5 cột mốc phát triển trí não của bé trong 6 tháng đầu đời

Trong 6 tháng đầu đời, não bộ của bé sẽ có những bước phát triển quan trọng và vượt bậc. Chính vì thế, ngoài những nỗ lực chăm sóc dinh dưỡng mẹ cũng cần kiên nhẫn cùng bé trải qua các mốc phát triển mang tính bước ngoặc của mình.

banner ads

Dưới đây là 5 mốc phát triển trí tuệ của bé mẹ cần biết:

Mốc thứ nhất: 5 tuần

20129-5-moc-phat-trien-1.jpg

Những tiếng khóc, cười của bé sơ sinh đơn thuần chỉ là những phản xạ của các cơ quan cảm giác đối với sự thay đổi từ môi trường bên ngoài.

Đây là khoảng thời gian phát triển mạnh mẽ của tất cả 5 giác quan trong cơ thể bé mặc dù một số cơ quan vẫn chưa đạt đến sự phát triển hoàn thiện. Những tiếng khóc, cười của bé lúc này không hẳn phản ánh những gì bé nhìn thấy hay nghe được mà đơn thuần chỉ là những phản xạ của các cơ quan cảm giác đối với sự thay đổi từ môi trường bên ngoài.

Mốc thứ 2: 8 tuần đầu đời

20130-5-moc-phat-trien2.jpg

Bé rất cần một vòng tay ấm áp để vỗ về.

Nhận thức của bé lúc này đã tiến lên thêm một bậc. Bé nhận ra rằng không phải tất cả mọi vật hoặc không gian xung quanh đều cố định và giống nhau mà chúng sẽ thay đổi tùy theo sự vận động, biến đổi của các đồ vật quanh nó. Bé có thể sẽ cảm thấy mất an toàn và sinh ra sợ hãi với điều này. Chính vì thế, bé rất cần một vòng tay ấm áp để vỗ về. Đó là lý do vì sao nhiều trẻ trong giai đoạn này luôn quấn lấy mẹ không rời.

Mốc thứ 3: 12 tuần

20131-5-moc-phat-trien4.jpg

Bé bắt đầu vận động cơ thể và làm quen với những động tác mới.

Bé bắt đầu vận động cơ thể và làm quen với những động tác mới. Trong giai đoạn trước, nếu bé đã bắt đầu “manh nha” thực hiện một vài cử động cơ bản thì đến lúc này bé sẽ tiếp tục phát triển và thuần thục hơn.

Khi đã bắt đầu điều khiển được các bộ phận trên cơ thể mình, bé sẽ hiểu ra rằng bé kiểm soát được chúng. Đây là lúc bạn có thể gọi những cử động cơ bản của trẻ là kỹ năng. Thỉnh thoảng, bạn sẽ thấy bé khúc khích hoặc cười vang. Đó là lúc bé khám phá hoặc đã đạt được một điều gì đó. Giai đoạn này cũng là lúc trẻ bắt đầu đưa mắt hóng chuyện và cười sặc sụa khi bố mẹ đùa giỡn cùng.

Mốc thứ 4: 19 tuần

20133-5-moc-phat-trien7.jpg

Đôi mắt của bé không rời khỏi những đồ vật liên tục chuyển động và thậm chí bé còn tìm cách để với lấy bằng được món đồ.

Lúc này, bé đã cầm nắm rất chắc bất cứ món đồ vật nào trong tay. Đôi mắt của bé không rời khỏi những đồ vật liên tục chuyển động và thậm chí bé còn tìm cách để với lấy bằng được món đồ. Đây chính là giai đoạn của tất cả những khám phá bằng miệng và tay với các hành động mút, cắn, cầm, sờ, nắn, bóp.

Mốc thứ 5: 26 tuần

20132-5-moc-phat-trien6.jpg

Bé đã phát hiện ra mối tương quan giữa các đồ vật.

Đến thời điểm này, bé đã phát hiện ra mối tương quan giữa các đồ vật. Chẳng hạn, bé hiểu rằng muốn con vật đồ chơi kêu bíp bíp cần phải nhấn vào nó. Song song đó, bé cũng đã bắt đầu nhận ra những mối liên hệ phức tạp hơn giữa các đồ vật như: có thể bỏ lon sữa nhỏ vào lon sữa lớn hơn, có thể vặn nút chai và miệng chai hay có thể cắm đầu một vật vào một chiếc lỗ khác để tạo ra hiệu ứng nào đó. Do đó, trẻ bắt đầu có những hành động nghịch phá hơn đối với những món đồ xung quanh như ném chúng thật xa, phá vỡ chúng, bóp nát chúng…

Những bước phát triển này tuy nằm trong quá trình phát triển tự nhiên của bé nhưng nếu thiếu những hỗ trợ bên ngoài từ nguồn dinh dưỡng và các các động thái trợ giúp của mẹ, chúng có thể sẽ diễn ra chậm hơn. Chính vì thế, mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để vui chơi cùng bé, tạo cho bé sự thích thú khi khám phá khả năng kiểm soát cơ thể hoặc khám phá về những mối liên hệ khác nhau giữa các đồ vật. Thường xuyên cho bé nghe nhạc, đọc truyện cho bé cũng là một cách thức rất tốt để mẹ đặt nền tảng ngôn ngữ ở nơi trẻ trong hành trình phát triển trí tuệ này.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI