10 cách cho ăn dặm sai lầm của bố mẹ khiến con rước bệnh vào thân

Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ trong vô vàn các phương pháp mới có thể làm bố mẹ lúng túng. Điều này thậm chí còn dẫn đến những sai lầm khiến trẻ ngày càng béo phì và mắc các bệnh liên quan.

banner ads

Dưới đây là những sai lầm trong cách cho bé ăn dặm được các chuyên gia của tạp chí Parents chỉ ra:

1. Buộc trẻ phải ăn sạch thức ăn trong bát, đĩa

50018-sai-lam-trong-cach-cho-an-3.jpg

Bắt buộc trẻ tiêu thụ hết số thức ăn bạn đã dọn ra có thể khiến trẻ hình thành hành vi ăn tiêu cực và dẫn đến tăng cân

Việc bắt buộc trẻ tiêu thụ hết số thức ăn bạn đã dọn ra có thể khiến trẻ hình thành hành vi ăn tiêu cực và dẫn đến tăng cân. Theo chuyên gia dinh dưỡng Maggie Moon ở Los Angeles thì vai trò của một người chăm sóc trẻ là hướng bé đến việc lựa chọn các thực phẩm lành mạnh chứ không phải ra lệnh và ép buộc trẻ ăn lượng thức ăn ngoài nhu cầu của bé. Như vậy, nếu đó là thực phẩm tốt cho sức khỏe, bé có quyền lựa chọn ăn bao nhiêu và điều chỉnh nó như thế nào để đáp ứng cảm giác đói theo bản năng của chính mình.

banner ads

2. Trẻ em không nên ăn đậu nành

Đậu hũ, đậu tương luộc, sữa đậu nành và các thực phẩm khác từ đậu nành nếu dùng với mức vừa phải đều rất tốt cho sức khỏe của các bé, nhất là các bé gái. Nó có thể giúp các bé giảm nguy cơ ung thư vú trong những giai đoạn phát triển ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, rất nhiều bố mẹ vì nghe theo tin đồn về tác hại của đậu nành nên đã loại thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống của con. Trên thực tế, đậu nành là nguồn protein thực vật rất lành mạnh, giàu chất xơ và có rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe của trẻ đang tuổi phát triển.

3. Không cho con được quyền lựa chọn

Đã bao giờ bạn thử dọn một bữa ăn tự chọn theo kiểu Buffet và cho phép các con chọn lựa trong số đó các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho mình hay chưa? Chắc chắn là bạn chỉ dọn món và không cho các bé được lựa chọn theo ý thích. Chính vì trong tâm trạng bị ép buộc nên các bé vốn đã ghét lại càng thêm chán các món ăn tốt cho sức khỏe. Vậy tại sao bạn không thử dọn một bữa ăn đặc biệt, bao gồm các món mới và cả món ăn bé yêu thích để con có thể tự lựa chọn theo gợi ý của bạn?

4. Trộn thêm rau vào món bé thích

Rất nhiều bé ghét rau mặc dù rau cung cấp nhiều dinh dưỡng lợi ích cho trẻ. Tuy nhiên, không nên vì vậy mà cố giấu rau vào món ăn bé yêu thích. Việc làm này có thể cho bé thêm chút dinh dưỡng nhưng lại không giúp bé nhận thức được lợi ích của rau. Thay vào đó, bạn nên chuẩn bị và giới thiệu các loại rau cho bé trong những món ăn được trang trí bắt mắt và ngộ nghĩnh. Theo lời giới thiệu đầy hấp dẫn của bạn, bé có thể thử và chấp nhận hương vị của từng loại rau. Tất nhiên, để thay đổi sở thích ăn uống của con cần phải có thêm thời gian nhưng việc tăng nhận thức của trẻ về lợi ích của rau sẽ dần giúp bé tự nguyện ăn thay vì ăn trong sự ép buộc.

5. Trẻ nhỏ phải ăn thức ăn của trẻ nhỏ

50016-sai-lam-trong-cach-cho-an-1.jpg

Những món ăn chỉ dành cho trẻ em có thể làm nhàm chán và hạn chế khẩu vị của trẻ

Những món ăn chỉ dành cho trẻ em có thể làm nhàm chán và hạn chế khẩu vị của trẻ. Do đó, bố mẹ đừng bao giờ bị bó buộc trong danh sách các món ăn dành cho trẻ và buộc trẻ phải ăn chúng dù không thích. Tại sao bạn không thử cho bé ăn những gì cả nhà ăn và ăn cùng mâm cơm, cùng giờ cơm với mọi người?

6. Thức ăn của trẻ nhỏ không cần hương vị

Một nghiên cứu mới đây cho thấy ngay từ thuở sơ sinh, trẻ đã có thể chấp nhận những hương vị mới trong mùi sữa của mẹ. Như vậy, trong tất cả những gia vị đậm đà của món ăn, bố mẹ có thể tìm thấy rất nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như tỏi, các loại rau gia vị và cá. Để sớm hình thành thói quen ăn uống cho trẻ, càng sớm càng tốt, bạn nên cho bé thử nếm nhiều loại hương vị khác nhau. Ngoại trừ những trường hợp dị ứng với thực phẩm, còn lại có thể cho bé thử mà không hạn chế bất cứ nguyên liệu thực phẩm nào.

7. Chỉ mua thực phẩm ở những nơi gần nhà

Có thể khu vực bạn sinh sống không thể cung cấp phong phú các loại rau, củ và nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, để thay đổi bữa ăn hàng ngày cho trẻ, bạn nên tìm đến những khu thực phẩm ầm uất hơn hoặc đến các siêu thị lớn để có thêm nhiều lựa chọn. Nếu không thể mua tươi, bạn cũng có thể chọn thực phẩm đông lạnh để dùng dần.

8. Trứng không tốt cho trẻ

Nhiều người lo ngại cholesterol trong lòng đỏ trứng sẽ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra nếu bạn cho bé ăn quá nhiều. Lòng đỏ chứa lutein và zeaxanthin giúp tăng cường thị lực, đồng thời rất giàu protein và choline có lợi cho sự phát triển của não bộ. Vì vậy, đừng ngần ngại thêm trứng vào bữa ăn của trẻ nhé!

9. Tăng cường bữa ăn giữa buổi cho trẻ

Trẻ nhỏ cần các bữa ăn dặm nhưng không phải ăn vặt. Thói quen ăn vặt sẽ để lại những tác hại đối với sức khỏe của trẻ, đặc biệt là nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường ở trẻ em. Nếu bé đói giữa buổi, đó cũng là điều tốt để bé giúp có thể ăn ngon miệng hơn vào bữa ăn chính. Trong quá trình tập cho trẻ bỏ thói quen ăn vặt, có thể bù vào đó bằng các loại trái cây và rau quả. Nhưng chỉ nên cho trẻ ăn khi thực sự đói.

10. Trẻ nhỏ "cần" nước trái cây

50017-sai-lam-trong-cach-cho-an-2.jpg

Nước trái cây mẹ pha cho bé lại cung cấp lượng calo và đường nhiều hơn chất xơ

Thực ra nước trái cây mẹ pha cho bé lại cung cấp lượng calo và đường nhiều hơn chất xơ. Hãy thử so sánh với một ví dụ sau: Một quả táo trung bình cung cấp 95 calo; 4,4g chất xơ và 19g đường. Trong khi đó một cốc nước ép táo lại cung cấp đến 114 calo và 24g đường nhưng chỉ có 0,5g chất xơ. Như vậy, so với việc ăn một trái táo với uống một ly nước trái cây thì nước trái cây thực sự không có lợi cho trẻ như mẹ nghĩ.

Yeutre.vn

Nguồn: Ps

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI