10 cách dạy con đáng học hỏi của mẹ Nhật

Người mẹ Nhật được biết đến là những người mẹ dạy con tuyệt vời nhất thế giới. Vậy họ đã dạy con những điều gì? Hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu cách mẹ Nhật dạy con thế nào nhé!

banner ads

1. Cho con đọc ehon và các sách tham khảo từ bé

6578-cho-con-doc-ehon.jpg

Cho con đọc truyện ehon.

Ehon là truyện dành cho thiếu nhi có tranh minh họa với rất nhiều chủ đề như truyện cổ tích, lịch sử, phiêu lưu mạo hiểm, hay là những câu chuyện thường ngày xoay quanh đề tài gia đình, trường học, anh chị em, bạn bè...

Ehon ở Nhật vô cùng phong phú về đề tài và nội dung bao gồm cả truyện của Nhật lẫn các tác phẩm dịch từ nước ngoài, và số lượng các tác giả sáng tác truyện ehon cũng rất nhiều. Ehon giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ thông qua việc dùng từ ngữ chuẩn và số lượng từ phong phú thay vì những kiểu văn ngắn cụt lủn như của truyện tranh (tiếng Nhật gọi là manga).

banner ads

Ehon được biết đến với những đứa trẻ vừa lọt lòng cho đến khi đi học. Phụ huynh Nhật thường mua rất nhiều ehon đọc cho con cái và luyện cho con tập đọc và rồi giữ chúng lại để truyền lại tiếp cho những thế hệ sau.

2. Không quy chụp, áp đặt con cái

Các bậc làm cha mẹ của Nhật ít khi quy kết con cái bởi một đức tính xấu nào đó, như “Con quá phá”, “Con lười biếng”… Bởi họ cho rằng khi bạn chê con một, con bạn tệ hơn thế nữa. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực hay quy chụp để la mắng con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.

Không khen con chung chung, nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Cha mẹ không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi. Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể.

3. Hầu như không cho con xem tivi

6588-cho-tre-xem-tivi.jpg

Không cho con xem tivi.

Các mẹ Nhật nhận thức rằng, cho trẻ tiếp xúc với tivi sớm và quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của đại não, cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ; từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20.000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thùy não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học Nhật Bản khuyến cáo rằng sự tích tụ này trong vài chục năm sau có thể gây nên bệnh máu trắng và làm gia tăng hiện tượng tự kỷ.

4. Dạy chữ từ sớm

6589-day-con-hoc-chu.jpg

Dạy con học chữ từ sớm.

Theo các nhà nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ làm thay đổi chức năng khiến cấu tạo não thay đổi theo. Trẻ càng nhỏ thì điều này càng dễ thực hiện. Vì lý do đó nên các bậc cha mẹ ở Nhật thường dạy chữ cho con ngay từ rất sớm do bởi khi mới sinh ra, trẻ chỉ là một động vật nhỏ, nhưng khi hệ tín hiệu ngôn ngữ và học chữ bắt đầu hoạt động, trẻ trở thành con của loài người.

5. Kiên nhẫn lặp đi lặp lại

Theo những phụ huynh người Nhật, để đứa trẻ có thể thành thạo 1 việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Vì vậy họ kiên nhẫn dạy con lặp đi lặp lại và không ngại trả lời những câu hỏi ngô nghê của chúng.

6. Luyện trí nhớ

Người Nhật Bản quan niệm: “Người thông minh là người nhớ nhiều hơn người khác và biết cách áp dụng những điều ghi nhớ đó hợp lý”. Theo họ, trí thông minh là thứ có thể luyện tập mà có được chứ không phải thuộc về khả năng bẩm sinh. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được tiếp xúc với các trò chơi trí tuệ luyện trí nhớ.

7. Vận động đầy đủ

Bên cạnh tập trung phát triển trí tuệ cho con, cha mẹ Nhật cũng rất quan tâm đến phát triển rèn luyện thể chất cho con ngày từ khi chào đời. Trẻ con ở Nhật được giáo dục cả đạo lý, kỷ luật, tình cảm và cả sức khỏe, vận động.

Khi trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khoảng cách tập luyện như 10m, 20m mỗi ngày. Cha mẹ Nhật luôn hiểu: “Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”.

8. Thói quen tra cứu, tìm tòi

6590-day-con-1.jpg

Dạy con học cách tra cứu.

Người Nhật luôn khuyến khích trẻ tư duy tìm tòi và tra cứu. Ví dụ, như cha mẹ chỉ cho trẻ cách tra cứu từ điển, tìm nghĩa của từ, cách viết đúng chữ Hán. Hay cách tìm đường đi của trẻ thông qua bản đồ. Việc tìm tói sẽ làm cho trẻ nhớ rất lâu và khi tự tìm tòi, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức rất nhanh và trẻ trở nên chủ động trong cuộc sống hơn. Bằng cách học tập này, trẻ con sẽ cảm thấy hưng thú hơn lối tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, tạo sự nhàm chán cho trẻ.

9. Dạy con trung thực

Hình ảnh người Nhật văn minh, lịch sự đã được tiếng thơm trên khắp thế giới. Sự trung thực của họ in đậm trên phong cách sinh hoạt của họ, đặc biệt là “mini shop không người bán của người Nhật tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng.

Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” trong từ điển. Với tấm gương trung thực và lối sinh hoạt rất trung thực, đề cao ý thức của con người chính là tấm gương phản chiếu việc dạy dỗ trẻ con.

10. Dạy con “mỉm cười” và nói “cám ơn”

6591-day-con-2.jpg

Dạy con mỉm cười.

Một điều thực sự thú vị đối với các trường mầm non ở Nhật bản là dường như họ không quan tâm đến việc dạy kiến thức cho bọn trẻ, không hề có các môn Toán, chữ kana (chữ Nhật), nghệ thuật hay âm nhạc… Mà khi bạn hỏi bạn dạy gì cho bọn trẻ, thì họ sẽ trả lời “Chúng tôi dạy bọn trẻ luôn mỉm cười”.

Ở Nhật, bạn ở đâu không quan trọng, bạn đang nói chuyện với ai không quan trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải “luôn mỉm cười”. Họ còn dạy chúng điều gì nữa? – Đó là họ dạy chúng nói “cám ơn”.

6. Luyện trí nhớ

Người Nhật Bản quan niệm: “Người thông minh là người nhớ nhiều hơn người khác và biết cách áp dụng những điều ghi nhớ đó hợp lý”. Theo họ, trí thông minh là thứ có thể luyện tập mà có được chứ không phải thuộc về khả năng bẩm sinh. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được tiếp xúc với các trò chơi trí tuệ luyện trí nhớ.

7. Vận động đầy đủ

Bên cạnh tập trung phát triển trí tuệ cho con, cha mẹ Nhật cũng rất quan tâm đến phát triển rèn luyện thể chất cho con ngày từ khi chào đời. Trẻ con ở Nhật được giáo dục cả đạo lý, kỷ luật, tình cảm và cả sức khỏe, vận động.

Khi trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khoảng cách tập luyện như 10m, 20m mỗi ngày. Cha mẹ Nhật luôn hiểu: “Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”.

8. Thói quen tra cứu, tìm tòi

6590-day-con-1.jpg

Dạy con học cách tra cứu.

Người Nhật luôn khuyến khích trẻ tư duy tìm tòi và tra cứu. Ví dụ, như cha mẹ chỉ cho trẻ cách tra cứu từ điển, tìm nghĩa của từ, cách viết đúng chữ Hán. Hay cách tìm đường đi của trẻ thông qua bản đồ. Việc tìm tói sẽ làm cho trẻ nhớ rất lâu và khi tự tìm tòi, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức rất nhanh và trẻ trở nên chủ động trong cuộc sống hơn. Bằng cách học tập này, trẻ con sẽ cảm thấy hưng thú hơn lối tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, tạo sự nhàm chán cho trẻ.

9. Dạy con trung thực

Hình ảnh người Nhật văn minh, lịch sự đã được tiếng thơm trên khắp thế giới. Sự trung thực của họ in đậm trên phong cách sinh hoạt của họ, đặc biệt là “mini shop không người bán của người Nhật tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng.

Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” trong từ điển. Với tấm gương trung thực và lối sinh hoạt rất trung thực, đề cao ý thức của con người chính là tấm gương phản chiếu việc dạy dỗ trẻ con.

10. Dạy con “mỉm cười” và nói “cám ơn”

6591-day-con-2.jpg

Dạy con mỉm cười.

Một điều thực sự thú vị đối với các trường mầm non ở Nhật bản là dường như họ không quan tâm đến việc dạy kiến thức cho bọn trẻ, không hề có các môn Toán, chữ kana (chữ Nhật), nghệ thuật hay âm nhạc… Mà khi bạn hỏi bạn dạy gì cho bọn trẻ, thì họ sẽ trả lời “Chúng tôi dạy bọn trẻ luôn mỉm cười”.

Ở Nhật, bạn ở đâu không quan trọng, bạn đang nói chuyện với ai không quan trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải “luôn mỉm cười”. Họ còn dạy chúng điều gì nữa? – Đó là họ dạy chúng nói “cám ơn”.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI