10 điều đúng - sai khi cho con ăn dặm mẹ nên biết để nuôi con khỏe

Có rất nhiều chuyện huyễn hoặc xoay quanh việc cho bé ăn dặm. Dưới đây là những điều giúp bố mẹ phân biệt giữa thực tế và những lời khuyên ảo.

banner ads

1. Trẻ chỉ bắt đầu ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi

50077-be-an-dam-1.jpg

Nên cho bé bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tập ăn dặm từ thời điểm này

Đúng: Các bác sĩ nhi khoa và các tổ chức Y tế trên thế giới đều khuyến cáo nên cho trẻ nhỏ ăn dặm khi đủ 4-6 tháng tuổi. Riêng Tổ chức Y tế Thế giới và AAP lại khuyên bạn nên cho bé bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và cho bé bắt đầu tập ăn dặm từ thời điểm này. Bất kể bạn chọn cho bé ăn dặm từ tháng thứ mấy cũng hãy nhớ rằng bé nhà bạn đã sẵn sàng để bắt đầu sự thay đổi mới với nguồn thực phẩm hàng ngày. Các dấu hiệu cho biết bé đã có thể ăn dặm bao gồm: đầu vững; có thể ngồi với sự hỗ trợ của một dụng cụ nhất định; các bữa ăn của bé đã rút ngắn khoảng cách; cân nặng đã gấp đôi so với lúc mới sinh và có vẻ muốn ăn thức ăn của mẹ.

2. Thực phẩm cho bé trước 1 tuổi chỉ để bé làm quen

banner ads

Sai: Thực phẩm dạng rắn được cung cấp cho bé từ tháng thứ 6 với sự phát triển của hệ răng và nướu thực sự là nguồn dinh dưỡng thiết yếu để đảm bảo tăng trưởng hợp lý cho bé. Trong đó, lượng sắt và kẽm phải được bổ sung phù hợp với nhu cầu của trẻ.

3. Thực phẩm đầu tiên của bé phải là ngũ cốc

Sai: Không có một thứ tự tốt nhất về các loại thực phẩm dành cho bé ăn dặm. Do đó, mẹ có thể thử với nhiều loại thực phẩm khác nhau bao gồm cả các loại trái cây, rau quả và các loại thịt với một trật tự ngẫu nhiên để tăng cường vị giác cho bé. Nếu một số loại thực phẩm có thể làm cho trẻ bị bón, bạn có thể thay đổi. Điều quan trọng nhất là phải cân bằng đủ các chất trong các loại thực phẩm bạn sử dụng.

4. Phomai có lợi cho sự tăng trưởng của con

Sai: Nếu trẻ uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng sẽ rất nguy hiểm. Các loại vi khuẩn như Listeria, Campylobacter, Salmonella, Brucella và E-coli có thể tồn tại trong các loại sữa tươi và các sản phẩm chưa tiệt trùng như phomai mềm, gây ra các bệnh nghiêm trọng dẫn đến viêm màng não và tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ. Do đó, trẻ dưới 1 tuổi luôn phải dùng sữa thanh trùng hoặc tiệt trùng để đảm bảo sức khỏe.

5. Nên hạn chế cho bé ăn gạo

50078-be-an-dam-2.jpg

Trong các sản phẩm gạo tồn tại một hàm l ượng asen khá cao

Đúng: Trong năm 2013, FDA tìm thấy lượng asen khá cao trong các sản phẩm gạo. Ngoài ra, so về trọng lượng cơ thể, lượng gạo dùng cho trẻ nhỏ (chủ yếu từ ngũ cốc) lớn hơn ở người lớn gấp ba lần. Gần đây, FDA đã quy định rõ về việc sản xuất ngũ cốc trẻ ăn dặm, đồng thời khuyên các bà mẹ nên dùng ngũ cốc bổ sung chất sắt cho trẻ sơ sinh ngoài gạo, bao gồm: yến mạch, lúa mạch và các loại hạt để hạn chế lượng asen.

6. Thịt là thực phẩm ăn dặm ưu tiên

Đúng:Sắt và kẽm là những chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ trong tuổi ăn dặm. Phần lớn các bé sơ sinh đều có đủ lượng chất sắt dự trữ trong cơ thể, nhưng nó sẽ dần cạn kiệt sau 4-6 tháng vì sữa mẹ không cung cấp đủ chất sắt. Do đó, ngũ cốc bổ sung sắt cho trẻ hoặc các loại thịt xay nhuyễn thực sự rất quan trọng với trẻ ăn dặm. Cũng vậy, kẽm, một nguyên tố tham gia vào quá trình hình thành máu và protein rất cần cho sức khỏe của trẻ ăn dặm. Trong khi đó, sữa mẹ sau 6 tháng lại không thể giúp trẻ bổ sung đủ lượng kẽm theo nhu cầu. Chính vì vậy, mẹ cần bổ sung thêm thịt và ngũ cốc cho trẻ ăn dặm trong các bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày.

7. Bé ăn dặm nên tránh gluten để ngăn chặn bệnh loét dạ dày

Sai: Các nghiên cứu gần đây cho thấy gluten không thể ngăn cản bệnh loét dạ dày. Do đó, có thể cho bé làm quen với các thực phẩm gluten như úa mì sau khi bé đã thử những thực phẩm ăn dặm đầu tiên. Trong các loại thực phẩm gluten đều chứa vitamin B và chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng trong năm đầu đời của trẻ.

8. Nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho đến khi bé hơn 1 tuổi

Sai. Rất nhiều sách dinh dưỡng đều khuyên bố mẹ nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, trứng, đậu nành, lúa mì, cá, sò, đậu phộng, mè… cho đến khi bé tròn 1 tuổi. Tuy nhiên, AAP cho biết không có đủ bằng chứng thuyết phục cho thấy không ăn thực phẩm dị ứng sẽ làm giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm. Do đó, nếu trẻ không có nguy cơ dị ứng cao nên cho bé làm quen với các loại thực phẩm gây dị ứng từ khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm. Tuy nhiên, nếu bé thuộc nhóm có nguy cơ dị ứng cao chẳng hạn như anh chị em hoặc cha mẹ bị dị ứng thực phẩm; dấu hiệu dị ứng dai dẳng hoặc bé bị chàm… thì mẹ nên gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn rõ ràng.

9. Cho bé ăn trước lúc ngủ giúp bé ngủ ngon hơn

Sai. Không có gì chứng minh rằng cho bé ăn đêm sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. Thực ra, cho bé ăn vào buổi sáng, trước hoặc khoảng một giờ sau khi bú mẹ hoặc sữa công thức sẽ tốt cho sức khỏe của bé hơn. Bởi lẽ đó là lúc bé đủ tỉnh táo để ăn. Ngoài ra, nếu có dị ứng với thức ăn, bố mẹ sẽ dễ dàng phát hiện hơn nếu đó là vào ban ngày.

10. Không nên cho bé ăn sữa chua trước 1 năm tuổi

50079-be-an-dam-3.jpg

Nên cho bé ăn sữa chua ngay trong giai đoạn ăn dặm

Sai. Sữa chua là thức ăn dễ tiêu hóa do quá trình lên men tự nhiên và thường chỉ ăn với một lượng rất ít nên không thể gây cản trở chuyện ăn uống của trẻ. Trái lại, nó còn giúp bé bổ sung một lượng lợi khuẩn nhất định để tăng cường và cải thiện hệ thống miễn dịch. Do đó, nếu bé không dị ứng với protein sữa bò và không có phản ứng bất thường sau khi thử những loại thực phẩm ăn dặm đầu tiên, bạn nên cho bé ăn sữa chua ngay trong giai đoạn ăn dặm.

Yeutre.vn

Nguồn: Ps

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI