Con bị tay chân miệng, mẹ tưởng nhầm muỗi đốt

Khi chân bé Nhím xuất hiện 2 đốm màu hồng, hơi rộp nước, chị Ngọc Hà liền nghĩ chân bé bị muỗi đốt, do gãi nhiều nên da bị rộp lên.

banner ads

Bé Nhím, 16 tháng thường ngày ăn ngủ ngoan, ít quấy khóc và ngay cả ở thời điểm bé bị tay, chân, miệng, chị Ngọc Hà (Đồng Nhân, Hà Nội) cũng không thấy có nhiều dấu hiệu bất thường thường. Chị cho biết: "Mình thấy con ăn và chơi ngoan, nhiệt độ cơ thể bé bình thường, không bị sốt nên mình khá chủ quan. Biểu hiện duy nhất của con là đêm bé khó ngủ hơn và ngủ hay trằn trọc, không giống mọi ngày. Khi thấy chân con có 1-2 đốm màu hồng, hơi rộp nước, mình chỉ nghĩ đơn giản là bé bị muỗi đốt, bé gãi nhiều nên bị rộp.

37355-g-1824-1446864872.jpg
Trẻ bị tay chân miệng thường kèm theo sốt cao liên tục.

Ngày hôm sau, mình phát hiện thấy đầu lưỡi bé có một vết loét nhẹ nên nói bé há miệng ra để mẹ xem răng thì thấy mụn rộp lấm chấm trong lưỡi. Lúc này, mình kiểm tra tay chân bé thì thấy nốt rộp xuất hiện nhiều hơn. Vì trước đó mình đọc khá nhiều bài về tính chất nguy hiểm của bệnh tay chân miệng nên mình ôm con đến bệnh viện khám cho bé ngay sau đó".

Ở bệnh viện, chị Ngọc Hà được bác sĩ tư vấn làm thêm xét nghiệm để phát hiện virus Enterovirus 71 (EV-71), một chủng virus có thể làm diễn biến bệnh tay chân miệng phức tạp hơn. Sau khi nhận kết quả xét nghiệm, bé không mắc chủng virus nguy hiểm này, bác sĩ kê thuốc cho bé gồm nước súc miệng diệt khuẩn và kem bôi lên vết loét.

Làm theo kê toa của bác sĩ, sau 5 ngày chị Hà thấy bé khỏi bệnh, những vết mụn rộp khô lại và bong đi, bé cũng không bị sốt. "Sau khi bé khỏi bệnh mình thở phào nhẹ nhõm, mình cặp nhiệt độ cho bé liên tục nhưng cũng không thấy bé sốt nên cũng bớt nhiều lo lắng. Việc điều trị cho bé ở nhà cũng không có gì phức tạp, mình chăm sóc bé như hàng ngày và bôi thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. May mắn là bé nhà mình bị tay chân miệng thể nhẹ nên nhanh khỏi".

banner ads

Trong quá trình cùng con chữa bệnh, chị Hà đã được bác sĩ tư vấn là bệnh có thể mắc lại nhiều lần trong năm, bé có thể bị đau nhiều và ăn uống khó. Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên từ kinh nghiệm bản thân, chị Ngọc Hà khuyên bố mẹ cần thực hiện những điều dưới đây:

- Tổng vệ sinh nhà cửa thường xuyên, định kỳ làm sạch đồ chơi của bé. Với đồ chơi nhựa nhỏ thì có thể phân loại, cho vào túi giặt và bỏ vào máy giặt cùng thú nhồi bông, với đồ chơi lớn thì lau sạch bằng dung dịch sát khuẩn.

- Không chọc vỡ các mụn bọng nước của bé mà để mụn tự xẹp một cách tự nhiên.

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn, đồ uống cho bé và sau khi cho bé ăn, vệ sinh cho bé, khi vô tình chạm vào các bọng nước.

- Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn.

- Liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể bé, và phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Theo ngoisao

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI