Rau xanh để lâu
Đừng cố mua rau một lần và chất chúng trong tủ lạnh để dùng dần vì tiết kiệm thời gian. Rau xanh càng để lâu càng mất đi chất dinh dưỡng có trong chúng. Ví dụ các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20oC trong1 ngày.
Rau là món ăn ngon nên được chế biến đúng cách.
Nếu bắt buộc phải tich trữ rau thì nên để chúng ở nơi thoáng mát, khô ráo và không có ánh nắng mặt trời nhé.
Xào nấu quá lâu
Các dưỡng chất có trong rau, nhất là vitamin cũng dễ dàng bị phân hủy nếu bạn xào nấu rau quá lâu. Nên đun rau với lửa lớn để nhanh chín và không nên dùng nhiều nước làm thất thoát vitamin.
Cắt rau xong không nấu ngay
Vitamin trong rau cũng nhanh chóng bay hơi nếu bạn cắt rau xong mà không nấu ngay đấy.
Nhặt bỏ lá rau
Lá rau có nhiều dưỡng chất quan trọng, chính vì vậy việc chế biến rau mà bỏ bớt lá đi là các chế biến khá lãng phí. Bạn nên tận dụng cả cây rau nhé.
Chỉ ăn cái, bỏ nước
Một số người chỉ ăn cái và hay bỏ nước các món rau nấu canh hay um, xào. Thế nhưng dinh dưỡng trong rau khi đun nấu với nước lại được hòa tan đa số vào nước, đừng bỏ phí nguồn dinh dưỡng này.
Chần qua rau rồi nấu cho an toàn
Việc chần rau qua nước sôi rồi nấu là cách nhiều bà nội trợ hay áp dụng với tâm lý khử trùng cho rau. Nhưng trên thực tế, cách này không chỉ làm cho rau xấu đi mà còn khiến rau mất dưỡng chất cũng như các chất phòng bệnh chỉ có trong rau.
Rửa rau 3 nước là sạch
Cách tốt nhất là nên ngâm rau vào nước muối để sát khuẩn chứ không phải rửa rau 3 lần là yên tâm. Ba lần rửa rau chỉ giúp loại bỏ các chất bẩn bám trên rau nhưng khó tẩy đi các vi trùng hay chất hóa học bám trên rau.
Thường xuyên ăn salad và rau sống
Các món rau sống không thể chế biến ở nhiệt độ cao, chính vì vậy các chất có hại trong chúng cũng dễ tồn đọng hơn. Do đó bạn cũng nên tránh ăn rau sống nhiều để tránh tích tụ chất độc cho cơ thể.
Ăn cà chua trước bữa ăn
Cà chua nên được dùng sau bữa ăn. Nếu ăn trước bữa ăn có thể khiến cho nồng độ axit tăng, gây giãn nở dạ dạy và dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, khó chịu cho dạ dày.
Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước
Với loại nấm này bạn đừng nên rửa quá sạch hoặc ngâm nước. Chúng sẽ mất đi thành phần dinh dưỡng quý giá là ergosterol có trong chúng đấy. Bạn cũng không nên chế biến nấm hương với nồi sắt hay nồi đồng nhé.
Các món rau nên được dùng khi vừa mới chế biến xong.
Cắt rau xong mới rửa
Rau nên được rửa sau rồi cắt để bảo đảm vitamin còn nguyên vẹn. Cắt rồi mới rửa khiến rau thất thoát lớn lượng vitamin đấy.
Gọt bỏ hết vỏ rau củ
Nhiều người gọt bỏ sạch vỏ rau củ để đảm bảo loại bỏ sạch chất bẩn và vi khuẩn. Nhưng trên thực tế một số loại rau củ như bí đỏ, cà rốt, cà tím… có vỏ chứa nhiều vitamin C hơn hẳn các bộ phận còn lại. Nếu vỏ quá cứng và không nấu mềm được thì mới cần gọt vỏ, không thì hãy rửa sạch để dùng là được bạn nhé.
Dùng lửa nhỏ xào rau
Lửa nhỏ xào rau sẽ khiến vitamin C và B1 bị mất đi. Do đó khi xào rau nên dùng lửa to. Một số loại rau nên dùng để ăn sống như cà chua, xà lách, dưa chuột, không nên xào nấu.
Nấu xong rồi không ăn ngay
Rau khi nấu xong nên ăn ngay. Nếu để nguội sẽ mất đi lượng dưỡng chất rất lớn.
Ăn mướp đắng sống
Mướp đắng hay khổ qua không nên ăn sống vì axit oxalic có trong loại quả này làm cản trở sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Nên luộc loại quả này trước khi dùng. Trẻ nhỏ không nên ăn nhiều khổ qua.
Ăn quá nhiều rau bina
Rau bina cũng có thành phần chứa axit oxalic nên không nên ăn quá nhiều.
Ăn nhiều giá đỗ sống
Các loại giá đỗ khi ăn nên nấu chín. Ăn giá đỗ sống khiến bạn gặp các vấn đề như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
Lưu trữ tỏi tây đã nấu chín sang ngày hôm sau
Tỏi tây dễ trở thành chất độc hại nếu được trữ qua đên sau khi chế biến. Nitrate trong tỏi tây sẽ biến thành nutrite gây ngộ độc cho cơ thể.
Nấu rau quá kỹ
Nên xào nấu rau với lửa to.
Các món canh rau cũng nên nấu nhanh chóng. Nếu nấu quá lâu sẽ sản sinh ra độc tố và mất đi dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Nấu chung cà rốt với củ cải
Cà rốt và củ cải nấu chung sẽ khiến củ cải mất đi lượng vitamin C có trong nó.
Rau hẹ chín để quá lâu
Rau hẹ không nên để quá kaau sau khi chế biến vì chúng cũng sản sinh ra chất độc do chuyển hóa từ nitrat sang nitrit. Rau hẹ cũng không phải là món ăn cho người có đường tiêu hóa không tốt.
Dùng mọi loại rau làm nộm
Nhiều loại rau được sử dụng để làm món nộm. Nhưng cách chế biến tái sống này khiến người đung dễ bị mắc bệnh do hóa chất, sâu bệnh dễ lưu lại trên rau mà không được triệt tiêu trong quá trình nấu chín.
Nếu ưa thích món nộm bạn nên sử dụng rau có nguồn gốc rõ ràng, ngâm nước muối 10 phút khi rửa, để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
Yeutre.vn (Tổng hợp)