Vì đây là giai đoạn quan trọng của chu kỳ sinh con, do đó, bạn cần phải cẩn thận với hiện tượng này.
1. Nguyên nhân đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối
- Máu lưu thông lên não kém do thai nhi phát triển lớn, tăng trọng lượng và cản trở quá trình lưu thông của máu.
- Do căng thẳng vì suy nghĩ đến thời gian sinh nở.
- Thay đổi nội tiết tố khiến bà bầu mệt mỏi, cáu gắt.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng các chất kích thích.
- Môi trường làm việc căng thẳng, ồn ào, áp lực, quá tải.
- Thiếu ngủ liên tục do thai nhi lớn, đi tiểu nhiều dẫn đến mệt mỏi cuối thai kỳ.
- Thời tiết thay đổi đột ngột cũng khiến bà bầu đau đầu.
2. Đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối bị tiền sản giật?
Đối với những trường hợp đau đầu bình thường do dinh dưỡng hay môi trường sống, môi trường làm việc thì không quá nguy hiểm. Bà bầu chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, thay đổi môi trường sống hay làm việc có thể cải thiện được tình trạng mà không cần dùng thuốc.
Tuy nhiên, đối với bệnh lý bị đau đầu hay do các dây thần kinh đang bị chèn ép không thể lưu thông máu thì nên đi thăm khám. Hoặc có thể do nhiều nguyên nhân khác mà khó có thể phát hiện nếu không được xét nghiệm, kiểm tra.
Theo các bác sĩ, đau đầu cũng giống như các bệnh lý như táo bón, phù chân và xuất hiện tường xuyên ở cuối thai kỳ và có ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của cả mẹ và con. Và biến chứng nguy hiểm nhất của đau đầu khi mang thai là tiền sản giật. Tiền sản giật rất nguy hiểm. Thông thường nó chỉ kéo dài ở 3 tháng đầu thai kỳ nhưng một số thai phụ sẽ kéo dài đến 3 tháng cuối thai kỳ. Và điều này chỉ phát hiện được khi bà bầu đi khám thai định kỳ.
Do đó, khi bị đau đầu đừng chủ quan, nên đi khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể nhé!
Yeutre.vn (Tổng hợp)