Vậy làm thế nào để nhận biết con bị bắt nạt? Và trong trường hợp này ba mẹ sẽ dạy con ứng phó thế nào, hãy để yeutre.vn mách nhỏ bạn nhé!
Nhận biết con bị bắt nạt sớm để dạy con phương pháp đối phó sao cho tốt nhất
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bắt nạt
- Cơ thể bị trầy xước, bầm tím.
- Trẻ trở nên nhút nhát, sợ đến trường do cảm giác thiếu an toàn.
- Nếu trẻ bị bắt nạt thường xuyên sẽ dẫn tới việc trẻ biếng ăn, hay khóc, cơ thể suy nhược, thậm chí bị trầm cảm, thu mình và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.
Nên dạy con “đối phó” thế nào?
Khi bị bắt nạt, trẻ không chỉ bị tổn thương về thể chất mà còn ảnh hưởng cả về tinh thần. Điều này vô tình khiến trẻ từ một đứa trẻ thông minh, nhanh nhẹn trở nên nhút nhát, sợ hãi, sống khép kín và hạn chế sự sáng tạo, tìm tòi ở trẻ.
Ngay sau khi nhận biết những dấu hiệu trẻ bị bắt nạt, cha mẹ cần phải:
- Tâm sự và hỏi trẻ về việc bị bắt nạt như thế nào, ai đã bắt nạt con. Cha mẹ nên hỏi trẻ với thái độ bình tĩnh, nhẹ nhàng để trẻ có thể bình tĩnh kể lại mọi chuyện. Thường, ở tuổi lên 3, trẻ chưa biết nói dối, nên nếu được cha mẹ hỏi han, trẻ sẽ thấy được quan tâm, cởi mở và chắc chắn sẽ kể cho bố mẹ nghe mọi chuyện ở trường.
Cha mẹ nên tâm sự thường xuyên và giúp con tự tin khi đứng trước người bắt nạt
- Giúp trẻ tự tin: Trẻ bị bắt nạt vì có thể yếu hơn, nhỏ hơn bạn nên không tự tin đối phó lại. Cha mẹ cần phải khuyến khích, động viên trẻ để trẻ tự tin về bản thân, không nên sợ hãi nếu bị bạn bắt nạt. Quan trọng hơn, nếu trẻ có dấu hiệu bị bạn đe dọa, cần hướng dẫn trẻ nói ngay với thầy cô, bố mẹ để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Dạy trẻ một số câu nói khi bị bắt nạt như: “Đừng đánh mình, nếu không mình sẽ méc với cô giáo và bố mẹ đó”, và ngay lập tức báo với cô giáo nếu các bạn to con hơn vẫn tiếp tục bắt nạt trẻ.
- Tuyệt đối không dạy con đánh lại bạn trong mọi trường hợp, vì vô tình như vậy đã gieo vào suy nghĩ của trẻ, bạo lực sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Tuy nhiên, cũng không nên dạy con “im lặng là vàng”, vì sẽ khiến trẻ càng sống thu mình, khép kín hơn.
- Dạy trẻ tránh xa và không chơi với bạn xấu: Hãy cho trẻ biết, những bạn hay bắt nạt bạn khác là không tốt, nên trẻ phải tránh xa và không chơi. Tốt nhất, nếu gặp nguy hiểm thì phải chạy thật nhanh và cầu cứu thầy cô hoặc những người lớn khác.
- Giúp trẻ sống hòa đồng và kết bạn nhiều hơn, vì điều này sẽ giúp trẻ tìm được những người bạn tốt thực sự và hạn chế việc bị bắt nạt ở trường cũng như biết bảo vệ nhau trước mọi tình huống nguy hiểm.
Sau cùng, cha mẹ nên trao đổi việc này với thầy cô, ban giám hiệu nhà trường để có phương pháp xử lý kịp thời, đúng đắn đối với những trẻ có thói quen bắt nạt người khác. Điều này vừa ngăn chặn được hành vi bắt nạt ở trẻ vừa giúp con bạn được học trong môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và phát triển tốt nhất.
Yeutre.vn (Tổng hợp)