5 bí quyết giúp bạn trở thành những ông bố, bà mẹ hoàn hảo

Dường như ai trong chúng ta cũng đang cố né tránh cụm từ “hoàn hảo” nhất là trong vai trò của những ông bố, bà mẹ. Tuy nhiên, việc trở nên hoàn hảo không phải là không tưởng đối với những ai luôn biết cố gắng vì các con mình.

banner ads

1. Đặt ra những giới hạn khôn ngoan

Giao cho con trách nhiệm

17600-bo-me-hoan-hao-5.jpg

Bạn hãy thử giao cho trẻ một việc nào đó. Đảm bảo sau tất cả mọi thứ chỉ có bạn là người sẽ ngạc nhiên từ đầu đến cuối.

Đừng bao giờ cho rằng khái niệm về trách nhiệm chỉ người lớn mới có thể gánh vác nổi. Bạn hãy thử giao cho trẻ một việc nào đó. Đảm bảo sau tất cả mọi thứ chỉ có bạn là người sẽ ngạc nhiên từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, cần lưu ý về những việc vừa sức bé và thật an toàn nhé!

Để con được tự lập

Rồi sẽ đến lúc bạn phải để trẻ tự làm mọi việc cho mình. Vì thế, nếu tập cho bé tự làm mọi việc càng sớm sẽ càng có lợi cho bé về sau. Hãy để bé được bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như tự cột dây giày, tự mặc quần áo, tự xếp chăn mùng mền… Thậm chí, khi cùng bạn đi mua sắm trong siêu thị, bé có thể giúp đỡ mẹ xách những món đồ vừa sức mình. Đây là những việc mà các trẻ em ở các nước phương Tây luôn được dạy ngay từ tấm bé đấy!

Để bé tự đứng dậy

Bạn có thể là người giúp đỡ bé nhưng không phải trong mọi lúc và ở mọi nơi. Khi thấy bé vấp ngã trong những lần chạy nhảy trong vườn, bạn không cần phải sốt sắng đến đỡ bé dậy. Việc phải học cách tự đứng lên sẽ giúp bé mạnh mẽ hơn và không phụ thuộc vào bất kỳ ai khi còn có thể đứng được trên đôi chân của mình. Đây chỉ một sự khởi đầu rất nhỏ cho những bài học lớn hơn về sau của bé.

Kỷ luật không nước mắt

Kỷ luật sẽ giúp bé vào khuôn khổ nhưng không có nghĩa phải dùng đến hình phạt. Đòn roi không khiến trẻ sáng ra mà chỉ làm bé thu mình trong sợ hãi. Trẻ cần được dạy dỗ và khuyên nhủ về cách cư xử trong cuộc sống và giới hạn của những hành vi để biết nên hành động thế nào cho đúng mực.

Chọn lọc những tranh luận

Bạn không nhất thiết phải kéo dài những tranh luận về các chuyện vặt vãnh nhưng hãy để dành lời lẽ khôn ngoan để thẳng thắn và dứt khoát với con về những hành vi thô lỗ, bạo lực, trái lẽ phải.

2. Dành thời gian cho con nhiều hơn nữa

Chơi cùng con

17601-bo-me-hoan-hao-1.jpg

Sự gần gũi của bố mẹ vẫn là niềm mong mỏi lớn nhất của trẻ.

Trẻ sẽ thực sự đáng thương biết bao nếu bố mẹ chúng không phải là những người rộng rãi với chúng về thời gian. Đừng viện lý do bận để bỏ mặc trẻ cho những người giúp việc hoặc cho ông bà. Bởi dù có ai bên cạnh chăng nữa, sự gần gũi của bố mẹ vẫn là niềm mong mỏi lớn nhất của trẻ.

Đọc sách mỗi ngày

Hình thành cho trẻ thói quen đọc sách và niềm yêu thích đối với sách là cách bạn giúp trẻ tìm được người bạn tốt nhất trong cuộc sống cũng như học hành. Vì thế, hãy tranh thủ chút thời gian trước lúc đi ngủ, đọc cho bé nghe về những câu chuyện cổ hoặc một vài mẩu thông tin thú vị về các con vật hoặc các loài hoa để bé được nuôi dưỡng trong văn hóa đọc.

Mỗi ngày một niềm vui

Bạn không cần bỏ ra đến hàng tiếng đồng hồ để vui chơi cũng bé. Hãy quy định một khoảng thời gian nào đó bạn có thể rãnh rỗi để được thể hiện tình yêu thương với bé bằng một vài nụ hôn và một vài câu hỏi xứng danh bố/mẹ chẳng hạn “Con có đói không?”, “Con thích cuối tuần này ba dẫn đi đâu chơi?”…

Bố và con

Ngoài tình yêu thương và sự chở che của mẹ ra, sự chăm sóc và quan tâm của bố sẽ giúp bổ trợ một phần tính cách mạnh mẽ và can trường trong con người bé.

Ấn tượng khó quên

Lời bạn căn dặn có thể bé sẽ chóng quên nhưng nếu chỉ cần nhắc đến những ấn tượng về một dịp nào đó hẳn bé sẽ nhớ hoài. Vì thế, hãy cố gắng tạo ra những ấn tượng trong cuộc sống và dạy trẻ những bài học thiết thực từ những lần như vậy.

3. Trở thành tấm gương mẫu mực cho con

Hình mẫu lý tưởng

17602-bo-me-hoan-hao-3.jpg

C hính bố mẹ chứ không ai khác sẽ là những người hình thành trong trẻ phong cách sống, đạo đức sống và lý tưởng sống.

Bạn đã nghe “cha nào con nấy” rồi đấy! Chính bố mẹ chứ không ai khác sẽ là những người hình thành trong trẻ phong cách sống, đạo đức sống và lý tưởng sống. Do vậy, bạn hãy thực sự nhìn lại mình trong gương và hình dung xem bạn muốn con giống mình theo cách nào nhé!

Sống hòa hợp với môi trường

Môi trường chính là những gì bé đang hít thở, nhìn ngắm, tiếp xúc hàng ngày ... Nó có tốt hay tốt cho con bạn cũng còn phụ thuộc vào cách bạn đối xử với nó ra sao và dạy con cư xử lại như thế nào. Một lúc nào đó, khi tất cả mất đi bạn sẽ thấy hối tiếc cho con mình vì chúng vẫn còn tương lai dài phía trước. Do đó hãy trở thành một người yêu môi trường trước hết.

Luôn nói sự thật

Bạn không thể nói dối bé hoặc tất cả mọi người mà vẫn có thể mạnh miệng dạy bảo con phải trung thực. Nếu bạn không muốn mình trở thành nạn nhân của những trò nói dối từ chính con mình, hãy trở thành một người luôn tôn trọng sự thật.

Tự do thể hiện tình cảm vợ chồng

Trẻ sẽ rất hạnh phúc nếu chúng được nhìn thấy bố mẹ mình chăm sóc cho nhau. Những cái ôm, những nụ hôn trước mặt con không phải là điều gì đáng xấu hổ mà ngược lại bạn nên cảm thấy vui vì bạn đang làm rất tốt vai trò của những ông bố, bà mẹ trong gia đình.

4. Khen thưởng con cũng cần nghệ thuật

Khen ngợi phải rõ ràng

Đừng chỉ nói chung chung “Con giỏi quá!”, “Con thật tuyệt!”… mà hãy nói cho bé biết chúng được khen ngợi vì việc gì. Một điều cụ thể bao giờ cũng sẽ có lợi hơn những gì quá mơ hồ.

Cổ vũ tích cực

17603-bo-me-hoan-hao-6.jpg

Những cái vỗ tay, những cái xoa đầu, những nụ hôn chân thành sẽ đem lại hiệu quả khích lệ cao hơn.

Mỉm cười trong lòng cũng là một cách để bạn sống với niềm tự hào của mình. Nhưng nếu chúng được vỡ òa thành những tràng pháo tay nồng nhiệt hay những cái xoa đầu, những nụ hôn chân thành sẽ đem lại hiệu quả khích lệ cao hơn bạn nghĩ đấy!

Lời tán dương thì thầm

Ngược lại với những tràng pháo tay ầm ĩ trên, đôi lúc bạn cũng chỉ cần một thầm thì cũng đủ để trẻ biết mình đang được tán dương. Một cách rất hay mà bạn có thể bật tín hiệu khen ngợi cho bé biết là hãy giả vờ quên đi sự có mặt của bé và kể những thành tích của bé cho bố, ông bà hoặc hàng xóm nghe. Đảm bảo với cách này bé sẽ thích mê cho xem.

5. Tin vào bản năng làm cha mẹ của mình

Cho phép mình nghỉ ngơi

Việc chăm sóc con sẽ có lúc quật ngã bạn nếu bạn không biết dành cho mình những khoảng nghỉ. Không việc gì bạn phải áy náy vì thỉnh thoảng lại bỏ bê con cái đi chơi một mình hoặc không nấu nướng gì cho bố con mà lại mua đồ ăn bên ngoài về dùng.

Bản năng làm mẹ

Linh tính của một người mẹ sẽ mách cho bạn biết khi nào con cái đang có sự lệch lạc về hành vi. Hãy tin điều đó 100% và hành động ngay mà không cần ai phải khuyên nhủ nhiều.

Học cách từ chối

Từ chối một lời mời từ đồng nghiệp hay bạn bè để ở nhà để làm một món thật ngon và cùng thưởng thức với bố con vào dịp cuối tuần sẽ là một quyết định không bao giờ bạn phải hối tiếc.

Không chất nhận sự bất kính

Đừng bao giờ cho bé trẻ gạt bằng ranh giới và sự tôn kính cần thiết dành cho bố mẹ, ông bà. Khi thấy bất kỳ một thái độ vô lễ, bất kính phạm vào ranh giới này, bạn hãy nghiêm khắc sửa dạy trẻ ngay nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI