Sự thật về tin đồn loài hoa mang tên "Hơi thở của quỷ"

Thời gian gần đây nhiều người hoang mang trước thông tin về loại thuốc kích thích thần kinh đáng sợ nhất thế giới được gọi là “Hơi thở của quỷ”. Bọn tội phạm thường dùng chúng để thôi miên nhằm trộm cắp, hãm hiếp…

banner ads

Loại thuốc này nguồn gốc từ cây Borrachero - một loại cây dại mọc phổ biến ở Colombia phát tán ra chất Scopolamine gây ảo giác.

14381-c1.jpg

Cây Borrachero mọc nhiều ở Colombia

Khá nhiều bạn đọc hoang mang vì lo ngại 'Hơi thở của quỷ' đã xâm nhập vào Việt Nam vì hình dáng của cây Borrachero nhìn khá giống với loại hoa chuông mọc nhiều ở Việt Nam. Thêm nữa, nhiều câu chuyện bị thôi miên ngay trên đường để trấn lột đồ đạc, tài sản,...càng gây hoang mang dư luận. Tuy nhiên, theo các chuyên gia những thông tin trên chưa có cơ sở để kiểm chứng.

Là một loài hoa đẹp

banner ads

Hoa chuông là loài cây thân thảo sống lâu năm có khả năng tạo thành các cụm dày đặc nhờ loang rộng theo các rễ ngầm dưới mặt đất. Thân cây cao từ 15-30 cm và cành hoa bao gồm 5-15 hoa trên đỉnh ngọn thân cây. Hoa có màu trắng hoặc vàng, giống hình những chiếc chuông xinh xắn. Hoa có mùi thơm ngọt và nở hoa về cuối mùa xuân.

14382-c2.jpg

Cây hoa chuông ở Việt Nam được trồng hoặc mọc dại ở nhiều nơi đang được đồn dùng để chiết xuất 'Hơi thở của quỷ'

Hoa chuông có hình dáng rất đáng yêu, nhưng tiếc thay đây cũng là một loài hoa độc. Nếu ăn phải sẽ bị đau bụng, tiêu chảy và đau cơ bắp. Loạn nhịp tim cũng có thể là một triệu chứng đi kèm. Chất độc có thể gây ra hiện tượng nôn ói, tiêu chảy và tim đậm chậm lại. Độc tố có trong lá và quả của loài này cũng giúp chúng lọt vào danh sách cây hoa cực độc.

14383-c3.jpg

Khi tiếp xúc với hoa chuông nên cẩn trọng vì dễ bị nổi mẩn

Ảo giác vì ngửi hoa: chỉ là tin đồn

Thời gian qua có một số thông tin bàn tán xôn xao về chất độc chiết xuất từ lá và hoa chuông có thể được sử dụng giống như một chất gây ảo giác tên gọi 'Hơi thở của quỷ'.

Thực tế, loài thực vật này được dùng làm thuốc. Nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt. Tuy vậy, cũng phải cẩn trọng vì ở điều kiện bình thường, người tiếp xúc qua da với bất kỳ vị trí nào trên cây đều có thể bị nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt. Hiệu quả trong y tế nhưng cũng cẩn trọng khi dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Thành phần gây tác động bao gồm atropine, hyoscyamine và scopolamine gây nên triệu chứng mê sảng, điên loạn.

14384-c4.jpg

Ảnh minh họa

Theo Tiến sĩ Lâm Văn Mân – Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển và Chuyển giao Công nghệ:"Hoa chuông thuộc họ Solanaceae. Họ này có tới hơn 2000 loài trong đó có loài có độc như cây cà độc dược và có loài thì ăn được như: cà chua, khoai tây. Hoạt chất chiết xuất từ hoa chuông được dùng trong y học. Gần đây có một số thông tin về loài cây này có độc khi tiếp xúc sẽ bị ảo giác, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con người. Tuy nhiên những thông tin này chủ yếu được lấy trên báo nước ngoài, chưa có kiểm chứng đó có phải là tờ báo uy tín, tin cậy hay không."

Tiến sĩ Tô Thanh Phương – Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TW I cho biết: “Hoa chuông được nhiều người yêu cây trồng tại nhà. Hương thơm dịu nhẹ, mát. Tuy nhiên, hiện tại tôi chưa bao giờ nghe thông tin về loài hoa chuông có ảnh hưởng mạnh đến hệ thần kinh khi ngửi hay tiếp xúc nó”.

14380-c5.jpg

Tiến sĩ Tô Thanh Phương chưa nghe thấy hoa chuông có ảnh hưởng đến thần kinh

Hoa chuông không ảnh hưởng đến hệ thần kinh khi ngửi trực tiếp nhưng lưu ý khi sử dụng nó để chế biến thức ăn, đặc biệt khi ăn kèm với một số loại thực phẩm “không hợp”.

Trước đó ở xóm Dài, xã Bắc Phong (Cao Phong), có một bệnh nhân đã phải nhập viện điều trị tích cực trong 6 ngày tại Bệnh viện đa khoa huyện Cao Phong vì ngộ độc cây hoa chuông.

Vào trưa ngày 14/1/2014, anh Yên và anh Quyết đã ăn thịt chó hấp lá hoa chuông. Sau khi ăn 5 phút, 2 người có biểu hiện tê lưỡi, buồn nôn, kích thích, vật vã, mê sảng, giãn đồng tử. Người nhà đã kịp thời đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện cấp cứu. Các bác sĩ đã tiến hành rửa dạ dày, dùng thuốc lợi tiểu, truyền dịch, trợ tim.

Theo lãnh đạo Chi cục ATVSTP tỉnh, nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong. Những năm gần đây, loại cây này được người dân khắp các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh trồng khá nhiều để làm cảnh. Lá cây có vị đắng nên nhiều người lầm tưởng có thể ăn được.

Theo Khám phá

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI