Tâm sự của nữ nhà báo Singapore về việc không muốn có con

Có quá nhiều khó khăn trong việc sinh và nuôi con khiến vợ chồng tôi không muốn có con.

banner ads

Trên trang The Online Citizen, Kirsten Han, một nhà báo tự do Singapore chia sẻ về việc chị không sinh con. Đằng sau đó, chị ám chỉ đến những định kiến bất công giữa nam giới và phụ nữ ở một đất nước Á Đông; những chính sách khắt khe khiến người ta khó có thể cân bằng giữa làm việc và chăm con. Các bài viết của chị xuất hiện trên nhiều tờ báo như Al Jazeera English, the Guardian, the Diplomat, Southeast Asia Globe...

36738-baby-208671-1280-5165-1445745037.jpg

Ảnh: theonlinecitizen.

Vài năm trước đây, nếu bạn hỏi tôi có muốn sinh con không, câu trả lời đương nhiên là có. Tôi yêu con nít và muốn được sống cùng chúng. Trẻ em khiến tôi như tan chảy, vậy tại sao tôi lại không muốn có một đứa trẻ của riêng mình.

Tuy nhiên, tôi bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về việc sinh con sau khi kết hôn. Sau đám cưới, mọi người đều nghĩ rằng mục tiêu tiếp theo của tôi là sinh con nhưng tôi lại thấy rằng tốt hơn tôi không nên có con. Sinh con dường như được mặc định là một bước tiếp theo sau khi cưới của tất cả mọi người.

Một vài tháng sau đám cưới và chuyển đến Singapore sống, tôi bị cảm cúm rất nặng. Thời gian đó, Calcum chồng tôi đi vắng, ông bà tôi chăm tôi với những loại thuốc gia truyền. Bà tôi giải thích biểu hiện đau đầu và ngạt mũi của tôi là triệu chứng của thai kỳ. Bà gặng hỏi tôi có đúng tôi đang có em bé không. Khi tôi nói với bà mình không có bầu và cũng không lên kế hoạch có bầu, phản ứng duy nhất của bà là đề nghị được chăm sóc con của chúng tôi, cháu gọi bà bằng cụ.

Ít lâu sau, một bác sĩ hỏi tôi tại sao tôi vẫn muốn kiểm soát tình hình sinh đẻ; “Cô đã kết hôn rồi thì còn vấn đề gì nữa”. Một năm sau nữa, một y tá lại có chung thắc mắc đó: “Chị vẫn muốn uống những viên thuốc này à? Chị nên nhớ, sau khi chị ngừng thuốc, chị phải mất khá nhiều thời gian mới có thai trở lại đấy". (Thực sự đối với tôi, điều này đâu cần thiết).

Nhiều người quen ngẫu nhiên thường hỏi vợ chồng tôi có con hay chưa, khi tôi bảo không có, họ ngay lập tức: "Ổ, chưa à?" “Chưa có con à, chị vẫn còn trẻ mà, vẫn còn thời gian mà”. Khả năng tôi chọn không sinh con không thể xuất hiện trong các cuộc đối thoại.

Quan niệm mục tiêu tối thượng trong cuộc đời mỗi người phụ nữ là ổn định và làm mẹ thực sự rất phổ biến và nguy hiểm. Một bài báo đăng trên Sunday nói về tình trạng phụ nữ không con ngày càng tăng (cả do vô sinh và do không muốn sinh con) đưa hình ảnh minh họa là một người phụ nữ khuất mặt, đứng cô đơn trong bóng tối. Đó là người phụ nữ chưa hoàn thành nghĩa vụ, trừ khi cô có một đứa trẻ để chăm sóc. Làm mẹ được coi là trách nhiệm của người phụ nữ. Nếu một người phụ nữ, vì lý do nào đó, không muốn làm mẹ sẽ bị coi là bất thường và ích kỷ. Điều này không xảy ra với nam giới. Bạn sẽ không bao giờ thấy một bài viết về người đàn ông không con được minh họa bởi một anh chàng đứng buồn bã, cô đơn dưới ngọn đèn. Một người đàn ông không con được xem rất đơn giản, giống như anh ta thiếu một món đồ gì đó, nhưng một người phụ nữ không con bị coi là khiếm khuyết và ích kỷ.

Đó là lý do tại sao tôi nhận được rất nhiều cuộc nói chuyện về sinh con đẻ cái dù tôi mới lấy chồng được 15 tháng. Những kỳ vọng nhiều đến mức tôi cảm thấy dường như mình đang nợ một lời giải thích. Đây là lý do tại sao tôi đang tuôn ra một tràng dài biện minh cho việc chúng tôi không lên các kế hoạch sinh con, trước khi tôi nhận ra điều đó (và nó chả phải là công việc của ai cả).

Tuần này, tôi cảm thấy rất bực mình nhưng không hề ngạc nhiên khi đọc được một bài viết trên AsiaOne, trong đó tiến sĩ Tan Poh Lin, công tác tại trường chính sách công Lee Kuan Yew miêu tả việc dư luận ngày càng chấp nhận những cuộc hôn nhân không con cái là một vấn đề dẫn đến vòng tròn luẩn quẩn của việc vô sinh gia tăng. Tiến sĩ cho rằng, con người sinh ra đã được lập trình là mong muốn có con, đó là lý do tại sao một tỷ lệ lớn dân số vẫn tiếp tục sinh con.

Có rất nhiều lý do, từ thực tế đến sinh học, tinh thần và tình cảm mà một cặp vợ chồng (chứ không chỉ là phụ nữ) không có con. Ngụ ý rằng những người không sinh con đã được “lập trình” khác với điều họ nên làm và xã hội chấp nhận sự lựa chọn của họ dẫn đến “vòng luẩn quẩn”. Quan niệm này đã xóa đi rất nhiều lý do phức tạp đằng sau nó và làm lu mờ quyền của mỗi người: được tự ra quyết định cho chính mình.

Tôi cho rằng các gia đình không con ngày càng tăng có ảnh hưởng đến vấn đề nhân khẩu, đặt ra bài toán khó cho các nhà hoạch định chính sách, chứ việc chấp nhận nó không phải là một vấn đề.

Các nhà hoạch định chính sách có thể khuyến khích người Singapore sinh thêm con nhưng họ cần hiểu rằng những cặp vợ chồng không có con sẽ không sinh trẻ chỉ để đáp ứng một vài chỉ số KPI của nhà nước. Không có phần thưởng nào đối với đứa trẻ có thể kéo tôi ra khỏi tình trạng không sinh con trừ khi tôi mong muốn điều đó.

Sự quan tâm không phải là đặt vào các cặp vợ chồng không có con, mà nên chú ý đến các rào cản khiến họ không muốn có con. Áp lực tài chính, ví dụ chi phí cho chăm sóc trẻ và học hành nên được nới lỏng. Ngoài ra là kế hoạch làm việc linh hoạt, để cặp vợ chồng có thể cân bằng giữa công việc và chăm sóc con cái. Tình phụ tử cũng phải được coi trọng như tình mẫu tử, việc chăm sóc con nên được san sẻ chứ không chỉ là trách nhiệm của phụ nữ. Luật chống phân biệt đối xử sẽ bảo vệ những người phụ nữ mang thai để họ không bị sa thải một cách bất công. Như thế mới loại bỏ được nỗi sợ hãi ở những người phụ nữ chọn không sinh con dù họ từng muốn có con.

Nhiều gia đình muốn có con và họ xứng đáng được nhận sự giúp đỡ. Vợ chồng tôi cũng vậy. Tôi không xin lỗi vì không muốn sinh con. Thực sự, không có con, tôi cũng đã nhiều lần khóc trong đêm.

Theo VNE

Nguồn The Online Citizen

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI