Giúp con lớn lên từ những lỗi lầm: 4 bí quyết cho ba mẹ

Bạn chỉ ngồi đó than trách bản thân và thầm “ghen tị” với những bố mẹ có con ngoan ngoãn liệu có quá bi lụy không? Trong khi, những gì người khác có được lại là thành quả của những chuỗi ngày kiên nhẫn giáo dục con ngay cả khi chúng vấp ngã và phạm sai lầm.

banner ads

Nếu bạn cho rằng mình là người kém may mắn khi có những đứa con bất trị, không vâng lời thì bạn đã sai. Thực tế, không ai trong chúng ta chưa từng có những giai đoạn trở thành những “chú ngựa bất kham” nhưng từ những sai lầm này, bằng tình yêu và cách “trị” khôn ngoan bố mẹ vẫn có thể biến con trở thành những “chú ngựa thuần chủng”.

1. Để trẻ tự sửa đổi sau vấp váp

18066-day-tre-hu-1.jpg

Bạn cần phải để trẻ học cách đứng lên từ những sai lầm.

Bạn biết đấy, khi vấp váp chúng ta thường khôn ngoan và trưởng thành hơn. Với trẻ cũng vậy. Không bố mẹ nào dám đảm bảo con mình sẽ không bao giờ phạm điều gì sai trái trái trên con đường trưởng thành nhân cách và thu nhận kiến thức. Chính vì thế, bạn cần phải để trẻ học cách đứng lên từ những sai lầm.

Chẳng hạn, nếu vì sự ích kỷ, bé đã xô ngã bạn của mình chỉ vì bạn cầm món chơi của bé, bé sẽ bị bạn bè cho ra rìa ở những trò chơi khác và bé sẽ hiểu ra được điều sai trái ở mình mà sửa đổi.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là nó mang tính chất tự nhiên và có thể giúp trẻ rút ra bài học sâu sắc, tự sửa đổi bản thân, nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi nếu những vi phạm không được “ăn miếng trả miếng”. Lâu dần, nó sẽ trở thành tật xấu rất khó để sửa dạy.

2. Nguyên tắc giải thích

18067-day-tre-hu-3.jpg

Khi phạm phải một sai lầm nào đó, trẻ cũng có xu hướng muốn biết tại sao nó lại sai và bạn cần giải thích cho trẻ được hiểu.

Nếu bạn là bố mẹ, bạn sẽ hiểu trẻ con thường muốn biết tường tận mọi sự việc. Các bé là “chúa tể” của những câu hỏi “vì sao?” nên mọi điều xảy đến với trẻ đều cần đến một lời giải thích rõ ràng. Khi phạm phải một sai lầm nào đó, trẻ cũng có xu hướng muốn biết tại sao nó lại sai.

Vì thế, điều bạn cần làm là giải thích cho trẻ hiểu tại sao bé không nên làm điều này hay không được phép làm điều kia. Cần lưu ý rằng những gì đúng mà bạn muốn cho bé tuân theo cần phải được đưa ra như một sự lựa chọn hơn là bắt buộc. Thay vì bạn nói “Con phải làm…vì…”, bạn có thể nói “Sao con không thử làm….vì…”. Chắc chắn được tôn trọng bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi làm điều gì đó phải không?

3. Cho ý kiến và không quát mắng

Đừng nghĩ “Trẻ con không biết mất mặt là gì” nhé! Sự tự trọng của cái tôi trong bé cao hơn bạn nghĩ đấy! Do đó, đừng bao giờ quát nạt trẻ giữa chốn đông người khiến trẻ cảm thấy tổn thương nặng nề. Khi muốn nhắc nhở hoặc sửa dạy trẻ điều gì, bạn nên kiềm chế bản thân, gặp riêng trẻ và dạy dỗ dịu dàng. Tất nhiên, lời giải thích rõ ràng là điều không thừa bao giờ.

4. Chớ tiếc lời khen ngợi

18065-day-tre-hu-2.jpg

Dù một đứa trẻ có ương bướng đến thế nào cũng có đôi ba lần lập nên thành tích ngoan ngoãn của riêng mình để đáng được khen.

Thay vì cứ quát tháo trẻ khiến hình tượng người mẹ trong bạn chẳng đẹp lên tí nào, tại sao bạn không dùng hơi sức ấy để dành những lời khen ngợi không tiếc lời cho những thành tích con mình đạt được? Dù một đứa trẻ có ương bướng đến thế nào cũng có đôi ba lần lập nên thành tích ngoan ngoãn của riêng mình phải không?

Những “dấu son” nho nhỏ này nếu được khơi gợi và khuyến khích phát huy bé sẽ dần thay đổi được tính xấu của mình và học cách cư xử đúng mực hơn đấy! Nếu bạn thấy lời khen thôi vẫn chưa đủ, bạn hoàn toàn có thể dành cho con những cử chỉ yêu thương âu yếm như ôm hôn, vuốt tóc,…

Việc giáo dục một đứa trẻ chưa ngoan như trên thực sự không quá khó khăn phải không? Đó chính là những gì ông bà ta vẫn thường nói “Dạy trẻ từ thuở lên 3” là vậy.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI