1. Đi xe đạp sớm làm biến đổi cấu trúc xương của trẻ nhỏ
Với những trẻ dưới 3 tuổi, nên hạn chế tập đi xe đạp.
Với những trẻ dưới 3 tuổi, khung xương chưa thể đạt đến độ hoàn thiện. Nó vẫn còn rất yếu so với những bài tập vận động như đạp xe. Vì thế, nên hạn chế cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi tập đi xe đạp. Ngay cả khi trẻ đã lớn hơn, mỗi ngày bạn chỉ nên cho trẻ luyện tập không quá 30 phút mỗi lần tập.
2. Tập võ là quá sức đối với trẻ dưới 12 tuổi
Tập võ là quá sức đối với trẻ dưới 12 tuổi.
Võ thuật không chỉ đòi hỏi ở người tập luyện một sức khỏe dẻo dai mà còn cần sự tập trung cao độ để đạt đến sự thuần thục của các ngón võ. Chính vì vậy, đối với một đứa trẻ lên 5, việc tập luyện võ thuật là hoàn toàn quá sức. Tuy nhiên, các bé có thể làm quen với võ thuật ở lứa tuổi này với một vài động tác vận động cơ bản chỉ với mục đích thư giãn. Theo các bác sĩ, vì những đòi hỏi kỹ thuật cao, cần nhiều sức lực để vận động mạnh, võ thuật chỉ nên áp dụng tập luyện cho các trẻ đủ 12 tuổi, lứa tuổi đầy đủ nhận thức và khả năng tập trung cao độ.
3. Bơi lội chỉ thích hợp khi bé lên 5
Bơi lội chỉ thích hợp khi bé lên 5.
Ở một số nước, các trẻ sơ sinh đã được học bơi như một cách để giúp bé làm quen môi trường sống. Tuy nhiên, khả năng tự bơi của trẻ sẽ mất đi khi bé đủ 3 tháng tuổi. Từ đó về sau khi trẻ chưa lên 5, bố mẹ chỉ nên dạy trẻ đạp duỗi chân và có thể dạy thêm kỹ năng nín thở.
Ngoài ra, nếu muốn con làm quen và thành thục dần với các kỹ năng bơi ngửa, bơi ếch, bố mẹ hãy kiên nhẫn đợi đến khi con đủ 5 tuổi. Theo các chuyên gia, ở lứa tuổi này, trẻ đã bắt đầu hiểu được và làm theo những lời truyền dạy, đồng thời thể lực của trẻ cũng đã đủ để bé tập luyện hàng ngày cho đến khi thành thục.
Vì đây là bộ môn giúp phát triển thể lực toàn diện nên nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em mình học. Tuy nhiên, trước khi đăng ký cho con theo học bạn nên kiểm tra độ tin cậy của các trung tâm dạy bơi để chắc chắn con được an toàn trong môi trường học tập khi không có bố mẹ theo sát.
4. Trẻ dưới 6 tuổi tập cầu lông có thể gây chấn thương khớp và dây chằng
Trẻ dưới 6 tuổi tập cầu lông có thể gây chấn thương khớp và dây chằng.
Cũng như bóng bàn, cầu lông đòi hỏi người tập luyện sự nhuần nhuyễn trong các bước di chuyển toàn thân. Vì thế, nó không phù hợp cho trẻ dưới 6 tuổi. Nếu cố gắng tập luyện, nó có thể khiến khớp của trẻ chịu tổn thương hoặc gặp các vấn đề về dây chằng. Nếu muốn bé tập khi đã lên 6, bạn nên tìm cho bé một người có kinh nghiệm và kiến thức về môn thể thao này để giúp bé tập luyện bài bản hơn ngay từ bước khởi đầu.
5. Trẻ dưới 6 tuổi tập bóng bàn có thể gây áp lực lên đầu gối
Trẻ dưới 6 tuổi tập bóng bàn có thể gây áp lực lên đầu gối.
Muốn di chuyển theo quả bóng bàn, người chơi buộc phải vận động hết toàn thân từ tay, chân, hông, vai… Do đó, sẽ thực sự quá sức nếu bé dưới 6 tuổi làm quen với môn thể thao này. Nếu chơi, một lực lớn sẽ đè lên đầu gối non yếu của trẻ khiến bé khó có thể trụ được. Vì vậy, nếu muốn, bạn có thể chọn cho con những vận động phù hợp hơn, chẳng hạn vui đùa với một quả bóng.
Yeutre.vn (Tổng hợp)