Bên cạnh đó, cũng có nhiều người khẳng định: chính họ đã giúp con mình phát huy hết khả năng có được và giúp con chạm đến ước mơ.
- Giao phó hoàn toàn việc chăm sóc, nuôi dạy con trẻ cho vợ: 72,8%.
- Chỉ “xuất hiện” bên con khi vợ ca thán: 46,7%.
- Cho rằng người cha chỉ nên giáo dục con trai để chúng lớn lên có tố chất đàn ông… như mình; dạy dỗ trẻ gái là việc tế nhị, nên để vợ đảm trách: 35%.
- Thích chăm sóc, chơi đùa cùng con: 49,8%.
- Khẳng định mình có sức ảnh hưởng lớn đến con trẻ thông qua việc trò chuyện, răn dạy trẻ hàng ngày: 59,3%.
- Thường xuyên thay vợ chăm con, dạy con học, chơi thể thao cùng con: 32%.
Ảnh minh họa
Có đến 84% ông bố được hỏi, cho biết mình ý thức rõ việc con trẻ rất cần sự có mặt thường xuyên của cha trong đời sống của chúng. Tuy nhiên, họ lại không thể sắp xếp thời gian, cắt giảm nhu cầu giải trí cá nhân; thậm chí không muốn bị rầy rà. 19,7% ông bố thừa nhận mình có lỗi trong việc để con trẻ sa vào tệ nạn xã hội như đua xe trái phép, học đòi bạn xấu, nghiện ma túy, bỏ học… chỉ vì họ đã bỏ qua những dấu hiệu tiêu cực của con. 17,9% ông bố vẫn tiếp tục quan tâm đến con sau khi họ ly hôn, những đứa trẻ ấy đã giúp gắn kết tốt hơn mối quan hệ của họ với vợ cũ, để cùng nhau nuôi dạy trẻ. 31% đàn ông cho biết, họ từng rơi vào tình trạng trầm cảm, tự ti, mất phương hướng vì thường xuyên bị cha chê bai, mắng chửi, đánh đập. 61% ông bố cho hay, họ sẽ điều chỉnh lại mối quan hệ cha - con sau cuộc khảo sát này, để con trẻ biết được họ yêu con nhường nào.
Theo PNCT