10 việc bố mẹ có thể giúp con cải thiện thành tích học tập

Có bố mẹ cùng đồng hành trong chuyện học tập sẽ giúp các bé nâng cao thành tích của mình hơn. Đó có thể là những lần theo sát con, cùng học tập với con nhưng quan trọng hơn hết chính bạn cũng cần trở thành tấm gương đáng soi rọi cho chính hành trình tìm tri thức của bé.

banner ads

Dưới đây là những điều bố mẹ cần lưu ý khi trở thành người đồng hành cùng con học tập:

1. Không vắng mặt trong những buổi họp phụ huynh và giữ liên lạc với thầy cô

18030-10-1.jpg

Dù có bận rộn đến thế nào bạn cũng hãy cố gắng sắp xếp tham dự các ngày họp phụ huynh.

Mỗi trường sẽ có quy định về các ngày họp phụ huynh khác nhau. Thông thường, cứ mỗi đầu năm và cuối năm các trường đều có những đợt họp phụ huynh cho từng khối lớp để thông báo những điều quan trọng và tạo mối dây liên kết giữa phụ huynh và nhà trường.

banner ads

Tuy nhiên, nếu thỉnh thoảng trong năm, bạn nhận được giấy mời họp phụ huynh thì đó có thể là một thông báo khẩn về thành tích học tập của bé hoặc những sai phạm bé đã mắc phải tại trường. Với những lần họp này dù có bận rộn đến thế nào bạn cũng hãy cố gắng sắp xếp tham dự vì nó thường mang tính chất quan trọng ảnh hưởng đến chuyện học hành hoặc đạo đức của bé về sau.

Hoặc, bản thân bố mẹ cũng có thể hẹn những cuộc gặp riêng để trao đổi với giáo viên của bé về những vấn đề vướng mắc liên quan đến chuyện học của con.

2. Theo dõi sát sao thành tích học tập của con

Việc giữ liên lạc với thầy cô giáo sẽ giúp bạn nắm được tình hình học tập của bé một cách chính xác nhất ngay cả trong trường hợp bé nói dối. Khi nhận thấy những biểu hiện sa sút trong học tập của bé, bạn có thể chủ động hỏi xin ý kiến của thầy cô về biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Điều cần lưu ý là tránh để đến lúc bé đã bị hổng nhiều kiến thức bố mẹ mới bắt đầu phát hiện thì đã muộn. Để biết điều này, bố mẹ có thể theo sát bảng điểm của bé được nhà trường gửi về hàng tháng.

3. Đảm bảo con làm bài tập về nhà đầy đủ

Bài tập về nhà có thể là một điều gì đó rất nặng nề với các bé đang “tuổi ăn tuổi chơi”. Do đó, bạn cần giúp trẻ tiếp nhận và làm bài tập về nhà như một giờ thực hành thú vị cho những bài giảng trên trường thay vì cứ thúc ép một cách khắt khe.

Bạn có thể dành riêng cho bé một góc học tập và dạy trẻ coi trọng việc học. Một khi đã ngồi vào bàn, bằng mọi giá phải tắt hết ti vi, gạt đồ chơi sang một bên, xa rời chiếc điện thoại…Tuy nhiên, thực hiện điều này cũng không nên quá cứng nhắc. Nếu một ngày nào đó trẻ cảm thấy hứng thú với việc học hơn nếu được ngồi ở một góc sân, bạn cũng không nhất thiết từ chối.

4. Hướng dẫn con làm bài tập ở nhà

Nếu bạn vẫn còn nhớ cách giải các bài toán, cách làm một bài văn, bạn có thể hướng dẫn con. Trường hợp bạn quá bận hoặc gặp khó khăn trong việc giải quyết những bài tập của con hãy nhờ gia sư giúp đỡ. Điều quan trọng là bạn đừng để bé tự bơi một mình khi kiến thức vẫn chưa đủ vững.

5. Khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường

18029-10-2.jpg

Niềm hứng thú đối với chuyện học hành của bé cũng sẽ gia tăng nhờ vào những hoạt động ngoại khóa.

Hiện nay các nhà trường đều theo lối giáo dục mở với nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết về thực tế. Bạn có thể tìm hiểu những hoạt động phù hợp với sở thích của con để đăng ký cho bé cùng tham gia. Sự học hỏi thêm từ bên ngoài và từ những người bạn cùng lứa sẽ giúp bé linh hoạt và nhạy bén với kiến thức thu được hơn. Nhờ đó, niềm hứng thú đối với chuyện học hành của bé cũng sẽ gia tăng.

6. Nhiệt tình tham dự những hoạt động ngoại khóa của con ở trường

Nhà trường luôn tạo điều kiện để các bố mẹ có thể tham dự cùng con các hoạt động bên lề. Vì thế, nếu bạn đã thu xếp được công việc hãy cố gắng cùng con tham gia các hoạt động này. Có rất nhiều cách bạn có thể đồng hành cùng con như trở thành người cùng con tham gia thi nấu ăn tại hội trại truyền thống của trường, cùng con dọn dẹp sách vở cũ để làm kế hoạch nhỏ,…

7. Thẳng thắn trao đổi với nhà trường về các rắc rối của con ở trường học

Bạn gởi con ở nhà trường nghĩa là trách nhiệm giáo dục con đều thuộc về cả hai phía. Hãy thẳng thắn đặt những câu hỏi chất vấn khi con bạn gặp phải những vấn đề rắc rối ở trường học như con bạn bị bắt nạt, góc nhìn bảng bị lóa do đèn hoặc ánh sáng mặt trời, thành tích học tập sa sút…Những trao đổi thẳng thắn nhưng cũng đầy thiện ý của cả hai bên sẽ giúp tìm được cách tốt nhất để tạo điều kiện cải thiện chuyện học tập của con.

8. Theo dõi và quản lý các hoạt động giải trí của con

Xem ti vi nhiều giờ liền, chơi điện tử suốt ngày, lướt web không biết chán…sẽ đem lại nhiều hệ lụy không tốt cho trẻ. Vì thế, bạn hãy nghiêm khắc và dứt khoát với trẻ hơn về các trò giải trí này. Thay vì thỏa thuận giờ chơi với những trò vô bổ, bạn hãy hướng trẻ dành thời gian giải trí vào những trò chơi vận động hoặc trò thách đố trí tuệ để trẻ tìm được niềm vui thích có ý nghĩa hơn.

9. Nuôi dưỡng niềm yêu sách trong con

18034-104.jpg

Giúp con trở thành một người yêu sách cũng là cách bạn tìm cho con một người bạn tốt nhất.

Sách bao giờ cũng là người bạn tốt nhất của con người. Giúp con trở thành một người yêu sách cũng là cách bạn tìm cho con một người bạn tốt nhất. Bằng nhiều cách khác nhau như kể những câu chuyện về các phát minh vĩ đại của loài người, cùng bé khám phá câu chuyện về các danh nhân, thách đố bé tìm hiểu nguồn gốc ra đời của một đồ vật quen thuộc trong nhà… bạn có thể kích thích được “cơn đói sách” ở trẻ.

10. Trở thành tấm gương về học tập cho con

Sau cùng, để con học tập tốt hơn, chính bố mẹ cũng phải có thái độ tích cực đối với việc thu nhận kiến thức. Bạn không thể bảo con “Hãy yêu sách đi!” trong khi bạn lại chẳng bao giờ động đến một trang giấy. Đặc biệt, đừng bao giờ vì không hài lòng với kết quả học tập nhất thời của con mà bạn lại nổi nóng và bảo “…vứt hết sách vở đi, học tập để làm gì!”. Những thái độ tiêu cực này hoàn toàn không tốt cho ý thức học tập của bé đâu nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI