Những tranh cãi có thể làm tổn thương cả hai
1. Kinh phí cho đám cưới
Ai sẽ chi tiền tổ chức đám cưới? Phân chia kinh phí như thế nào? Chia đều hay là chồng/vợ tương lai nhiều hơn? Tất cả những điều này đều làm cả 2 đau đầu và có thể gây ra tranh cãi ngoài ý muốn.
Điều tốt nhất lúc này, cả 2 nên thẳng thắn chia sẻ với nhau về tài chính, cùng phân công các khoản cần chi tiêu. Nếu có thể thì nên góp lại với nhau để chi chung cho đám cưới. Còn nếu bạn không có nhiều kinh phí như bạn đời thì nên chia sẻ về khó khăn tài chính mà bạn đang gặp phải. Đồng thời, bạn cũng sẽ nhận chi những khoản nhỏ hơn như thiệp cưới, chụp hình chẳng hạn, còn những khoản khác để chồng/ vợ chưa cưới lo.
2. Phong cách chủ đạo của đám cưới
Bạn muốn phong cách đơn giản, bạn đời lại muốn hoành tráng. Chỉ 2 quan điểm đó thôi cũng khiến nảy sinh một cuộc mẫu thuẫn.
Trong trường hợp này, cả 2 nên ngồi nhìn lại tài chính mình đang có, nếu 2 bạn dư dả thì có thể tổ chức đám cưới lớn một chút. Nhưng, nếu cả 2 cùng khó khăn thì nên cân nhắc. Hãy nhớ, đám cưới chỉ có 1 ngày nhưng hôn nhân mới là mãi mãi. Đừng đặt nặng quá vào hình thức để sau này 2 bạn có thể gánh một khoản nợ nần lớn.
3. Thiệp cưới
Nên chọn thiệp thiết kế vừa phải và chi phí hợp lý
Bạn muốn chọn thiệp mời đơn giản, bạn đời lại muốn thiệp mời đẹp và chi phí khá cao. Chỉ bấy nhiều thôi cũng có thể khiến nàng/ chàng giận dỗi. Thôi nào, hãy ngồi lại và xem xét mọi khía cạnh. Thiệp mời không nên quá màu mè và cũng không quá giản dị, chọn loại thiệp có tông màu phù hợp với ngày cưới như đỏ chẳng hạn, chi phí vừa phải là được.
4.Âm nhạc
Âm nhạc trong đám cưới sẽ tạo nên bầu không khí vui tươi, nhộn nhịp hoặc lãng mạn. Tuy nhiên, có thể cả 2 khác nhau về gu âm nhạc khiến xảy ra sự tranh cãi. Cùng ngồi lại với nhau và thống nhất nào.
Hai bạn hãy nghĩ rằng, đây là đám cưới cho cả 2 nhưng âm nhạc cho tất cả mọi người nghe, vì vậy, nên chọn loại nhạc dễ nghe, phù hợp với thị hiếu nhiều người. Ngoài ra, trong đám cưới, những bài nhạc tình lãng mạn nên được cân nhắc sử dụng.
5. Danh sách khách mời
Bạn muốn mời người này nhưng chồng/ vợ chưa cưới lại không muốn vì cho rằng không cần thiết hoặc vì nhiều nguyên nhân khác. Bạn nên nhớ, danh sách khách mời sẽ quyết định nhiều vào hình thức tổ chức tiệc của bạn. Vì vậy, nếu xảy ra bất đồng về điều này nên thống nhất với nhau ngay.
Hãy dựa vào tài chính bạn đang có để lên kế hoạch mời bao nhiều khách mời. Khách mời nên tập trung vào những người thân thiết, các đối tác xã giao thì không cần mời quá nhiều. Vì đây là đám cưới của bạn và người thân, vì vậy bạn có thể chỉ cần tổ chức nho nhỏ, thân mật với những người thân của bạn mà thôi.
6. Đồ ăn, thức uống phục vụ tiệc cưới
Trên mâm bàn tiệc sẽ có thực đơn phù hợp với người ở các miền
Trước khi chọn đồ ăn, cả hai sẽ phải cân nhắc đến thực khách. Có thể, chồng tương lai nghĩ nhiều hơn cho những người họ hàng, bạn bè của anh ấy mà quên mất bạn cũng có mối quan tâm tương tự đối với những người thân, bè bạn của mình.
Đừng để chuyện này khiến cả hai phải to tiếng với nhau. Nhìn chung, trên mâm bàn tiệc vẫn sẽ có những thực đơn phù hợp với người ở các miền. Không nhất thiết bạn phải quy về phong cách ẩm thực vùng miền để chọn món ăn phù hợp.
Là một bữa tiệc, ít nhất các món ăn, thức uống phải đảm bảo tính sang trọng và khác biệt. Tuy nhiên, dù chọn lựa thế nào thì nên cân nhắc đến hầu bao vì đây là khoản chi phí tốn kém hơn cả của một bữa tiệc.
7. Tuần trăng mật
Sau khi tiệc cưới đã kết thúc, cả 2 có thể rơi vào trường hợp tranh cãi vì tuần trăng mật lãng mạn của mình. Bạn thích leo núi, chàng thích biển và nhiều sự khác biệt khác.
Hãy nhớ rằng, tuần trăng mật rất quan trong nhưng hầu bao không cho phép bạn đi chơi tới những nơi xa xỉ thì cũng không nên đi. Đây là thời gian bạn thư giãn, tận hưởng hương vị ngọt ngào của tình yêu “đơm hoa kết trái”, vì vậy, hãy cùng nhau chọn nơi mà cả 2 thấy hợp lý nhất, phù hợp với tài chính. Điều này sẽ khiến tinh thần bạn luôn thoải mái hơn là bạn chọn nơi đắt tiền nhưng lại nơm nớp lo về kinh phí.
Yeutre.vn