1. Tuổi tác của bố mẹ
Yếu tố về tuổi của mẹ là một nguy cơ cao dẫn đến bệnh tình hoặc dị tật của trẻ.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Queensland, nước Úc cho rằng các bé là con của những ông bố đã trên 40 tuổi sẽ thường mắc phải những căn bệnh về thần kinh chẳng hạn như tâm thần phân liệt, biến dạng khuôn mặt hoặc biến dạng hộp sọ. Nếu may mắn không mắc phải dị tật, những trẻ có bố lớn tuổi khi vào đến môi trường học tập cũng sẽ cho thấy những yếu kém của mình trong khả năng tập trung, tư duy, lý luận và ghi nhớ.
Một cuộc nghiên cứu khác được thực hiện trên các trẻ tự kỷ cũng cho thấy yếu tố về tuổi của mẹ là một nguy cơ cao dẫn đến bệnh tình của trẻ. Theo đó, cứ một trường hợp có mẹ tăng thêm 5 tuổi so với độ tuổi sinh đẻ lý tưởng, tỷ lệ trẻ tự kỷ lại tăng lên 18%.
Như vậy, cả bố và mẹ tuổi cao đều có thể là một yếu tố nguy cơ đối dẫn đến những dị tật và các bệnh mà trẻ mắc phải.
2. Ngành nghề của bố
Theo các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học North Carolina, nhóm các ông bố có công việc gây nguy cơ cao như thợ sơn, thợ vẽ, nhiếp ảnh gia, thợ cắt tóc, nhà toán học và các trợ lý văn phòng sẽ dễ có khả năng sinh ra những đứa con dị tật hơn những ông bố làm các công việc khác. Giả thuyết họ đưa ra để lý giải cho điều này đó là do những lần tiếp xúc với các hóa chất cũng như những tác động vật lý học của các ngành nghề này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của tinh trùng và để lại hậu quả nặng nề nơi các con của họ.
Bố làm nghề thợ sơn có thể khiến IQ trẻ bị ảnh hưởng
3. Sinh non (chủ động hoặc bị động)
Tạp chí Pediatrics đã đăng một số nghiên cứu khoa học cho rằng các đứa trẻ sinh non vào tuần thứ 37- 38 thường đạt điểm cho kỹ năng đọc và làm toán ở trường học thấp hơn nhiều lần so với những trẻ đủ tháng. Cũng từ kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học hiện nay vô cùng phản đối việc tiêm thuốc dục sinh theo yêu cầu của các bà mẹ. Họ nhắc lại một cách rõ ràng rằng não của một đứa trẻ 36 tuần 6 ngày chỉ có kích thước bằng 2/3 não của một trẻ sinh đủ tháng. Và do đó, việc sinh sớm hơn bao giờ cũng sẽ ít nhiều làm giảm sự phát triển trí não.
4. Thiếu hụt dinh dưỡng
Cơ thể của trẻ luôn cần những dưỡng chất thiết yếu để hoạt động và phát triển.
Sự thiếu hụt sắt sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển oxy đến não và do đó sẽ làm cản trở hoạt động của não bộ.
Sự thiếu hụt I -ốt sẽ khiến các hormone tuyến giáp suy giảm đáng kể và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não.
Sự thiếu hụt canxi sẽ làm cho các xương của trẻ yếu đi, kỹ năng vận động hạn chế và hoạt động của hệ thần kinh vì thế cũng sẽ chịu ảnh hưởng.
Chính vì vậy, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu trong thai kỳ sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của bé.
5. Thiếu hụt acid folic
Acid folic có nhiều trong những loại rau xanh thẫm như rau chân vịt.
Trong quá trình hình thành các ống thần kinh, acid folic đóng một vai trò rất quan trọng. Sự thiếu hụt dưỡng chất này có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh và để lại những hậu quả vô cùng nặng nề cho bản thân của trẻ và gia đình. Do vậy, ngay từ trước và cả trong thai kỳ, người mẹ phải luôn luôn bổ sung đầy đủ dưỡng chất này thông qua viên uống bổ sung lẫn các loại thực phẩm: rau lá xanh thẫm, bông cải xanh, đậu lăng, các loại hoa quả và gan.
6. Thiếu hụt Vitamin D
Theo Viện Nghiên cứu Telethon, sự thiếu hụt vitamin D của trẻ trong thời kỳ bào thai có thể dẫn đến tình trạng yếu kém của đứa trẻ trong việc tiếp thu ngôn ngữ về sau. Nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng, hen suyễn… Chính vì thế, vitamin D luôn là một chất rất quan trọng đối với hệ thần kinh của thai nhi.
7. Thuốc
Aspirin có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu não rất nguy hiểm cho thai nhi nếu người mẹ uống phải thuốc này trong thai kỳ. Đó là lý do mà các bà mẹ mang thai luôn luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi muốn dùng bất cứ loại thuốc nào.
8. Tâm lý của mẹ
Tinh thần của người mẹ quyết định đến xu hướng phát triển của não bộ thai nhi.
Tinh thần của người mẹ là một trong những yếu tố quyết định đến xu hướng phát triển của não bộ thai nhi. Nó có thể phát triển theo chiều tích cực nếu người mẹ luôn vui tươi, thoải mái và lạc quan trong thai kỳ. Ngược lại, nó cũng có khả năng phát triển theo hướng tiêu cực nếu người mẹ luôn sống trong u uất, trầm cảm và thu mình hoặc luôn bực dọc. Hậu quả nặng nề và lâu dài có thể kể đến trong số này là tình trạng tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc-hành vi…
9. Thuốc lá và rượu bia
Chất nicotine có trong khói thuốc từ lâu đã được biết đến như một lưỡi hái tử thần. Nó có thể gây ra hiện tượng co thắt mạch máu, từ đó làm giảm lượng máu lưu thông và cản trở nguồn dinh dưỡng đến nhau thai. Nguy cơ dị tật của thai nhi sẽ tăng lên rất nhiều lần khi người mẹ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc.
Cùng với thuốc, rượu là một chất đầu độc thần kinh của thai nhi đến mức trầm trọng. Nó chẳng những ảnh hưởng lâu dài đối với khả năng tập trung, ghi nhớ, tư duy của trẻ về sau mà còn có thể trực tiếp là nguyên nhân dẫn đến những dị dạng và khuyết tật của trẻ.
10. Ô nhiễm
Các trẻ em có khả năng mắc bệnh tự kỷ cao hơn đến 2-3 lần nếu người mẹ tiếp xúc nhiều với khói bụi độc hại và trẻ sống trong môi trường ô nhiễm khi đã được sinh ra.
Mẹ sống trong môi trường khói bụi độc hại có thể khiến trẻ sinh ra mắc tự kỷ
11. Thuốc trừ sâu
Thật đáng buồn khi chính hàm lượng thuốc trừ sâu có trong thực phẩm dùng hàng này lại là nguyên nhân khiến trẻ em kém thông minh hơn. Người mẹ khi mang thai hít hoặc nhiễm phải loại thuốc này, khả năng dị tật của thai nhi cũng sẽ cao hơn và nặng nề nhất chính là những dị tật liên quan đến hệ thần kinh và não bộ của trẻ.
Sẽ không ai có thể giúp bạn tránh khỏi tất cả các nguy cơ này nếu chính bạn không phải là người chủ động lánh xa hoặc loại bỏ chúng. Vì lợi ích lớn nhất cho trí não của thai nhi, hãy là người mẹ thông thái trong các lựa chọn và quyết định của mình nhé!
Yeutre.vn (Tổng hợp)