Xử lý khi các con xảy ra “khẩu chiến”

Học giải quyết mâu thuẫn cũng sẽ là một bài học rất quan trọng mà các bé cần rút ra cho mình sau những lần tranh cãi. Vì thế, không phải lúc nào bạn cũng nhảy bổ vào và can ngăn các con khi giữa chúng xảy ra những cuộc “khẩu chiến”.

banner ads

Đứng giữa cuộc “khẩu chiến” của các con, tốt nhất mẹ nên giữ một thái độ bình tĩnh, quan sát thái độ của các con và không can thiệp nếu cuộc cãi vả không quá nghiêm trọng. Một điều quan trọng nữa là mẹ phải giữ thái độ công bằng, xem xét, lắng nghe nguyên nhân dẫn đến sự việc mà phân tích để cả hai hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Không can thiệp khi chưa cần thiết

15567-cai-va-nhau-1.jpg

Nếu mọi chuyện không đến mức trầm trọng, hãy để trẻ tự học cách dàn xếp ổn thỏa với nhau.

Nếu mọi chuyện không đến mức trầm trọng, chỉ đơn giản xoay quanh một vài tranh giành vụn vặt, bạn hãy vờ phớt lờ và để trẻ tự học cách dàn xếp ổn thỏa với nhau. Bọn trẻ sẽ không thể giận nhau lâu nếu mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết ngay tức khắc. Đơn giản vì chúng không còn ai khác để bầu bạn khi trở về nhà.

banner ads

Chỉ khi mọi chuyện đi quá xa, bạn mới thực sự thể hiện vai trò người giải hòa cho các con.

Không lớn tiếng với trẻ

15571-cai-va-nhau-5.jpg

Bạn có thể chọn cách hỏi han ân cần xem điều gì đang diễn ra.

Bạn biết đấy khi giận dỗi hay bực tức chúng ta thường mất đi một ít “trí khôn” để có được những thái độ và hành động đúng đắn. Vì thế chẳng có gì khó hiểu khi bé trở nên hung dữ và khó bảo hơn khi bạn lớn tiếng quát mắng. Thay vào đó, bạn có thể chọn cách hỏi han ân cần xem điều gì đang diễn ra. Chắc chắn, những lời nói nhẹ nhàng sẽ giúp bé dễ mở lòng để trần tình toàn bộ sự việc cho bạn hơn là khi bạn chỉ biết xăm xăm nhảy bổ vào và không ngừng quát mắng.

Tuyệt đối không thiên vị

15568-cai-va-nhau-2.jpg

Nếu đã đến lúc phải vào cuộc, bạn hãy thể hiện đúng vai trò của người “đứng giữa”.

Nếu đã đến lúc phải vào cuộc, bạn hãy thể hiện đúng vai trò của người “đứng giữa”, nghĩa là trở nên một “cán cân công lý” thực sự đối với các con. Thái độ thiên vị, bênh vực đứa này và hạ thấp đứa kia sẽ là một sai lầm mà bạn không bao giờ muốn lặp lại. Hoặc tệ hơn, ở bên đứa này bạn lại nói sẽ đánh đòn đứa kia và khi ở bên đứa kia, bạn lại nói sẽ đánh đòn đứa này.

Sự mất lòng tin và uất ức trong lòng trẻ sẽ là một tổn thương tích tụ dần mà đến khi bạn kịp nhận ra có thể chúng đã trở thành một “khối u” khó chữa.

Không so sánh các con với nhau

Chẳng ai muốn bản thân mình bị đem ra so sánh với người khác. Với bọn trẻ càng không. Chúng sẽ thực sự cảm thấy tự ti và mặc cảm khi người được đem ra so sánh với chúng luôn có những ưu điểm vượt trội. Trong khi chúng chỉ là đứa trẻ vô tích sự như chính cái mác bạn vô ý gán cho. Và điều này thực sự rất dại dột.

Để bé được yên

15569-cai-va-nhau-3.jpg

Để giúp bé “hạ hỏa”, tốt nhất hãy để bé có được không gian riêng để suy nghĩ về việc làm của mình.

Để giúp bé “hạ hỏa”, tốt nhất hãy để bé có được không gian riêng để suy nghĩ về việc làm của mình. Hoặc như bé còn quá nhỏ để ý thức được về việc nhìn lại mình thì chính không gian riêng ấy cũng đủ để bé bận rộn nghĩ ra vô số trò nghịch phá tiếp theo.

Không nên nhờ đến “vị thẩm phán” xa xôi

Vị thẩm phán ở đây có thể chính là bố, là những người mà bạn cho rằng chúng sẽ sợ. Thực ra việc dọa dẫm kiểu như “bố về sẽ đánh đòn hai đứa cho xem” tỏ ra không có tác dụng gì vì chúng thực sự không có khái niệm về hình phạt trong lúc này mà chỉ thực sự quan tâm cái gì đang hiện diện. Vậy tại sao bạn lại không trở thành người ra nguyên tắc và đòi buộc chúng phải tuân theo? Đó là cái uy của bố mẹ mà bạn cần sử dụng trong những lúc thế này đấy!

Nếu trẻ không muốn, đừng ép nó phải nói

15572-cai-va-nhau-6.jpg

Nếu bé thực sự không muốn, hãy cho trẻ chọn một không gian riêng để thư giãn và hồi tâm.

Bạn có thể hỏi trẻ xem điều gì đang diễn ra để biết mình nên làm gì cho đúng. Nhưng điều đúng hơn bạn cần làm là để trẻ tự nói ra câu chuyện của mình thay vì cứ khăng khăng ép trẻ phải nói. Nếu bé thực sự không muốn, hãy cho trẻ chọn một không gian riêng để thư giãn và hồi tâm. Rất mau chóng, bạn sẽ có được câu trả lời thỏa đáng từ thái độ cộng tác tích cực của trẻ.

Hãy giúp trẻ hiểu “gà mẹ chớ hoài đá nhau”

15570-cai-va-nhau-4.jpg

Tình anh em, chị em cần phải được vun đắp qua nhiều năm tháng, nhiều biến cố lớn nhỏ khác nhau.

Tình anh em, chị em là một thứ tình cảm không sẵn có mà nó cần phải được vun đắp qua nhiều năm tháng, nhiều biến cố lớn nhỏ khác nhau. Thời gian sẽ giúp trẻ nhận ra được giá trị máu mủ này thông qua những điều hay lẽ phải được bố mẹ dày công hun đúc. Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để cùng vui chơi với các con, cùng xem những bộ phim về tình cảm gia đình hoặc chỉ cho chúng thấy những tấm gương yêu thương từ những người gần gũi với chúng nhất.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI