8 dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đã "trưởng thành"

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh có thể khiến mẹ mệt mỏi, stress, tuy nhiên, khi bé đã thực sự "lột xác" khỏi lớp vỏ "sơ sinh" cũng là lúc mẹ nhàn hơn một chút rồi đấy. Vậy dấu hiệu nào cho thấy trẻ đã không còn là trẻ sơ sinh.

banner ads

1. Trẻ ít dậy vào ban đêm

50139-me-da-biet-cach-cham-soc-tre-so-sinh-vao-mua-he-dung-cach.jpg

Trẻ sẽ ít dậy hơn vào ban đêm

Trẻ sơ sinh thường dậy vào ban đêm nhiều lần để bú sữa hoặc do giật mình. Điều này khiến nhiều mẹ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, stress, căng thẳng và thiếu ngủ. Nguyên nhân do giấc ngủ trẻ sơ sinh rất ngắn, chỉ khoảng 2 tiếng/lần và tỉnh giấc. Hầu hết khoảng thời gian giữa tỉnh giấc và ngủ lại có thể dao động từ 5 phút - 10 phút hoặc nửa tiếng, trẻ hầu như không thể tự ngủ lại như người lớn và cần mẹ vỗ về, cho bú sữa để chìm tiếp vào giấc ngủ.

Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn, con sẽ có những giấc ngủ dài hơn do khoảng thời gian giữa tỉnh giấc và ngủ lại ngắn hơn và trẻ có thể tự đi vào giấc ngủ mà không cần mẹ vỗ về.

2. Mẹ hiểu được ý đồ trong tiếng khóc của con

Trẻ khóc vì mè nheo, muốn mẹ chú ý, vì bị đau, vì đòi ăn, vì ốm sốt... nếu mẹ có thể giải mã được vì sao trẻ khóc thì có nghĩa là con đã "trưởng thành" thật và bước qua giai đoạn sơ sinh.

3. Trẻ thể hiện cá tính nhiều hơn

Trẻ sơ sinh chưa có cá tính rõ ràng và thường chỉ ê a đơn giản hoặc khua tay múa chân. Nhưng trẻ lớn hơn thì sẽ biết giành đồ chơi, biết đâu là mẹ, trẻ khó tính hoặc hiền lành, trẻ hay nói hoặc ít nói... Nhìn chung, lúc này, khi bước qua giai đoạn sơ sinh trẻ sẽ thể hiện cá tính rất nhiều.

4. Trẻ dễ dàng đi vào nếp sinh hoạt ăn - nghỉ

Nếu trẻ còn là trẻ sơ sinh, mẹ khó có thể đưa trẻ đi vào nếp ăn nghỉ đều đặn mà còn tùy thuộc vào tâm trạng, giấc ngủ của trẻ. Nhưng nếu trẻ đã lớn hơn thì con dễ dàng đi vào nếp hơn. Mẹ sẽ nhàn hơn ở giai đoạn này nhé.

5. Trẻ hiểu được những gì mẹ nói

50140-noichuyenvoibe.jpg

Trẻ có thể hiểu mẹ nói gì

Trẻ sơ sinh chỉ cười hoặc khóc và khó có thể hiểu mẹ đang nói gì, nhưng trẻ nhỏ thì hiểu được mẹ nói gì như: con gọi ba đi, con ăn cơm đi, con nhai đi, con ngoan lắm, con mèo kìa... mặc dù trẻ chưa thực sự hiểu hết những từ ngữ mẹ nói nhưng trẻ hiểu mẹ đang nói chuyện và gây sự chú ý với mình.

6. Mẹ có thời gian cho riêng mình

Khi con là trẻ sơ sinh, mẹ gần như không có thời gian chăm sóc bản thân vì phải dậy cho con uống sữa, thay tã, dỗ con nín, bế nựng con... nhưng khi con lớn hơn mẹ có nhiều thời gian để ra ngoài, tắm rửa, gội đầu, làm đẹp.

7. Mẹ ít chụp hình con hơn

Nếu mẹ thấy thói quen của mình đã thay đổi như ít chụp hình con hơn thì nghĩa là con đã lớn. Vì khi con là trẻ sơ sinh mẹ có nhiều thời gian bên con, thú vui của mẹ là chụp hình con. Nhưng khi con lớn, mẹ bận rộn hơn với công việc nhà, công việc công ty và không còn nhiều thời gian để chụp hình con nữa.

8. Mẹ tự tin hơn khi chăm con

Khi con còn là trẻ sơ sinh, mẹ sẽ rất vụng về trong việc chăm sóc con và lo cuống nên nếu con chỉ sốt nhẹ. Nhưng nếu mẹ cảm thấy việc con ốm sốt trở nên bình thường và mẹ có thể bình tĩnh, đủ kiến thức chăm con thì con đã vượt qua giai đoạn sơ sinh rồi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI