13 bí quyết của những mẹ có con đứng đầu lớp

Thành tích học tập của con cái rất đáng để ba mẹ tự hào. Tuy nhiên, để giúp con vừa vào khuôn khổ lại vừa có hứng trong chuyện học hành quả không hề đơn giản. Nhưng không phải không có cách…

banner ads

1. Giải trí phải đúng lúc

7593-giai-tri-phai-dung-luc.jpg

Cho con giải trí đúng lúc.

Bạn hãy thiết lập nguyên tắc sinh hoạt có lợi cho sự tập trung vào bài vở của con. Nhất thiết khi học bài không thể có chuyện đồng thời xem tivi. Những đoạn quảng cáo hấp dẫn sẽ làm bé mất tập trung, một trong những khả năng phải rèn luyện để có một kết quả học tập tốt.

2. Học tập có kế hoạch

banner ads

Ngay từ khi con bước vào lớp 1 mẹ cần phải dạy con hình thành thói quen này. Mẹ hãy tạo cho con thời gian biểu để bé sinh hoạt có khoa học và kỷ luật nhưng không thiếu giờ vui chơi. Như thế, khi ngồi vào bàn bé sẽ có đủ sức khỏe và tỉnh táo để tập trung học. Có thể đặt một quyển lịch ở bàn học của bé và để bé tự đánh dấu những nhiệm vụ quan trọng cần hoàn thành trong ngày. Việc để bé tự trang trí góc tập của mình cũng kích thích sự hiếu học của trẻ. Nếu bé chưa viết thành thạo, mẹ có thể làm giúp con làm việc này.

Việc học tập theo một kế hoạch sẽ giúp bé chủ động hơn và sáng dạ hơn.

3. Trang bị dụng cụ học tập cho con

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy bé cực thích thú với những đồ dùng học tập mới mẹ mua cho. Vì thế hãy khuyến khích việc học của bé bằng cách bổ sung những học cụ cần thiết như bút chì (bút mực), tẩy, sách, vở… Bạn có thể trao đổi với giáo viên, các bậc phụ huynh khác… để chọn mua dụng cụ học hợp lý cho bé. Nên nhớ giúp bé học cách giữ gìn và hình thành thói quen tiết kiệm ngay từ lúc này.

4. Tìm ra cách học tốt nhất với con

7591-tro-chuyen-voi-con-ve-nhung-dieu-be-doc-duoc.jpg

Giúp con tìm cách học tập.

Điều này thật không dễ. Để làm được, cha mẹ phải theo sát để hiểu bé. Thử xem bé học tốt hơn khi được ngồi một mình trong phòng yên tĩnh hay khi ngồi học cùng anh/ chị/ em khác trong nhà.

Ngoài ra, mẹ nên dạy con phương pháp học tập hiệu quả, ví dụ như: Tóm tắt ý chính của một bài viết, ghi ra những ý trọng tâm trong một cuốn sách, học theo biểu đồ, bảng biểu…

5. Học nhiều không bằng học đều

Cha mẹ cần theo sát việc học của con. Bạn có thể động viên bé hoàn thành bài tập về nhà trước bữa cơm tối nếu bé tan học sớm. Khoảng 15 phút làm bài một lần, bạn có thể cho bé nghỉ ngơi, kiểm tra và hỗ trợ quá trình làm bài cho con.

6. Dạy con kỹ năng đánh dấu thông tin trọng yếu

Nhiều bé học không hiệu quả là do lúng túng trước thông tin có được, không biết tóm tắt ý chính của bài học, ý nào quan trọng hơn ý nào. Nhiều bé thích viết tất cả những gì thầy cô giáo đã dạy trên lớp. Vì thế, thông tin về bài học có thể lan man, không rõ ràng. Bạn có thể dạy bé viết những ghi chú quan trọng. Cách này hơi mất thời gian nhưng bé sẽ học được kiến thức theo cách sắp xếp riêng của bé.

7. Theo dõi dấu hiệu tâm lý của con trong quá trình học

7590-theo-doi-tam-ly-trong-qua-trinh-hoc-cua-con.jpg

Nên để bé có tâm lý thoải mái, bé sẽ học tập tốt hơn.

Bạn nên chú ý thái độ của con trong quá trình học, khi bé đang buồn bã hay tức giận thì bạn không nên ép con học. Nên để bé có tâm lý thoải mái, bé sẽ học tập tốt hơn. Bạn cũng nên chia đều phần bài tập ra để không tạo cảm giác mệt mỏi dành cho bé

8. Không bao giờ thử làm bài hộ con dù chỉ một lần

Nhiều người thấy con học hành vất vả lại nảy sinh tình thương không đúng chỗ là làm luôn bài cho con. Nên nhớ, bạn chỉ có thể kiểm tra kết quả bài tập toán sau khi bé đã hoàn thành. Nên nhớ, bạn cần để bé tự làm bài, tự suy nghĩ và chỉ giúp đỡ khi bé thật sự cần đến bạn. Thỉnh thoảng, bạn nên quan tâm đến con bằng cách đặt câu hỏi: “Kết quả bài kiểm tra toán của con thế nào?”, “Con đã có kết quả bài chính tả chưa?"...

9. Hãy trò chuyện với con về những điều bạn đọc được, nghe được

Tất cả những gì bạn thấy thú vị đều trở thành nguồn cảm hứng để chia sẻ cho con những điều bổ ích nhất. Vì thế ngoài việc cho con học, bố mẹ cũng cần làm bạn với sách, mở rộng kiến thức bằng những phương tiện hiện đại sẵn có. Đừng để con muốn hỏi cũng không biết hỏi ai.

10. Tạo cơ hội để con tiếp xúc với nhiều lĩnh vực khác nhau

7589-tao-co-hoi-cho-be-tiep-xuc-voi-linh-vuc-khac.jpg

Tạo cơ hội để con tiếp xúc với nhiều lĩnh vực khác nhau.

Âm nhạc, kịch, thể thao, bào tàng, du lịch, khiêu vũ, thức ăn, xếp hình là những ví dụ điển hình… Một đứa trẻ càng ít có cơ hội tiếp xúc với mọi thứ có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn cho cuộc sống trong tương lai của chúng.

11. Kịp thời động viên con

Một lời động viên đúng lúc đôi khi có ích hơn 10 lời thúc ép con học hành. Song song đó, bé cũng cần biết sự không hài lòng của cha mẹ nếu xao nhãng học hành. Khi cần thiết phải phê bình con, bạn cần đính kèm theo chỉ dẫn trực tiếp; chẳng hạn, thay vì quát: “Con viết chữ xấu thế” có thể nói: “Cô giáo sẽ không hiểu con viết gì nếu con viết thế này đâu”.

12. Giữ liên lạc với thầy cô

Đây là cách tốt nhất để các bố mẹ biết được tình hình học tập của con ra sao. Bởi thế mới có câu “Muốn con hay chữ hay yêu lấy thầy”. Đừng ngần ngại liên lạc và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để biết sức học của con, các môn năng khiếu con vượt con để đầu tư đúng đắn. Bởi lẽ nhiều bé không thể giỏi đều các môn nhưng lại rất vượt trội ở một môn nào đó.

13. Bố mẹ hãy là người thầy tốt nhất cho con

Cha mẹ nên tạo ra một tinh thần học tập đúng đắn. Khi bé ý thức được tầm quan trọng của việc học, bé sẽ ý thức việc học tập của chúng hơn, thái độ bạn tôn trọng và biết ơn thầy cô của chúng, chúng sẽ nỗ lực hết mình.

Bạn sẽ truyền “lửa” cho con nếu chính bạn tìm thấy niềm vui trong đọc sách, chúng sẽ rất ngưỡng mộ bạn nếu thấy bạn vận dụng được các kỹ năng và những gì học được vào thực tế, chúng sẽ nhận ra mối liên hệ giữa lý thuyết học được ở trường và cuộc sống hiện tại.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI