Mức độ MAS còn tùy thuộc vào lượng phân su mà trẻ hít vào và bệnh lý nền có thể mắc phải của trẻ như nhiễm trùng bào thai hay bị các bệnh bẩm sinh và dị tật.
Nguyên nhân trẻ hít ối phân su
Phân su vô trùng và có màu đen, đặc quánh được thai nhi thải ra trong bụng mẹ. Phân su chứa 80% nước, tế bào vảy, lông tóc của thai nhi, muối mật và glycoproteins và các chất thải từ đường tiêu hóa.
Mức độ nặng của MAS tùy thuộc vào lượng ối phân su mà trẻ hít vào
Nếu thai nhi bị nhiễm trùng, khó sinh hay bị dây rốn chèn ép… thì có thể dẫn đến thải phân xu trước khi sinh. Ngoài ra thai nhi bình thường nếu đã trưởng thành về mặt tiêu hóa thì cũng tống xuất phân su khi sinh.
Phân su khi ra khỏi cơ thể thai nhi lưu lại trong dịch ối. Động tác thở của thai nhi xảy ra khi thai bị thiếu ôxy do nhiễm trùng hay chèn ép… dẫn đến hít phải phân su.
Thai nhi thường hít phải phân su trong các trường hợp như:
- Mẹ khó sinh.
- Thai lớn hơn 41 tuần.
- Mẹ bị mắc các bệnh như: bệnh phổi, tim, huyết áp, đái tháo đường hay nghiện hút thuốc lá.
- Dây rốn bị chèn ép.
- Thai nhi phát triển trong tử cung chậm.
Hậu quả của MAS
Tắc nghẽn đường thở:
Phân su làm tắc các đường dẫn khí và khiến phổi bị xẹp. Hay cũng có thể gây tràn khí phổi, tràn khí trung thất và tràn khí màng tim do khí không thoát được khi phân su đã nghẽn đường thoát ra của khí.
Bất hoạt surfactant:
Các phân tử surfactant trong phế nang bị các axit béo tự do như palmytic, stearic, oleic trong phân su chiếm chỗ. Do đó nó bị vô hiệu hóa và gây nên xẹp phổi lan tỏa.
Viêm phổi hóa học:
Một số chất được kích thích phóng thích như TNF-, interleukin… dưới tác động của muối mật, enzym và các chất béo có trong phân su. Sau vài giờ, phổi sẽ bị viêm, có hiện tượng bội nhiễm vi trùng.
Cao áp phổi tồn tại ở trẻ sơ sinh:
Biến chứng xa của MAS là cao áp phổi. Biến chứng này cũng khiến cho thai nhi rơi vào tình trạng thiếu oxy và dễ hít phân su hơn.
Các biểu hiện cho biết trẻ bị hít phân su
Trẻ sinh to con, dính đầy phân su trên người và có phân su trong nước ối ở khoang miệng.
Trẻ thở nhanh và khó khăn, rên rỉ và trở nên tím tái hay ngưng thở. Nhịp tim chậm, trẻ có thể chết lâm sàn, trượng lực cơ thể giảm.
Chụp X-quang cho thấy có nhiều hạt đậm bờ không rõ ở phổi, đồng thời phổi bị ứ khí hoặc bị xẹp, hay tràn khí lồng ngực.
Sinh hóa cho thấy oxy giảm, CO2 trong máu tăng và bị toan hóa máu.
Trẻ bị hít phân su sau khi được cứu sống phải thở oxy trong một thời gian dài, có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp hay bị tâm thần, điếc.
Một trong những biểu hiện của trẻ hít ối phân su là trẻ sinh ra thở khó, tím tái...
Điều trị
Trẻ bị hít phân su cần phải theo dõi sát ít nhất sau 24 giờ nếu có biểu hiện tốt. Do 20-30% trẻ có biến chứng nặng sau đó.
Trẻ bị hít phân su ở mức độ nặng như suy hô hấp, m trương lực cơ thể… thì phân su cần được hút qua nội quản để đảm bảo đường thở được thông thoáng.
Sau đó, trẻ được tiếp tục điều trị đặc biệt, bao gồm:
- Trẻ được cho thở oxy hoặc thở máy nếu suy hô hấp nặng.
- Thay thế surfactant nếu thành phần này đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn trong phế nang.
- Tiêm cho trẻ kháng sinh chống nhiễm trùng để tránh các biến chứng trong phổi.
- Nếu trẻ bị cao áp phổi thì tiến hành điều trị bằng các phương pháp đặc hiệu.
- Tiến hành vật lý trị liệu hô hấp.
Ngoài ra y bác sĩ cũng sẽ theo dõi các biến chứng tràn khí và nhiễm trùng để can thiệp kịp thời.
Cách phòng ngừa
Trong thai kỳ và khi sinh, nếu thai có những dấu hiệu bất thường như: tăng trưởng chậm, thai quá 41 tuần tuổi, mẹ bị tiền sản giật… thì nên được theo dõi cẩn trọng.
Nước ối có màu xanh đậm là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đã tống xuất phân su. Mẹ nên nói với y bác sĩ để có những can thiệp sớm để tránh các tai biến.
Hít phân su ở trẻ tuy gây ra những hậu quả đáng sợ. Nhưng nếu được xử lý kịp thời thì thì hạn chế được bệnh trạng cũng như các di chứng về sau. Thường các trường hợp hít phân su ở trẻ sơ sinh đều không quá nghiêm trọng, cha mẹ nên theo dõi cẩn thận cùng với y bác sĩ thì có thể yên tâm.
Theo KH&ĐS