Nên lên kế hoạch đám cưới kỹ càng
1. Khách mời
Việc lên danh sách khách mời là khâu cực kỳ quan trọng. Bạn phải lên bao quát tất cả những khách khứa của hai bên gia đình, để không bị bỏ sót và cân nhắc nên mời ai. Bạn nên rà soát từng mối quan hệ để không bị bỏ sót, như đi từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp…
Bạn nên mời những người thân quen bạn hay qua lại giao tiếp, tránh mời những người quen sơ sơ, chưa hề gặp mặt, vì như thế bạn sẽ không chắc chắn họ sẽ đi hay không mà đám cưới của mình cũng rất nhạt nhẽo. Hơn nữa, tùy thuộc vào quy mô của đám cưới để bạn cân nhắc lựa chọn khách khứa sao cho phù hợp nhất. Kinh nghiệm của nhiều đám cưới cho thấy, bạn không nên mời quá đông vì như thế không khí sẽ loãng và mất phần thân mật ấm cúng cũng như bạn không thể đón tiếp họ một cách chu đáo nhất.
2. Chọn ngày cưới
Người Việt có phong tục xem ngày trước khi cưới
Theo phong tục của người Việt Nam, thì đây là một khâu cực kỳ quan trọng. Việc coi ngày giờ thường do nhà trai đảm nhiệm và do người lớn tuổi có kinh nghiệm sẽ định ngày giờ cụ thể. Tuy nhiên, với nhịp sống hiện đại thì vấn đề này thoáng hơn, các đôi nam nữ thường chọn ngày cưới của mình vào các dịp lễ để mọi người dễ tham gia, hay những ngày cuối tuần. Với những đôi cưới nhau vào những mùa cưới thì việc chọn ngày phải xác định sớm để có kế hoạch đặt nhà hàng và được hưởng chế độ ưu đãi tốt nhất của nhà hàng.
3. Cân đối chi phí
Từ ngân sách dự kiến bạn bỏ ra cho một đám cưới đề có những cân đối cho hợp lý, ví dụ chi phí chụp album cưới, chi phí đặt tiệc, thiệp mời, ban nhạc… Cân nhắc tất cả những dịch vụ đó để có sự cân đối, điều chỉnh phù hợp nhật.
4. Phục vụ thức ăn cho nhà cung cấp
Trong đám cưới, chắc chắn bạn sẽ có những nhà cung cấp như ban nhạc, nhiếp ảnh, thợ trang điểm… Vì vậy, bạn nhớ đặt phần ăn cho họ. Nếu có thể bạn nên sắp xếp cho họ vào một bàn riêng. Với thái độ cư xử chu đáo của bạn sẽ khiến họ làm tốt công việc của họ trong đám cưới.
5. Nên có chi phí dự phòng
Bạn nên lập chi phí dự phòng cho những phát sinh xảy ra trong đám cưới
Đám cưới là một sự kiện lớn với danh sách công việc và việc chi tiêu rất nhiều. Tuy bạn là một người kỹ tính đã lập sẵn kế hoạch và chi phí dự kiến cho đám cưới. Tuy nhiên, bạn sẽ không tránh khỏi những chi phí có thể phát sinh trong đám cưới, và những khoản lặt vặt mà bạn không thể tính vào. Vì vậy, khi dụ trù kinh phí bạn nên lập sẵn kinh phí dự phòng mà bạn có thể dùng tới trong đám cưới của mình.
6. Thỏa thuận kỹ với nhà hàng
Khi làm việc với nhà hàng, bạn cần thỏa thuận rõ từng chi tiết và ký hợp đồng hẳn hoi, mỗi bên giữ một bản. Nếu chưa rõ về bất kỳ điều khoản nào bạn cần hỏi rõ trước khi ký vào bản hợp đồng.
7. Chuẩn bị bàn dự phòng
Khi đặt tiệc cưới, bạn nên phán đoán trước tình hình có mặt của khách mời. Thông thường, người ta thường đặt gút lại 20% lượng khách mời vì chắc chắn sẽ có những trường hợp đột xuất hay những bất trắc có thể xảy đến mà họ không thể đến dự tiệc cưới của bạn được. Vì vậy, bạn nên lên phương án đặt bàn dự phòng với nhà hàng. Gia chủ sẽ không bị lãng phí mà cũng không khó xử khi khách khứa đến đông đủ.
Để tránh bất trắc, bạn nên lên phương án đặt bàn dự phòng với nhà hàng
8. Đăng ký kết hôn
Đây là điều không phức tạp nhưng mà rất quan trọng trong một đám cưới. Đám cưới của bạn sẽ không có giá trị về mặt pháp lý nếu chưa có giấy đăng ký kết hôn. Hai bạn có thể đến phường, xã, nơi hai bạn cư trú làm thủ tục đăng ký kết hôn theo các điều luật và quy định của nhà nước.
Yeutre.vn