1. Bẻ ngược ngón tay
Đây là hành động trẻ có thể dễ dàng thực hiện, hãy dạy trẻ cố gắng bẻ ngược chiều ngón tay. Bẻ càng mạnh thì trẻ càng có cơ hội chạy thoát người gây nguy hiểm cho trẻ.
2. Đá vào giữa hai chân
Vùng giữa hai chân là khu vực hiểm dễ tấn công/ phản công nhất. Khi trẻ bị người lạ tấn công, hãy nói trẻ đá mạnh vào khu vực giữa hai chân của người lạ. Ngoài ra, mắt, cổ, yết hầu, khớp trên và khớp dưới đầu gối cũng là điểm yếu mà nếu tấn công, trẻ sẽ có cơ hội thoát thân.
Trong trường hợp với những kẻ có hành vi đồi bại thì điều này sẽ khiến họ thức tỉnh hành vi của mình.
3. Túm vào tóc và lên gối
Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ túm tóc và lên gối vào mặt đối phương. Nếu có thêm bình tĩnh bố mẹ có thể dạy trẻ dùng thêm nắm đấm vào mắt để đối phương không có thời gian xoay sở.
4. Dậm chân, cắn vào bất kì bộ phận nào gần mặt
Khi trẻ bị tấn công từ phía sau thì rất khó để trẻ thoát khỏi vòng vây kìm kẹp của người lạ. Bố mẹ hãy dạy trẻ dậm chân đột ngột vào chân đối phương và cắn vào khu vực nào gần với trẻ nhất.
5. Giả điên
Trong một số trường hợp trẻ bị tấn công hội đồng, việc bỏ chạy là điều không thể, bố mẹ có thể dạy trẻ cách "giả điên". Trẻ có thể dùng đất cát tại chỗ để bôi trét lên người hoặc cười, thậm chí là giả vờ phun nước miếng vào đối phương. Trong trường hợp trẻ vừa xấu vừa dơ, đa phần đều dễ khiến đối phương chùn bước và bỏ đi.
6. Hô "cháy"
Hiện nay, các đối tượng xấu thường đóng vai người nhà để ra tay với nạn nhân. Bố mẹ dạy trẻ hô lớn "Cháy" hoặc "Con không quen người này" để tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Tạo được sự thu hút bằng cách này đến những người xung quanh cũng là tạo thêm cơ may, giúp trẻ không gặp nguy hiểm.
7. Trải nghiệm tình huống
Bố mẹ có thể dạy trẻ thông qua các tình huống hằng ngày để trẻ có thể học cách tự vệ như: "Nếu người lạ theo dõi con thì con sẽ làm gì?". Việc đưa trẻ vào tình huống cùng với các bài tập thực hành phía trên, sẽ giúp trẻ có phản xạ khi gặp các tình huống nguy hiểm.
Ngoài ra các đoạn video clip với những tình huống minh họa sẽ giúp trẻ trải nghiệm cảm xúc thật sự nếu trẻ rơi vào tình huống xấu. Trò chơi sắm vai cũng là cách để dạy trẻ nhận biết những dấu hiệu của kẻ xấu có thể làm hại con.
8. Dạy trẻ nói "Không"
Những kẻ xấu thường dùng bánh kẹo và những lời ngon ngọt để dụ dỗ trẻ làm theo ý chúng. Bố mẹ cần đưa ra quy tắc riêng với con cái và nói "Không" dứt khoát với người lạ. Dạy trẻ từ chối lịch sự và tiết chế trước những nhu cầu của bản thân: "Những gì không phải của con thì con không được phép nhận. Con chỉ được lấy khi có sự cho phép của bố mẹ!".
9. Trẻ chơi theo nhóm
Trong một số trường hợp thì việc trẻ chơi với nhóm sẽ giúp trẻ có thêm bạn đồng hành. Các trẻ sẽ học cách bảo vệ lẫn nhau khi bạn mình bị làm hại.
Bố mẹ nên hình thành thói quen dành thời gian cho các thành viên trong gia đình. Có những trẻ đã tránh được các trường hợp khiến trẻ nguy hiểm nhưng cảm xúc của trẻ về chuyện đó vẫn còn. Chính vì vậy, việc xoa dịu và trò chuyện để trẻ có niềm tin "gia đình là mái ấm" là điều cần thiết. Cũng như việc trò chuyện này sẽ giúp con biết giãi bày, còn bố mẹ thì có cơ hội để dạy con tự vệ nhiều hơn.
Bên cạnh dạy trẻ biết cách tự vệ, việc trẻ học thuộc lòng số điện thoại của bố mẹ và các số điện thoại khi gặp trường hợp khẩn cấp cũng cần thiết không kém. Vì những khi con lạc đường hoặc cảm thấy nguy hiểm, con có thể tìm gặp chú cảnh sát hoặc chú bảo vệ hoặc bất kì người lớn nào để xin sự giúp đỡ.
"Phòng bệnh hơn chữa bệnh" bố mẹ có thể cho con học cách tự vệ qua các lớp học võ để trẻ có thể tăng thêm sức đề kháng và sự nhanh nhẹn trong động tác. Với các bài tập phía trên, trẻ và bố mẹ cũng cần thực hành nhiều lần, để trẻ có được sự bình tĩnh, đối phó được trong mọi tình huống. Nhiều phụ huynh không dám để trẻ đi đâu một mình vì ngày nay các thông tin về bắt cóc, xâm hại tình dục, bạo lực luôn vây quan, thế nên việc dạy trẻ học cách tự vệ lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Như Hà tổng hợp