5 bí quyết nuôi dạy con của chuyên gia tâm lý Đại học Harvard

Với những kiến thức nuôi dạy con được cập nhập liên tục trên mạng, nhiều bà mẹ áp dụng chúng đã trở nên những “kẻ lạc lối”. Họ mất phương hướng trong hàng tá công việc cần làm để nuôi dạy con theo đủ mọi phương pháp. Và rồi chính họ cũng không hiểu mục đích sau cùng của những việc làm ấy là gì.

banner ads

Xu hướng dạy con theo “trào lưu” của các cha mẹ hiện đại

5947-day-con.jpg

Nhiều cha mẹ chạy dạy con theo trào lưu mà không biết mục đích sau cùng là gì.

Nhiều người mẹ hiện đại tham gia vào các hội nhóm để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm nuôi dạy con. Họ có thể cập nhập rất nhanh mọi phương pháp giáo dục từ Nhật Bản, đến Đức, Mỹ, Pháp và cả Do Thái…Những cái tên của các phương pháp đó như Shichida, Montessori, Glenn Doman hay Reggio Emilia được các mẹ đọc làu làu như máy.

Trong số đó, những người áp dụng thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phần còn lại không đủ kiên nhẫn để theo đuổi đến cùng một phương pháp mà cứ chạy hết đầu này lại trở sang đầu kia. Kết quả là chính con họ lại trở thành một sản phẩm tạp của mọi phương pháp và tất nhiên là chẳng đi đến đâu.

Có một điều dễ nhận thấy ở tâm lý các bậc làm cha mẹ là ai cũng muốn con mình thông minh hơn người. Và để đạt được điều này, họ sẵn sàng cho con mọi thứ từ việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, dạy con khả năng tiếp thu từ bé, cho con tiếp xúc nhiều phương tiện kích thích trí não, thậm chí khi vui chơi con cũng phải tập tư duy để phục vụ cho việc học hỏi.

Bạn hãy thử nghĩ xem tất cả điều đó đã tốt con chưa hay chỉ mang lại những tác dụng ngược mà có khi cả chính bạn cũng phải rơi nước mắt?

Đánh đồng chuyện dạy con với việc tạo nên những thiên tài

Richard Weissbourd, chuyên gia tâm lý của Đại học Harvard quan niệm điều cốt yếu trong việc nuôi dạy con cái không phải là làm cách nào để con trở thành những thiên tài mà phải làm sao để giúp chúng trưởng thành trong sự tử tế và lòng nhân hậu.

Chính Weissbourd đã tiến hành một cuộc thăm dò trên các bậc cha mẹ và ông nhận thấy rằng họ thực sự bị ám ảnh về thành tích của con ở trường lớp. Có một sự chênh lệch đáng kể giữa niềm tự hào với điểm số đạt được và niềm hạnh phúc khi con biết chia sẻ tình cảm với người khác bằng những hoạt động từ thiện.

Weissbourd đã đặt ra câu hỏi cho các phụ huynh phải suy nghĩ rằng “Tại sao những phẩm chất về lòng yêu thương và sự quan tâm đến người khác lại cần thiết?”. Và chính ông đã trả lời cho họ: “Vì đó là cách bạn giúp trở thành người tốt”.

Theo ông, một đứa trẻ khi sinh ra tốt hay xấu không ai được phép khép chúng vào một định kiến hoặc khi thấy khó khăn trong việc giáo dục lại dễ dàng đầu hàng.

5 bí quyết nuôi dạy con theo chuyên gia tâm lý của Đại học Harvard - Richard Weissbourd

Theo Weissbourd, việc dạy con nên theo những tiêu chí sau:

1. Đặt lên hàng đầu việc quan tâm đến người khác

5948-giup-do-nguoi-2.jpg

Luôn luôn nhắc nhở với trẻ về hành vi quan tâm đến người khác.

Cha mẹ phải là người cảm thấy vui trước hết vì con là người biết sống vì người khác. Trẻ em cần phải nhận ra nhu cầu của người khác để tìm cách cân bằng nó với nhu cầu của bản thân dù cho đó là việc bảo vệ bạn bị bắt nạt hay cân nhắc cho bạn mượn một quả bóng.

Bố mẹ hãy trở thành tấm gương và luôn luôn nhắc nhở với trẻ về hành vi quan tâm đến người khácvới trẻ về hành vi quan tâm đến người khác. Hãy thử đặt ra một “cam kết” và dạy trẻ tuân thủ nó cả khi trẻ không vui. Ví dụ, con bạn muốn bỏ đội bóng hoặc rời ban nhạc ở trường, bạn nên hỏi xem chúng đã suy nghĩ kỹ chưa về những thiệt hại đem đến cho những người ở lại trong tập thể đó. Tất nhiên, đừng quên khuyến khích trẻ giải quyết rắc rối trước khi có quyết định từ bỏ.

Thay vì nói “Miễn sao là con thấy vui”, hãy thay đổi: “Quan trọng hơn cả là con sống trách nhiệm”.

Hãy giúp trẻ đối xử công bằng với những người nhỏ hơn ngay cả những lúc chúng muốn cáu gắt vì mệt mỏi.

Luôn nhắc nhở trẻ về tình yêu thương và sự tử tế giữa mọi người.

2. Tạo cơ hội để trẻ thực hiện hành vi của tình yêu thương

Không bao giờ quá sớm hoặc quá muộn để làm một người tốt. Trẻ không thể hình thành một nhân cách tốt nếu không có sự dạy dỗ.

Và sự dạy dỗ tốt nhất chính là thực hành. Chúng cần thể hiện sự chăm sóc, quan tâm đến người khác cũng như tỏ lòng biết ơn với những gì nhận được. Theo các nhà nghiên cứu tâm lý, những người biết ơn là thường là những tấm lòng đầy vị tha, tận tụy với người khác và sống hào hiệp. Và đó là bí quyết hạnh phúc của họ.

Mọi việc làm từ giúp bạn học bài, đưa người già qua đường, nhặt của rơi trả lại, vỗ về an ủi khi bạn bị tổn thương…Tất cả đều có thể trở thành một bản năng trong hành vi con người của trẻ.

5949-giup-me-viec-nha.jpg

Để trẻ làm việc nhà như việc chúng nên làm.

Thay vì thưởng cho trẻ với những việc nhà giúp đỡ bố mẹ hãy để trẻ thực hiện chúng như việc nên làm.

Chỉ cho chúng thấy những mặt trái từ những hành vi lãnh đạm, thờ ơ trong cuộc sống.

Trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy và khi nhận được món quà từ ai đó hãy dạy cho trẻ sự biết ơn trong cuộc sống.

3. Mở rộng mối quan tâm của trẻ

Trẻ em thường được bao bọc trong phạm vi gia đình. Điều này khiến chúng sống khép kín và trở nên ích kỷ. Hãy giúp chúng bước ra khỏi vòng khép đó và học cách mở lòng.

Hãy chỉ cho trẻ những điều mới mẻ trong cuộc sống, nhìn ra xung quanh để biết người nào cần đến sự giúp đỡ.

Khuyến khích trẻ yêu mến những con người lao động vất vả, những người khốn khó.

Dùng các kênh truyền thông để thông qua những hoàn cảnh thương tâm khơi gợi lòng trắc ẩn cho trẻ.

4. Bố mẹ hãy trở nên tấm gương cho con

5951-yeu-thuong.jpg

Bố mẹ hãy trở nên tấm gương yêu thương cho con trẻ.

Trẻ nhìn thế giới như một tấm gương. Bạn không thể kỳ vọng con mình tốt nếu bạn thường xuyên có những hành vi xấu, lúc nào cũng tỏ ra hằn học với người khác, sẵn sàng trút giận lên người khác vì những bực dọc của cá nhân.

Nếu có điều kiện, bạn có thể đưa trẻ đến những nhà tình thương để trẻ nhìn thấy sự quan tâm, yêu thương bạn dành cho những người kém may mắn. Chúng sẽ học được ở bạn bằng nhiều cách.

Khi bạn mắc sai lầm hãy thẳng thắn nhìn nhận và cần thiết cũng phải nói lời xin lỗi để trẻ thấy bạn thực sự đáng noi gương.

5. Giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực

Là con người, ai cũng có lúc bị sự giận dữ, hổ thẹn, ghen tỵ lấn át. Và trẻ con càng phải đối diện với những cung bậc cảm xúc này thường xuyên. Vì thế, hãy giúp trẻ tiết chế. Có một nhà giáo dục đã dạy học sinh của mình tiết chế sự giận dữ như sau.

Bà đưa cho cậu học sinh nhỏ của mình một chiếc lọ nhỏ đựng nước được cột vào một sợi dây và quàng vào cổ cậu như một sợi dây chuyền trang sức. Bà dặn cậu mỗi khi nổi cơn giận hãy hít thở thật sâu, thở ra đường miệng. Sau đó, đưa chiếc lọ lên uống một ngụm, nghỉ; uống ngụm thứ hai, nghỉ; uống ngụm thứ 3 và dừng.

Kết quả cậu bé từ một người hay nổi đóa đã trở nên điềm tĩnh và làm mọi việc rất sáng suốt.

Bạn hãy thử cách này với con của mình. Sau khi chúng nguôi giận hãy cho trẻ cơ hội được bày tỏ lý do để giải tỏa hết tất cả.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI