12 câu phải hỏi người yêu trước cưới nếu không muốn sau này ly dị

"Em nghĩ sao về việc anh xem phim nóng?", "Em có muốn cùng anh trả nợ"... là các câu nhất định bạn phải hỏi cô gái mình định lấy làm vợ.

banner ads

Cho dù vì ngại ngùng, thiếu quan tâm hay mong muốn duy trì sự bí ẩn lãng mạn, nhiều đôi không hỏi nhau những câu khó - điều giúp họ xây dựng nền tảng cho cuộc hôn nhẫn bền vững.

48924-talk-4835-1460941859.jpg

Ảnh minh họa: Familiesforlife.

Những mong đợi như trong phim hài lãng mạn thường khó để duy trì cuộc sống gia đình êm ấm. Thực sự, có nhiều câu các đôi cần hỏi nhau ngay từ lúc mới hẹn hò để xem mình có phù hợp với nhau không. Nhưng thực tế là hầu hết các cặp lại lảng tránh.

"Nếu bạn không giải quyết một vấn đề trước khi kết hôn, bạn sẽ phải đối mặt với nó khi đã thành vợ thành chồng", Robert Scuka, giám đốc điều hành của Viện hỗ trợ các mối quan hệ quốc gia của Mỹ cho biết. Thật khó để giữ bí mật mãi mãi và sự dè dặt trước đám cưới có thể dẫn đến những thất vọng về sau.

banner ads

Những câu hỏi dưới đây, khá riêng tư và đôi khi gây xấu hổ nhưng bạn cần nói với người yêu trước khi quá muộn, theo tờ New York Times:

Trong gia đình em/anh, khi có bất đồng, mọi người sẽ bình tĩnh thảo luận, đóng cửa im lặng hay ném bát đĩa?

Sự thành công của một mối quan hệ là dựa trên cách xử lý với những khác biệt, theo Peter Pearson, người sáng lập Viện nghiên cứu các mối quan hệ đôi lứa tại Mỹ. Vì tất cả chúng ta đều được định hình bởi gia đình mình, câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu liệu "nửa kia" có bắt chước cách giải quyết xung đột từ bố mẹ anh ấy hay tránh cách đó.

Khi chúng ta có con, anh sẽ thay tã cho con chứ?

Với câu hỏi về con cái, điều quan trọng là đừng chỉ nói những điều bạn nghĩ anh ấy/cô ấy muốn nghe, theo Debbie Martinez, chuyên gia về ly hôn, gia đình tại Mỹ. Trước khi cưới, các đôi nên thảo luận thành thật nếu muốn có con. Hai bạn muốn có bao nhiêu con, vào thời điểm nào, mỗi người sẽ đóng vai trò ra sao khi làm bố mẹ? Trò chuyện về các biện pháp tránh thai trước khi có kế hoạch mang bầu cũng là điều quan trọng.

Quá khứ với người cũ có ảnh hưởng tới tình cảm hiện tại?

Bradford Wilcox, giám đốc Dự án về Hôn nhân Quốc gia tại Đại học Virginia, Mỹ, từng có một nghiên cứu cho thấy, những người có nhiều mối quan hệ sâu sắc trước khi cưới thì dễ ly hôn và ít hạnh phúc trong hôn nhân. Có thể vì người đã có nhiều trải nghiệm chia tay nặng nề hay so sánh người hiện tại với quá khứ của họ. Đưa vấn đề này ra nói sớm có thể hữu ích. Tiến sĩ Klein cho biết, những ai "do dự trò chuyện cởi mở về quá khứ" có thể dễ ghen tuông thái quá hoặc hay phán xét. "Cách thực tế duy nhất là trò chuyện một cách thẳng thắn, yêu thương, rằng bạn chấp nhận việc người kia từng có quá khứ yêu đương trước khi đến với mình", ông nói.

Tôn giáo quan trọng như thế nào? Chúng ta nên tổ chức các ngày nghỉ lễ theo tôn giáo ra sao?

Nếu hai người có nền tảng tôn giáo khác nhau, mỗi người sẽ tiếp tục theo đuổi tôn giáo riêng của mình hay nhập theo người kia? Tiến sĩ Scuka từng làm việc với nhiều đôi để khuyến khích họ thành thật bàn bạc quanh vấn đề này.

Ngoài ra, các cặp vợ chồng dễ xung đột về truyền thống tôn giáo khi sinh con. Nếu muốn có con, bạn nên hỏi nhau xem trẻ theo tôn giáo nào. Sẽ tốt hơn nếu có một kế hoạch cụ thể.

Nợ của anh có là nợ của em? Em có sẵn sàng hỗ trợ trả cùng anh?

Việc biết rõ người yêu mình cảm thấy thế nào về khả năng độc lập tài chính hay liệu anh/cô ấy có mong đợi bạn riêng rẽ về tài chính không khá quan trọng, theo luật sư chuyên tư vấn về ly hôn, Frederick Hertz. Tiết lộ các khoản nợ là điều rất quan trọng. Tương tự, nếu thu nhập của hai người chênh lệch, nên tạo một ngân sách chung dựa trên sự cân đối giữa hai khoản thu nhập. Nhiều cặp thất bại khi thảo luận về việc chia sẻ tài chính, mặc dầu điều này vô cùng cần thiết.

Anh/em sẽ sẵn sàng chi tiền nhất cho một chiếc xe, một chiếc trường kỷ hay một đôi giày?

Các đôi nên chắc chắn là cả hai đều là người thận trọng hoặc táo bạo về tài chính. Khi hỏi câu này, bạn sẽ biết được sự quan tâm và "độ liều" của nửa kia trong việc đầu tư cũng như chi tiêu ngân sách.

Anh có chấp nhận "khoảng trời riêng" của em?

Bước vào hôn nhân, nhiều người hy vọng vừa giữ được quyền tự quản trong một số phạm vi cuộc sống vừa xây dựng sự gắn bó với vợ/chồng mình. Điều này có nghĩa là họ không muốn chia sẻ các sở thích của bản thân hay bạn bè riêng và nó có thể dẫn tới các căng thẳng và cảm giác bị từ chối nếu hai người không bàn bạc với nhau. Các đôi cũng có mong đợi khác nhau về những điều mang tính "riêng tư" và cũng cần được trò chuyện. Đừng ngại hỏi "nửa kia" xem khi nào anh/cô ấy cần được ở một mình nhất.

Hai người có thích bố mẹ nhau không?

Miễn là bạn và "nửa kia" có sự gắn bó, việc không hòa hợp với bố mẹ chồng/vợ có thể xử lý được, tiến sĩ tâm lý Scuka cho biết. Nhưng nếu một trong hai người không sẵn sàng giải quyết vấn đề này, nó có thể là điềm báo không tốt lành cho mối quan hệ.

Sex quan trọng với anh/em thế nào?

Các đôi thời nay mong đợi vợ/chồng mình sẽ duy trì tình dục nóng bỏng, điều mà trước đây không hề có, theo tiến sĩ Eisenberg. Trong một mối quan hệ lành mạnh, cả hai cần phải chia sẻ với nhau về nhu cầu, khao khát của mình cũng như "nửa kia". Nếu hai người có những mong đợi khác nhau về trải nghiệm sex, một số trao đổi là cần thiết để đảm bảo cả hai đều duy trì được thỏa mãn.

Mức độ chấp nhận việc tán tỉnh người khác? Nếu anh/em xem phim khiêu dâm thì có ổn không?

Tiến sĩ Klein cho biết, các đôi nên thảo luận về thái độ của mình về các văn hóa phẩm khiêu dâm. Sự thỏa thuận về các hành vi trong lĩnh vực này có thể và hầu hết là sẽ thay đổi sau khi cưới nhưng tốt hơn là nên đặt ra ranh giới từ sớm để cả hai cảm thấy thoải mái trò chuyện về vấn đề đó. Lý tưởng là, cả hai nên trò chuyện với nhau về sex như khi nói với nhau về những mối bận tâm thường ngày khác. Tiến sĩ Pearson gợi ý nên hỏi người yêu bạn một cách rõ ràng quan điểm của anh/cô ấy về các văn hóa phẩm khiêu dâm. Các đôi thường sợ hỏi về điều này từ khi mới bắt đầu yêu nhưng đây sẽ là chuyện có thể gây căng thẳng về sau.

Điều gì anh ngưỡng mộ em và điều gì ở em khiến anh bực bội?

Được ngưỡng mộ quá mức về một đặc điểm gì đó - nhất là những thứ dễ thay đổi, cũng có thể là một điều gây áp lực. Hôn nhân không chỉ là một cam kết gắn hai người lại với nhau. Họ còn phải đối mặt với nhau mỗi ngày và những khó chịu nhỏ nhỏ có thể sẽ tích tụ lại thành những bất đồng lớn. Bởi vậy, hãy chia sẻ ngay từ lúc chưa về chung một nhà, về những điều bạn yêu và cả những thứ bạn khó chấp nhận ở "nửa kia".

Trong suy nghĩ của anh, 10 năm nữa chúng mình sẽ thế nào?

Bạn hãy luôn nhớ rằng, câu trả lời cho câu hỏi này có thể giúp các đôi đương đầu với những xung đột hiện tại khi họ cùng hướng tới mục tiêu cuối cùng cho mối quan hệ, theo tiến sĩ Eisenberg.

Tiến sĩ Wilcox cho rằng thảo luận về điều này cũng là cách giúp các đôi nhìn lại khi sau này cân nhắc chuyện ly dị nếu mối quan hệ tệ đi hoặc không còn quan trọng với một trong hai người nữa.

Theo VNE

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI