Bàn đá granite và cẩm thạch
Giấm sẽ gây hại cho bàn đá.
Axit trong giấm tác động một cách mạnh mẽ lên các loại đá tự nhiên khiến đá bị biến màu trầm trọng. Tốt nhất là bạn nên sử dụng nước tẩy rửa nhẹ và pha loãng với nước để vệ sinh bàn đá nhé.
Gạch lát sàn đá
Giống như bàn đá, dù chất liệu đã có khác thì đá lát sàn cũng rất kỵ các chất tẩy rửa có tính axit như giấm hay chanh. Vậy nên bạn cũng hãy tránh các dung dịch này khi vệ sinh sàn nhà lát đá.
Trứng vỡ
Axit sẽ làm cho trứng đông lại khiến cho bạn càng khó khăn hơn để làm sạch vết trứng. Do đó, nếu trứng có đổ ra ngoài thì bạn cũng không nên dùng giấm để làm sạch với ý định khử đi mùi tanh của trứng nhé.
Đồ bằng sắt
Không nên vệ sinh đồ bằng sắt với giấm.
Nếu để giấm chạm vào các đồ vật bằng sắt, chúng sẽ khiến cho các bộ phận bên trong hỏng hóc và làm cho các bề mặt hoen rỉ. Chính vì vậy, bạn đừng bao giờ để giấm và các vật dụng bằng sắt ở cạnh nhau nhé.
Sàn gỗ
Nhiều người thường hay pha một chút giấm vào nước lau sàn để khiến cho sàn gỗ sáng bóng hơn. Nhưng về lâu dài, giấm sẽ làm bay màu sơn trên mặt gỗ và khiến chúng trở nên bạc phết đấy. Vì vậy, nếu bạn muốn thử nghiệm điều này, cũng hãy pha giấm với nước thật loãng và thoa chúng lên một chỗ kín đáo nào đó trong góc nhà để xem kết quả trước khi làm đại trà nhé.
Một số vết bẩn có màu
Vết bẩn có màu không thể tẩy sạch bằng giấm.
Những vết bẩn có màu như vết rượu đỏ, vết mực, vết kem, vết máu… không thể được làm sạch với giấm. Giấm sẽ khiến cho chúng càng thấm sâu vào hơn. Do đó, bạn nên thử một số cách sau thay vì dùng giấm để làm sạch:
- Để khử vết máu bạn nên trộn nước lạnh với amoniac để giặt.
- Để khử chì màu nên bôi kem đánh răng lên chúng và sau đó lau lại bằng vải khô.
- Vết nước tiểu có thể được đánh bay bằng cách lau bằng khăn ẩm có thấm nước rửa chén pha loãng.
Hướng dẫn làm giấm táo chuẩn nhất tại nhà
Chuẩn bị
- 1kg táo,
- hũ thủy tinh,
- 1 lít giấm gạo,
- 1 bát đường phèn nhỏ.
Nên mua táo nhỏ và ngọt, nhiều nước, không nên chọn táo xốp. Bạn ngâm táo vào nước muối loãng để khử hết bụi bẩn và vớt ra để ráo nước. Thái táo thành miếng nhỏ, có thể bỏ vỏ hạt hoặc không bỏ cũng không sao.
Xếp táo vào lọ thủy tinh, cứ mỗi lớp táo bạn rải thêm một lớp đường mỏng, lần lượt cho đến khi hết táo nhé. Xếp thật khéo léo để táo có thể vừa vặn với hũ thủy tinh của bạn.
Bạn có thể tự làm giấm táo tại nhà.
Sau khi xếp xong thì bạn đổ giấm gạo vào ngập táo, không nên đổ quá đầy, chỉ cần đổ vừa ngập là được. Táo xếp cũng nên cách miệng hũ chừng 1cm để không gian cho giấm sủi bọt nhé.
Đóng nắp hũ kín, ngâm trong vòng 2 tuần, thỉnh thoảng nên mở lọ để giải phóng hơi men được sinh ra khi táo lên giấm.
Sau khi ngâm 2 tuần, bạn bỏ bã, lọc lấy nước giấm, chỉ lấy phần nước trong và chứa vào lọ đậy kín khác để khoảng 2 tuần là có giấm táo để dùng nhé.
Giấm táo khi thành có vị chua hơi ngọt, màu hơi vàng và trong. Nếu dùng để làm đẹp thì bạn có thể thay giấm gạo bằng nước trong và cho ít đường hơn để giấm không có vị ngọt.
Yeutre.vn (Tổng hợp)