6 bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý hiệu quả

Trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu nên dễ dàng mắc một số bệnh phổ biến. Vậy đó là những bệnh nào? Mời các mẹ đọc bài viết dưới đây để nhận biết các bệnh ở trẻ sơ sinh và xử lý nhanh từng bệnh giúp con khỏe mạnh.

banner ads

1. Hắt hơi, nghẹt mũi

50244-huong-dan-dieu-tri-tre-bi-so-mui-chay-nuoc-mui-hat-hoi-1.jpg
Trẻ chảy nước mũi

Đây là bệnh rất phổ biến và hầu hết trẻ sơ sinh nào cũng mắc phải. Nguyên nhân do môi trường sống ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá, lây virus từ người bệnh... Để khắc phục tình trạng này, cần cho trẻ ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh nơi đông người, động vật, người bị bệnh. Mẹ cũng nên nhỏ nước mũi sinh lý để làm sạch mũi cho trẻ. Với trẻ bú mẹ, cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường để bù nước và tăng sức đề kháng. Ngoài ra, người mẹ cần ăn uống đủ chất, uống nhiều nước để bổ sung nước qua sữa cho con.

2. Cảm cúm

Tương tự như hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm cũng là bệnh thường xuyên ghé thăm trẻ nếu môi trường sống không trong sạch, tiếp xúc với người đang bị cảm cúm. Với trường hợp trẻ cảm cúm, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ trẻ và theo dõi sự dao động của nhiệt độ. Nếu nhiệt độ từ 38 - 40 độ thì mẹ chưa cần cho trẻ uống thuốc, chỉ cần cho trẻ bú nhiều hơn bình thường, sử dụng một số bài thuốc hạ sốt như đắp lá diếp cá.

banner ads

Nếu mẹ quá lo lắng thì có thể cho trẻ đi bệnh viện để xét nghiệm và tìm hiểu nguyên nhân gây sốt, tuyệt đối không tự mua thuốc uống cho trẻ.

3. Nhiễm trùng hô hấp

Nếu mẹ thấy trẻ ho, sốt, khóc, bỏ bú thì có thể con đang bị nhiễm trùng hô hấp và cần phải cho trẻ đi khám ngay lập tức. Nhiễm trùng hô hấp là bệnh khá phổ biến khi thời tiết thay đổi, giao mùa, thời tiết ẩm ướt, đặc biệt trẻ nhỏ ở miền Bắc dễ mắc các bệnh về hô hấp.

Ngoài việc sử dụng thuốc tây, mẹ có thể cho trẻ sơ sinh uống một số thuốc nam để trị viêm, ho như: tần dày chưng đường phèn, quất chưng đường phèn và giữ ấm cho trẻ khi ngủ.

4. Vàng da sinh lý/ bệnh lý

50243-cac-nguyen-nhan-va-xu-li-vang-da-o-tre-so-sinh-2.jpg

Trẻ bị vàng da

Đối với vàng da sinh lý, thường sảy ra trong những ngày đầu trẻ chào đời do trẻ bị vỡ hồng cầu và giải phóng các sắc tố mật nên gây vàng da sinh lý. Tình trạng này sẽ mất đi khoảng 10 ngày và không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên đối với vàng da bệnh lý thì sẽ xuất hiện khoảng sau 36 giờ chào đời và trẻ bỏ bú, bú ít. Lúc này, mẹ cần phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.

5. Hạt kê trên da

Hầu hết trẻ sơ sinh đều gặp vấn đề này khi mới sinh ra. Mẹ sẽ thấy da bé có những hạt nhỏ màu trắng đục, nhô lên trên da. Nguyên nhân do sự ứ đọng của chất bã và thường gặp ở vùng trán, mũi, gò má hoặc bắp tay.

Bệnh lý về da này sẽ hết nhanh chóng sau vài tuần lễ khi mẹ tắm cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không dùng tay cậy các nốt mụn này và kỳ mạnh vì có thể làm chúng nhiễm trùng.

6. Nốt ban đỏ

Các nốt ban đỏ trên người bé thường xuất hiện ngay sau khi bé chào đời. Trông chúng như những nốt muỗi cắn, kèm theo đầu mủ trắng vàng khiến nhiều mẹ lo sợ. Tuy nhiên, các nốt ban này sẽ nhanh hết trong vòng 1 tuần, mẹ không cần quá lo lắng và không cậy các nốt ban vì có thể gây nhiễm khuẩn cho da.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI