Cứu sống bệnh nhi nhiễm trùng uốn ván nặng

Sau khi sinh từ trạm y tế trở về nhà, gia đình sản phụ đã không vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh. Thường ngày họ ra suối lấy nước rồi rửa cho bé khiến cho bé nhiễm trùng uốn ván ở rốn rất nặng.

banner ads

Trước đó, vào ngày 8/10, Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận bệnh nhi Lầu Việt Mênh (15 ngày tuổi, quê xã Na Ngoi, Kỳ Sơn, Nghệ An) trong tình trạng co giật liên tục, bụng trướng, tăng trương cơ lực. Kết quả xét nghiệm thấy dịch dạ dày có màu nâu đen.

37462-1447125699-1.jpg

Bé Lầu Việt Mênh được chưa trị tại bệnh viện Sản – Nhi.

Người nhà bé trai cho biết thường ngày ra suối lấy nước về pha với nước nóng để tắm cho bé. Được ít hôm bé bỏ bú, quấy khóc, sốt cao và co giật nên đưa đi bệnh viện và được chỉ định chuyển xuống bệnh viện tuyến tỉnh.

Tại bệnh viện, các bác sỹ cho biết, bệnh nhi bị uốn ván sơ sinh ủ bệnh 4 ngày trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do nhiễm trùng rốn. Thời điểm đưa từ Trạm Y tế xã về nhà, bé Lầu Việt Mênh không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bú tốt, ngủ ngoan. Đến khoảng 1 tuần tuổi, bé bắt đầu có biểu hiện sốt, bỏ bú.

banner ads

Sáng 10/11, bác sỹ Nguyễn Văn Sơn - Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An cho biết: “Sau 1 tháng nỗ lực điều trị của tập thể y bác sỹ Khoa truyền nhiễm, tình trạng sức khỏe bệnh nhi Lầu Việt Mênh đã dần ổn định, cắt sốt, không còn co giật. Hiện bé đã có thể tự bú được, nếu không có gì thay đổi, bệnh nhi sẽ được xuất viện trong vài ngày tới".

Bác sỹ Sơn cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở những nơi xa trung tâm y tế, điều kiện vệ sinh hạn chế cần phải lưu ý trong việc giữ vệ sinh, tắm rửa cho các cháu sơ sinh. Chỉ sử dụng nước đun sôi để nguội tắm cho trẻ, thường xuyên thay băng gạc, sát trùng vết thương do cắt rốn để giữ vệ sinh. Tuyệt đối không dùng nước lã ở các ao hồ, sông suối để tắm rửa hay dùng các loại thuốc lá đắp lên rốn cho trẻ tránh tình trạng nhiễm trùng uốn ván xảy ra.

Theo Khám phá

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI