5 nguyên tắc "vàng" mẹ nhất định phải biết khi cho con sử dụng internet

Sử dụng internet là điều hết sức bình thường đối với trẻ em hiện nay. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng lưu ý việc cho trẻ sử dụng internet an toàn và tránh những tác hại xấu đối với trẻ.

banner ads

1. Cần kiểm soát nội dung trẻ truy cập

50813-nguy-co-mac-benh-tam-than-o-tre-nghien-internet.jpg

Kiểm soát nội dung truy cập internet của trẻ

Mảnh đất "màu mỡ" internet không chỉ chứa những thông tin hữu ích mà nó còn chứa rất nhiều thông tin "nguy hiểm" đối với sự tò mò của trẻ hiện này. Đó có thể là những thông tin, hình ảnh về bạo lực, quan điểm sai về tình dục, hình ảnh, clip tình dục... khiến trẻ có cái nhìn lệch lạc về quy chuẩn đạo đức xã hội và dẫn tới hành động sai, mất kiểm soát.

Tốt nhất, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra nội dung con truy cập internet để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu có thể, cha mẹ có thể nhờ các chuyên viên nhà mạng chặn những trang truy cập có ảnh hưởng nguy hại tới nhận thức của trẻ.

2. Quy định thời gian sử dụng

Trẻ thường thích ngồi hàng giờ để xem phim hoặc chơi game trên internet. Do đó, cha mẹ cần quy định giờ truy cập và lượng thời gian sử dụng internet mỗi ngày. Mỗi trẻ chỉ nên sử dụng từ 30 phút trở lại, như vậy trẻ đủ để giải trí và không ảnh hưởng nhiều tới nhận thức cũng như sức khỏe.

Việc sử dụng internet quá nhiều khiến trẻ sa đà vào giải trí, quên đi việc học tập và ảnh hưởng tới nhân cách trẻ.

3. Hướng dẫn trẻ bảo mật thông tin cá nhân

50812-han-che-cho-tre-su-dung-internet.jpg

Cần dạy trẻ cách bảo mật thông tin trên internet

Những kẻ khủng bố hay những kẻ lạm dụng tình dục, bệnh hoạn... sẽ cố gắng lấy được thông tin bảo mật của trẻ để phục vụ cho mục đích của chúng. Do đó, cha mẹ cần giải thích vì sao trẻ phải bảo mật thông tin cũng như hướng dẫn trẻ cách bảo mật thông tin để tránh nguy hiểm.

4. Dạy trẻ cảnh giác với mạng xã hội

Mạng xã hội không chỉ là nơi giao lưu, kết bạn mà nó còn là "bẫy" vô cùng nguy hiểm. Cha mẹ cần phải dạy trẻ cảnh giác với mạng xã hội như không kết bạn bừa bãi, không offline với người lạ, không trao đổi thông tin cá nhân như họ tên, nhà ở...

5. Test độ cảnh giác của trẻ

Ít cha mẹ biết rằng, nói thôi chưa đủ mà cần phải hành động. Chúng ta dạy trẻ cảnh giác với những nguy hiểm trên mạng nhưng trẻ không thể tưởng tượng được việc đó nguy hiểm thế nào. Do đó cha mẹ hãy làm phép thử kiểm tra độ cảnh giác của trẻ. Có khác nhiều cách như cha mẹ có thể lập một nickname và chat với trẻ, thử dụ trẻ ra ngoài xem trẻ phản ứng thế nào, nhờ vậy cha mẹ sẽ biết được con cảnh giác ở mức độ nào và có biện pháp giáo dục kịp thời.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI