11 món đồ trong nhà chứa nhiều vi khuẩn nhất

Miếng bọt biển, khăn lau bếp có thể chứa tới 7 tỷ vi khuẩn và bụi bám trên đèn chùm nhiều hơn các nơi khác tới 20%.

banner ads

1. Mặt trong của nắp bồn cầu

34146-1.jpg

Ảnh minh họa

Bạn thường chỉ xịt nước rửa xung quanh thành bồn cầu hay lau dọn mặt ngoài mà bỏ qua phía trong của nắp bồn cầu. Đó là nơi tích tụ vi khuẩn nhiều không kém các vị trí khác trên bồn cầu. Vì thề, nếu đã dành thời gian để làm sạch toilet, hãy bỏ thêm một phút cho vị trí này.

2. Tiền mặt

Có lẽ tiền là nguồn truyền bệnh ‘ngọt ngào’ nhất. Được truyền qua nhiều người, từ người bán thịt, cá cho đến chủ cửa hàng rau củ… Chúng ẩn chứa hàng loạt vi khuẩn gây mụn trứng cá, tả, thương hàn…

Trong các loại tiền, tiền giấy là bẩn nhất do đặc tính thấm hút và lưu giữ vi khuẩn cao. Tiền polyme chứa ít vi khuẩn hơn vì không thấm nước.

Những người thường xuyên phải tiếp xúc với tiền như nhân viên ngân hàng, chủ kinh doanh, thu ngân... nên thường xuyên rửa tay sạch bằng các chất tẩy rửa an toàn. Đồng thời, hạn chế thói quen vừa đếm tiền, vừa đưa tay lên miệng.

3. Phía đầu của vòi nước

34147-2.jpg

Ảnh minh họa

Nước khi chảy từ đường ống xuống để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày (tắm, nấu ăn...) đều đi qua một màng lọc lắp ở bên trong, đầu vòi nước. Không nhiều người có thói quen tháo rời phần đầu vòi nước này ra và vệ sinh thường xuyên. Lâu dần, nước đọng cùng các cặn bẩn két lại, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sử dụng hàng ngày. Vì thế, mỗi tháng vài lần, bạn nên tháo phần màng lọc này ra, ngâm trong dấm 15 phút rồi cọ sạch bằng bàn chải đánh răng.

4. Thớt

Một số nghiên cứu cho thấy lượng vi khuẩn ở thớt nhiều gấp 200 lần vi khuẩn trên bệ toilet. Chỉ rửa không bằng nước sau khi sử dụng không thể loại bỏ hết được vi khuẩn. Bạn cần trang bị 2 chiếc thớt trong nhà, một chiếc để chặt, thái đồ sống và chiếc khác dành cho đồ chín. Cần cọ rửa kỹ và làm khô thớt sau khi rửa.

Đối với thớt thái thực phẩm nấu chín, rau củ ăn sống... bạn có thể tẩy sạch bằng nước chanh hoặc hơ thớt trên bếp ga nóng để tiêu diệt các vi khuẩn còn sót lại.

5. Miếng bọt biển (khăn) lau bếp, rửa bát

34148-3.jpg

Ảnh minh họa

Theo một nghiên cứu của trường đại học Arizona (Mỹ), một miếng bọt biển có thể chứa tới 7 tỷ vi khuẩn trên đó. Vì thế, nếu không thường xuyên được giặt sạch, đây có thể nguyên nhân gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Sau khi sử dụng, bạn hãy nhúng miếng bọt biển vào nước có xà bông, bóp mạnh để sạch bọt và giặt kỹ dưới vòi nước. Tiếp theo, đặt nó trong lò vi sóng khoảng 3 phút với nhiệt độ cao để khử trùng. Bạn nên thực hiện tương tự với các loại khăn lau bếp khác.

6. Chăn, ga, gối đệm

Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, hơi thở và mồ hôi bám trên vỏ chăn, ga, gối tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Một chiếc gối mới tinh sẽ nặng gấp hai lần trọng lượng của nó sau 3 năm sử dụng. Lượng vi khuẩn trú ngụ trên đó có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng: sốt, eczema, hen suyễn…

Theo GS. Jean Emberlin – chuyên gia nghiên cứu về chứng dị ứng tại Trường đại học Worcester, Anh – thì sử dụng chăn, ga, gối đệm kém vệ sinh còn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng viêm mũi dị ứng, viêm xoang cho người sử dụng. Để tránh các nguy hại cho sức khoẻ, cần giữ gìn vệ sinh giường ngủ thường xuyên, ít nhất 6 tháng một lần và ngâm vỏ chăn, ga, gối trong nước sôi 60 độ trong ít nhất là 20 phút/ mỗi lần giặt.

7. Tay nắm cửa tủ lạnh

34149-5.jpg

Ảnh minh họa

Bạn có thường cầm vào tay nắm cửa tủ lạnh khi đi ngoài đường về, khi vừa cầm thịt sống, khi vừa chế biến thức ẳn... mà chưa rửa sạch tay? Thói quen này của nhiều người chính là đã tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn trên tay nắm cửa tủ lạnh. Vì vậy, hãy nhớ lau sạch nó mỗi ngày khi bạn vệ sinh nhà cửa.

8. Bàn chải đánh răng

Chẳng mấy ai trong chúng ta nghĩ đến chuyện vệ sinh bàn chải đánh răng, bởi cho rằng khi đánh răng bản thân bàn chải tiếp xúc với xà phòng đã sạch rồi. Tuy nhiên, đánh răng cũng khiến vi khuẩn trú ngụ ở lại bàn chải và do môi trường ẩm thấp trong nhà tắm khiến bàn chải là nơi ẩn nấp lý tưởng cho hàng triệu con vi khuẩn như E.coli, Candida...

Bàn chải bẩn dễ gây viêm nhiễm nướu. Vì vậy, bạn nên rửa bàn chải bằng nước nóng trước khi đánh răng, thay bàn chải mới định kỳ 3 tháng một lần.

9. Điện thoại

34150-dc115cd43ba8f0d5c279e9a08258dc99.jpg

Ảnh minh họa

Điện thoại di động là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn. Tờ Mashables cho biết, cứ 2,54 cm2 điện thoại thì có 25.000 vi khuẩn ẩn nấp. Con số này nhiều gấp 10 lần so với bồn vệ sinh trong toa lét.

Giải pháp là sử dụng vỏ, ốp chống khuẩn, từ bỏ thói quen 'ôm ấp' điện thoại cả ngày, thường xuyên lau chùi màn hình cảm ứng và bàn phím bằng khăn mềm.

10. Công tắc điện

Rất ít người để ý đến việc vệ sinh các công tắc điện trong nhà. Do chúng ta sử dụng công tắc điện bất cứ lúc nào kể cả khi tay bẩn hoặc sạch nên lâu ngày công tắc trở thành nơi trú ngụ của vô vàn vi khuẩn.

Vì thế hãy đặt lịch vệ sinh mỗi tuần nếu không có nhiều thời gian và trước khi bật công tắc bạn nên rửa tay sạch sẽ. Hoặc bạn có thể dùng những miếng dán và thay chúng mỗi tuần.

11. Lược chải đầu

34151-toc2315313850934721.jpg

Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu, mỗi nang tóc có thể chứa tới 50.000 vi khuẩn và những chiếc lược chải đầu kém vệ sinh có thể là nguyên nhân góp phần làm gia tăng lượng vi khuẩn đó. Bề mặt các răng lược thường xuyên tiếp xúc với chất nhờn tiết ra trên da đầu và rất dễ bám bụi. Nếu lâu ngày không được cọ rửa, chúng sẽ tạo thành môi trường tốt cho vi khuẩn cư trú và quay trở lại gây bệnh cho da đầu.

Các vấn đề thường gặp do các vi khuẩn gây ra cho da đầu bao gồm: viêm nang tóc, nổi mụn, ngứa... Để loại trừ nguồn bệnh và vi khuẩn có hại bạn nên ngâm lược trong nước sôi và cọ rửa thường xuyên bằng xà phòng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI