Dưới đây là những dấu hiệu “cảnh báo” tình trạng bé bị thiếu can-xi mà ba mẹ nên chú ý để nhận biết.
1.Trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc
Trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ thiếu canxi.
Trẻ tỉnh táo không chịu ngủ, đột nhiên thức tỉnh giữ đêm và quấy khóc, khi ngủ hay giật mình. Cơn khóc có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ, trẻ có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt. Càng dỗ, càng ru, càng cho bú, trẻ càng khóc nhiều, có thể ngưng thở trong cơn khóc. Ngoài ra, trẻ thường sợ hãi khi đêm xuống.
2. Ra nhiều mồ hôi
Khi ngủ, khác với những trẻ bình thường, trẻ bị thiếu canxi thường đổ rất nhiều mồ hôi. Mà đầu là một những bộ phận ra mồ hôi nhiều nhất.
3. Răng mọc chậm, không đều
Không chỉ gây đổ mồ hôi, tình trạng thiếu can-xi ở trẻ còn khiến răng mọc chậm và khoảng cách giữa các răng trẻ thường so le không đều nhau.
Thiếu canxi còn khiến răng trẻ mọc chậm.
4. Làm thóp chậm liền, đóng
Thông thường, thóp của trẻ em sẽ liền và đóng trong khoảng tháng thứ 12 - tháng thứ18. Nếu thiếu hụt canxi, thời gian đóng thóp của trẻ sẽ bị kéo dài hơn và tạo thành hộp sọ vuông.
5. Chậm phát triển, đi muộn, biến dạng xương khớp
Tình trạng thiếu canxi ở trẻ còn được thể hiện qua đôi chân trẻ. Những trẻ thiếu canxi thường có đôi bàn chân cong, cơ bắp yếu hơn những trẻ bình thường. Do cơ xương cân mềm, yếu nên quá trình bò, tập đi của trẻ cũng sẽ diễn ra muộn hơn những trẻ khác. Cong vẹo cột sống cũng là một biểu hiện của thiếu canxi ở trẻ.
6. Biếng ăn, chán ăn
Khi không được cung cấp đủ can-xi, trẻ thường ăn uống kém, không ngon, biếng ăn, chán ăn hoặc chỉ ăn món mà bé thích.
Thiếu hụt canxi khiến trẻ biếng ăn
7. Tóc rụng hình vành khăn sau gáy
Ba mẹ có thể dễ dàng nhận thấy dấu hiệu này ở mặt sau của đầu, nơi tiếp xúc với gối thành hình giống như vành khăn.
8. Tính tình bất thường
Biểu hiện cuối cùng ở trẻ thiếu can-xi thường hay bứt rứt khó chịu, không có hứng thú khám phá với môi trường xung quanh, không lanh lợi hoạt bát.
Yeutre.vn
Không nên tùy tiện bổ sung can-xi cho conKhi thấy con của mình có những dấu hiệu trên, ba mẹ nên sớm đưa trẻ đến khám bác sĩ. Mục đích nhằm xác định trẻ có bị thiếu can-xi ở mức độ nào hay trẻ có mắc những bệnh nào khác. Đồng thời tùy vào mức độ thiếu can-xi của trẻ mà sẽ hướng dẫn cách bổ sung can-xi phù hợp.
Điều nên tránh là phụ huynh không nên tự ý mua các loại thuốc bổ sung can-xi để cho con uống vì nếu uống không đúng cách hoặc dư can-xi có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác gây thiếu dinh dưỡng. Đồng thời có thể gây làm bé bị táo bón, đau xương, ảnh hưởng đến chức năng của thận…