Sự thật ít ai biết về cơ thể con người

Có lẽ rất ít người biết chúng ta vẫn có thể tồn tại nếu cơ thể mất dạ dày, ruột thừa, túi mật, lá lách hoặc các cơ quan sinh sản.

banner ads

1. Tinh trùng

10736-bat-mi-thu-vi-ve-tinh-trung-va-trung-3.jpg

Tinh trùng xâm nhập trứng. Ảnh: blogspot.com

Cơ thể đàn ông sản xuất trung bình 10 triệu tinh trùng mỗi ngày. Trong mỗi lần xuất tinh, nam giới sẽ giải phóng khoảng 180 triệu tinh binh. Mỗi tinh trùng chứa 37,5 mb thông tin ADN của nam, mức cần thiết để tạo ra một đứa trẻ. Như vậy, mỗi lần xuất tinh, một người đàn ông trưởng thành truyền một lượng thông tin tương đương 1.500 terabytes. Nhiều nghiên cứu cho thấy, 90% số tinh trùng trong một lần xuất tinh của nam giới sẽ biến dạng, Healthday cho biết. Tinh trùng chứa canxi, kali, natri, vitamin C, axit citric, fructose, nitơ, clo và nhiều chất khác.

2. Không thể vừa nuốt vừa thở

banner ads

10730-2.jpg

Ảnh minh họa: Alamy

Con người là động vật có vú duy nhất không thể nuốt và thở cùng một lúc. Khi mới chào đời, tất cả chúng ta đều có khả năng này. Đó là lý do vì sao những em bé sơ sinh có thể vừa thở vừa bú mẹ. Tuy nhiên, chúng ta mất dần khả năng đó từ lúc 9 tháng tuổi do thanh quản trong cổ họng tụt xuống. Theo tạp chí Discover , việc thanh quản hạ thấp giúp chúng ta có thể tạo ra nhiều loại âm thanh khác nhau, nhưng đồng thời nó cũng khiến chúng ta mất khả năng vừa ăn, uống, vừa hít thở.

3. Nước bọt

Lượng nước bọt trung bình mỗi người tạo ra trong suốt cuộc đời có thể chứa đầy hai bể bơi, đồng nghĩa với việc con người tiết ra khoảng hai lon nước bọt mỗi ngày. Theo Livescience , mỗi người có 6 tuyết nước bọt lớn và hàng trăm tuyến nhỏ. Cơ thể chúng ta tiết nước bọt nhiều nhất vào chiều muộn và tiết ít nhất vào ban đêm. Nước bọt có khả năng tăng cường sức khỏe răng miệng và tiêu hóa thức ăn.

4. Sức mạnh của axit trong dạ dày

10731-3.jpg

Ảnh minh họa: vice.com

Axit hydrochloric trong dạ dày người giúp tiêu hóa thức ăn. Khả năng bào mòn của nó mạnh tới nỗi chúng có thể hòa tan một lưỡi dao cạo, Science Daily cho hay. Nếu bạn nhỏ một giọt axit xuống mảnh gỗ, nó sẽ bào mòn và làm thủng miếng gỗ trong thời gian rất ngắn. Vậy tại sao dạ dày của chúng ta vẫn an toàn? Đó là bởi các tế bào trong niêm mạc dạ dày sản sinh rất nhanh và liên tục khiến axit không đủ thời gian để bào mòn.

5. Khả năng cảm thụ màu sắc

10732-4.jpg

Nhiều phụ nữ có khả năng nhìn thấy nhiều màu sắc hơn bình thường do họ sở hữu 4 hoặc 5 loại tế bào thụ quan. Ảnh: picturescollections.com

Vài phụ nữ có khả năng nhìn thấy nhiều màu sắc hơn so với người bình thường. Nghiên cứu của Đại học California chỉ ra rằng, khoảng 50% phụ nữ có 4 loại tế bào thụ quan trên võng mạc thay vì 3 loại tế bào thụ quan như phần lớn nhân loại, Newscientist đưa tin. Thậm chí một số người còn có 5 loại tế bào thụ quan. Ví dụ, một người thị lực bình thường sẽ thấy cầu vồng có 7 màu. Tuy nhiên, những người có 4 loại tế bào thụ quan sẽ thấy 10 màu. Tại sao hiện tượng này chỉ xảy ra ở nữ giới? Các nghiên cứu cho thấy, hai tế bào thụ quan đỏ và xanh lá cây - cho phép con người nhận biết dải màu lớn hơn - hơn tồn tại trong nhiễm sắc thể X. Trong khi đó, nhiễm sắc thể Y của nam chỉ có tế bào thụ quan màu xanh dương.

6. Một triệu tế bào da chết mỗi ngày

10733-5.jpg

Ảnh minh họa: galleryhip.com

Da là bộ phận lớn nhất trên cơ thể người. Da của mỗi người trưởng thành có thể trải kín một diện tích khoảng 6,4 m2. Chúng bao gồm nhiều lớp và các lớp da mới hình thành liên tục. Khi lớp biểu bì ngoài cùng lão hóa, chúng sẽ biến thành lớp da chết và rời khỏi cơ thể. Các nhà khoa học ước tính mỗi người có khoảng 1,6 nghìn tỷ tế bào da và cứ sau mỗi giờ khoảng 30.000 - 40.000 tế bào sẽ chết. Như vậy, trong khoảng 24 giờ, bạn sẽ mất khoảng một triệu tế bào da. Một người trung bình sẽ mất khoảng 18 kg da trong toàn bộ cuộc đời.

7. Gỉ mũi tốt cho sức khỏe

Dịch nhầy trong mũi có tác dụng lọc các chất ô nhiễm mà con người hít phải. Một nghiên cứu gần đây chứng minh rằng, việc ăn gỉ mũi giúp con người tăng cường hệ thống miễn dịch. Một lượng nhỏ các chất ô nhiễm trong gỉ mũi khi vào cơ thể sẽ có tác dụng chống một số bệnh giống như một biện pháp miễn dịch tự nhiên. Tuy nhiên, chúng ta không cần ăn gỉ mũi bởi hằng ngày, một lượng dịch nhầy đáng kể từ mũi đi chuyển xuống cổ họng và thực hiện chức năng đó.

8. Sức mạnh của xương

10734-6.jpg

Ảnh minh họa: blogspot.com

Xương người vô cùng quan trọng và có chức năng bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Các nhà khoa học cho biết, xương người rắn như đá granit. Đặc biệt, xương đùi cứng hơn bê tông. Nếu một khối xương có kích thước bằng chiếc xe hơi, nó có khả năng nâng một vật nặng 9 tấn và cứng gấp bê tông 4 lần.

9. Mối liên quan giữa mỡ và mạch máu

10735-7.jpg

Lượng chất béo trong cơ thể và chiều dài mạch máu có mối liên quan chặt chẽ.

Nếu lượng chất béo tăng thêm 0,45 kg, cơ thể sẽ tạo ra số mạch máu mới có tổng chiều dài lên tới hơn 11 km. Ví dụ, khi trọng lượng cơ thể tăng thêm 5 kg, trái tim sẽ phải bơm máu qua một quãng đường xa hơn khoảng 110 km. Thực tế ấy sẽ khiến tim phải làm việc nhiều hơn, lượng oxi và chất dinh dưỡng tới các cơ quan khác giảm. Đó cũng là nguyên nhân khiến những người béo phì thường mắc bệnh tim mạch.

10. Khả năng sống của cơ thể

Con người có thể tồn tại mặc dù cơ thể mất một vài bộ phận không quan trọng hoặc không cần thiết. Chẳng hạn, chúng ta có thể cắt amidan hoặc nhổ răng khôn mà không hề ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, con người có thể tồn tại mà không có dạ dày, ruột thừa, túi mật, lá lách hoặc các cơ quan sinh sản. Cơ thể vẫn có thể hoạt động khi mất 80% ruột, một quả thận, một lá phổi, một mắt, một tai, một mũi và những bộ phận nằm giữa xương chậu và háng.

Theo news.zing

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI