe vera gel hoặc Cetaphil để làn da của bạn.

Gợi ý điều trị của bác sĩ:

1. Dùng thuốc chống dị ứng không gây buồn ngủ, chẳng hạn như Benadryl.

2. Thoa corticoid như Aveeno Active Naturals với công thức Hydrocortisone Cream Anti-Itch 1%.

3. Đối với những trường hợp nặng, corticosteroid toàn thân như prednisone cũng có thể được sử dụng.

4. Steroids nếu muốn dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể.

Mặc dù một số mẹ bầu vì không chịu đựng được cơn ngứa nên đã xin bác sĩ cho sinh sớm. Tuy nhiên, nếu không cần thiết và có thể chịu đựng thêm, mẹ nên hạn chế dùng đến biện pháp này vì lợi ích sức khỏe của thai nhi.

Cuộc sống của mẹ bầu khi phải sống chung với mề đay

Sinh con, đó là cách để "chữa bệnh" mề đay này. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể sẽ bị nổi mề đay dữ dội hơn trong khoảng hai tuần sau sinh. Một số rất hiếm có thể bị tái phát trong lần mang thai kế tiếp.

Mặc dù vậy, mề đay không có gì đáng sợ vì nó không để lại mô sẹo. Phần lớn các bà mẹ sau khi sinh sẽ hoàn toàn thoát khỏi triệu chứng này không dấu tích.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

 

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI