4 sai lầm phổ biến khi hạ sốt cho trẻ khiến bệnh càng nặng hơn

Sốt là triệu chứng, không phải là bệnh. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách hạ sốt an toàn, khiến tình trạng của trẻ nặng hơn.

banner ads

48425-cach-xu-tri-khi-tre-bi-sot-cuc-don-gian.jpg

Lạm dụng thuốc hạ sốt đặt hậu môn nguy hiểm hơn mẹ nghĩ

1. Lạm dụng thuốc đặt hậu môn

Thuốc đặt hậu môn được nhiều mẹ sử dụng trong việc hạ sốt cho trẻ sơ sinh. Nguyên nhân, nhiều mẹ lo trẻ không muốn uống thuốc bằng đường miệng nên sử dụng thuốc đặt hậu môn là cách hạ sốt tốt nhất.

Ngoài ra, các mẹ đều cho rằng đặt thuốc vào hậu môn, thuốc sẽ không đi qua gan và sẽ không lo trẻ bị bệnh về gan. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, thuốc đặt hậu môn vẫn thấm vào máu và đi qua gan. Vì vậy, nếu mẹ lạm dụng có thể gây ngộ độc cho trẻ.

2. Chườm đá lạnh

Khi trẻ nóng sốt, nhiều phụ huynh lấy nước đá chườm lạnh với mục đích giúp cơ thể trẻ hạ nhiệt. Hoặc các mẹ dùng miếng dán lạnh để dán vào tránh giúp con hạ nhiệt. Tuy nhiên, thực tế miếng dán lạnh hay chườm lạnh không phải là thuốc hạ sốt và cũng không giúp trẻ hết sốt. Cũng theo các bác sĩ, trước đây chúng ta thường áp dụng cách này để hạ sốt, nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc hạ sốt này chỉ có tác dụng trong 1 giờ đầu và không hề làm trẻ giảm sốt sau đó. Thậm chí, trẻ còn cảm thấy mệt, quấy khóc và dẫn tới những biến chứng nặng nề hơn.

banner ads

3. Ủ, mặc nhiều quần áo

Khi trẻ sốt có hiện tượng run hoặc co giật, kêu lạnh, nhiều cha mẹ vội vàng trùm kín chăn hoặc mặc nhiều quần áo ấm cho trẻ hết lạnh. Hành động này vô cùng nguy hiểm vì có thể khiến trẻ sốt cao co giật hơn.

Nếu không kịp can thiệp có thể khiến trẻ bị co giật cao, dẫn tới tổn thương não, gây nên chứng động kinh.

4. Sốt nhẹ cũng cho uống thuốc

48424-anh-1.jpg

Trẻ sốt nhẹ không nên cho uống thuốc

Sốt là triệu chứng không phải là bệnh. Sốt đôi khi còn là dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể trẻ đang sản sinh ra kháng thể để chống lại vi khuẩn, virus tấn công vào cơ thể. Vì vậy, khi thấy trẻ sốt từ 37 - 38,4 các mẹ không cần lo lắng và cho uống thuốc ngay. Chỉ khi nào trẻ sốt từ 38,5 trở lên mới cần phải uống thuốc và cho trẻ đi khám.

Trong trường hợp sốt nhẹ, mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi để cơ thể tăng sức đề kháng và chống lại virus gây bệnh.

Khi trẻ sốt, mẹ tuyệt đối không kiêng nhiều đồ ăn vì có thể dẫn tới thiếu chất, sức đề kháng giảm. Ngoài ra, khi sốt, men tiêu hóa bị ức chế nên trẻ không có cảm giác thèm ăn, do đó các mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm lỏng, dễ tiêu. Với trẻ bú mẹ thì cho bú liên tục để bù nước, trẻ ăn dặm thì cần cho uống nhiều nước hơn bình thường để cơ thể hạ nhiệt. Có thể bổ sung bằng nước dừa, ăn thêm các loại quả như cam, quýt, bưởi...

Nếu trẻ sốt 2 ngày không khỏi, uống thuốc vẫn sốt thì cần đưa ngay tới phòng khám chuyên khoa nhi để được thăm khám, điều trì và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc khi không kê theo đơn vì có thể gây ra tình trạng bệnh nặng hơn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI