Cẩm nang hướng dẫn cho tiết cho người đi du lịch Lạng Sơn

Lạng Sơn có những địa danh đã đi vào thơ ca như phố Kỳ Lừa, núi Tô Thị, chùa Tam Thanh. Không chỉ có những cảnh đẹp như tiên cảnh chốn trần gian, xứ Lạng còn được biết đến với nhiều món đặc sản riêng có và cả những lễ hội, điệu hát mang đậm bản sắc.

banner ads

I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

26212-lang-son-1.jpg

Mùa hè nhuộm nắng ở Lạng Sơn

Hà Nội cách Lạng Sơn 180km về phía Bắc. Từ Hà Nội, bạn có thể bắt xe khách theo đường bộ để đến với thiên đường mua sắm Lạng Sơn. Một số dịch vụ vận tải hành khách uy tín bạn có thể chọn:

1. Tuyến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc – Lạng Sơn

Xe Ngọc Phương (tuyến Hà Nội – Lạng Sơn/ Hữu Nghị Quan/ Tân Thanh)

  • Giờ xuất bến: Mỹ Đình: 11h40, 11h55; Hữu Nghị Quan: 16h15; Lạng Sơn:16h30
  • Điện thoại: 0984 717333

Xe Phượng Hùng (Mỹ Đình – Lạng Sơn/ Đồng Mỏ/ Mẹt/ Vôi/ Bắc Giang)

  • Giờ xuất bến: Lạng Sơn: 5h30; Mỹ Đình: 10h55
  • Điện thoại: (025) 38708625/ 0982 870865/ 0126 8385588

Xe Đức Dũng (Hà Nội – Lạng Sơn/ Hữu Nghị Quan)

  • Giờ xuất bến: Mỹ Đình: 11h20, 11h40; Lạng Sơn: 16h30, 17h00.
  • Điện thoại: (04) 37168842/ 0912 266473/ 0982 276899

Xe Đại Huyền (Hà Nội – Lạng Sơn/ Hữu Nghị Quan)

  • Giờ xuất bến : Mỹ Đình: 6h, 6h25, 9h, 14h25; Lạng Sơn: 9h30,12h, 13h, 15h
  • Điện thoại: 0968 428999/ 0979 293188

Xe Là Thiềm (Hà Nội – Lạng Sơn/ Hữu Nghị Quan)

  • Giờ xuất bến : Mỹ Đình: 8h30; Lạng Sơn: 12h30
  • Điện thoại: 0968 404333

Xe Huy Võ (Hà Nội – Lạng Sơn/ Hữu Nghị Quan)

  • Giờ xuất bến: Mỹ Đình: 9h; Lạng Sơn: 15h
  • Điện thoại: 0985 018866

Xe Diệp Thủy (Hà Nội – Lạng Sơn/ Hữu Nghị Quan)

  • Giờ xuất bến: Giáp Bát: 17h; Lạng Sơn: 11h30
  • Điện thoại: 0968 416888

Xe Mẫn Mến (Hà Nội – Lạng Sơn/ Hữu Nghị Quan)

  • Giờ xuất bến: Mỹ Đình: 18h; Bến xe Tân Thanh: 11h30
  • Điện thoại: 0969 162888

Xe Tiệp Mai (Hà Nội – Lạng Sơn/ Hữu Nghị Quan)

  • Giờ xuất bến: Yên Phụ (Hà Nội): 5h; Nguyễn Trường Tộ (Hà Nội): 7h; Lạng Sơn 12h30-14h.
  • Điện thoại: 0903 451996

2. Các tuyến xe buýt nội tỉnh Lạng Sơn

- Tuyến 01:Mai Pha – Tân Thanh (Mai Pha – Đ.Hùng Vương – Đ.Lý Thái Tổ – Đ.Bà Triệu – Đ.Phai Vệ – Đ.Lê Đại Hành – Đ.Ngô Quyền – Đ.Lê Lợi – Ngã 6 Pò Soài – Đ.Nhị Thanh – Đ.Trần Đăng Ninh – Dốc Đồn – đền Vua Lê – Hoàng Đồng – Ngã ba Phai Trần QL1A – TT. Đồng Đăng – QL4B – Pắc Luống – BX. Tân Thanh).

- Tuyến 02:Pắc Luống – Na Sầm (Ngã ba Pắc Luống – Quốc lộ 4A – Nhà Văn hóa thị trấn Na Sầm).

- Tuyến 03:Bến xe phía Bắc – Na Dương (BX Phía Bắc – QL1A – Đ. Trần Phú – Đ. Bắc Sơn – Đ. Minh Khai – Đ. Trần Đăng Ninh – Đ. Lê Lợi – Đ. Ngô Quyền – Ngã tư Mỹ Sơn – QL 4A – TT. Lộc Bình – TT. Na Dương).

3. Tuyến Tp.HCM và các tỉnh phía nam – Lạng Sơn

Xe Hoàng Long (Lạng Sơn – Hà Nội – Sài Gòn – Cần Thơ)

  • Giờ xuất bến: Lạng Sơn: 11h; Cần Thơ: 18h30
  • Điện thoại: 025 3898585 – 0710 3783378

II. KHÁCH SẠN – NHÀ NGHỈ Ở LẠNG SƠN

26237-bac-son-3.jpg

Cảnh đẹp ở Bắc Sơn - một huyện của xứ Lạng

Khách sạn Kim Sơn

  • Địa chỉ: 3Nguyễn Thị Minh Khai Tp Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3870 378 3870 899 3871 722

Khách sạn Đông Kinh

  • Địa chỉ: Số 2 Phai Vệ Tp Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3870 166

Khách sạn Hoa Sim

  • Địa chỉ: Số 2 Hoàng Văn Thụ Tp Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3812 008

Khách sạn Mẫu Sơn

  • Địa chỉ: 125 Trần Đăng Ninh Tp Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3876 818

Khách sạn Kỳ Lừa

  • Địa chỉ: 208 Trần Đăng Ninh Tp Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3870 020

Khách sạn Bích Hưng

  • Địa chỉ: 39 Lê Đại Hành Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3870 736

Khách sạn Hoàng Đạt

  • Địa chỉ: Số 2 ngõ 1 Đường Phai Vệ Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3871 177

Khách sạn Anh Đào

  • Địa chỉ: Số 2 Đường Nhị Thanh Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3870 543

Khách sạn Hoàng Vũ

  • Địa chỉ: 25 3Lê Lợi Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3870 004

Khách sạn Đăng Ninh

  • Địa chỉ: 240 Trần Đăng Ninh Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 387 3738

Khách sạn Suối Ngọc

  • Địa chỉ: Đường Bến Bắc Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3710 389

Khách sạn Dreams

  • Địa chỉ: 66 Lê Đại Hành Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3879 888

Khách sạn Hoa Biển

  • Địa chỉ: 99B Phai Vệ Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3717 360

Khách sạn Hoa Hồng

  • Địa chỉ: 57 Phai Vệ Tp Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3716 110

Khách sạn Vạn Xuân

  • Địa chỉ: 140 Trần Đăng Ninh Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3710 440

Khách sạn Hoàng Đạt

  • Địa chỉ: 351 Bà Triệu Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3871 177

Khách sạn Hoàng Sơn Hải

  • Địa chỉ: 57 Tam Thanh Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3710 479

Khách sạn Phú Quý

  • Địa chỉ: 132 Phai Vệ Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3718 888

Khách sạn Nam Ninh

  • Địa chỉ: 40 Ngô Gia Tự Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3717 696

Khách sạn Hoa Phượng

  • Địa chỉ: 92 Trần Đăng Ninh Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3871 233

Khách sạn Hòa Bình

  • Địa chỉ: 127 Trần Đăng Ninh Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3870 807

Khách sạn Hoàng Anh

  • Địa chỉ: 22 Lê Đại Hành Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3871 366

Khách sạn du lịch Công Đoàn

  • Địa chỉ: 76 Lê Hồng Phong Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại: 025 3870 035

Nhà khách UBND huyện Bắc Sơn

  • Địa chỉ : Hoàng Văn Thụ, Thị trấn Bắc Sơn, Bắc Sơn, Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại : 025 3838750

Nhà nghỉ Bình Hương

  • Địa chỉ : Minh Khai, Thị trấn Bắc Sơn, Bắc Sơn, Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại : 025 3837728

Nhà khách UBND huyện Bình Gia

  • Địa chỉ : Quốc lộ 1B, Thị trấn Bình Gia, Bình Gia, Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại : 025 3834218

Nhà nghỉ Trường Nhạn

  • Địa chỉ : Quốc lộ 1B, Thị trấn Bình Gia, Tp. Lạng Sơn
  • Điện thoại : 025 3835666

III. CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG, HẤP DẪN Ở LẠNG SƠN

1. Hang động Chùa Tiên – Giếng Tiên

26217-chua-tien.jpg

Hang động Chùa Tiên – Giếng Tiên

Trên đường đi Mai Pha, giữa cánh đồng rộng lớn có núi đá hình voi nhô lên. Đó chính là núi Đại Tượng, nơi tọa lạc của động Chùa Tiên. Động nằm giữa lưng chừng núi, nơi mặt đá rộng gọi là giếng Tiên, có cửa thông thiên và có đường xuống hồ thu thủy. Đây là nơi dân trong vùng thờ cả Phật, Thánh Mẫu và Đức Thánh Trần. Hiện trong chùa còn lưu giữ hệ thống văn bia do nhiều văn sĩ, thi sĩ tức cảnh sinh tình trước vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Lạng mà ghi lại.

2. Đền Kỳ Cùng

26220-den-ky-cung.jpg

Đền Kỳ Cùng

Bên bờ bắc sông Kỳ Cùng là đền Kỳ Cùng, một điểm sinh hoạt tín ngưỡng linh thiêng đối với người dân trong vùng. Đền thờ thần Giao Long, gắn với truyền tích về quan Tuần Tranh, người trấn thủ Lạng Sơn và lập nhiều công trạng song đã bị vu oan dâm ô và phải chọn cách trầm mình xuống sông để chứng minh sự trong sạch. Vào trong đền, du khách sẽ bắt gặp bờ đá Kỳ Cùng, một trong tám cảnh đẹp nhất của Lạng Sơn.

3. Di tích kiến trúc quân sự Thành nhà Mạc (phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn)

26235-thanh-nha-mac-2.jpg
26236-thanh-nha-mac.jpg

Di tích kiến trúc quân sự thành nhà Mạc

Vào thế kỷ XVI thành nhà Mạc là căn cứ quân sự hiểm yếu được xây dựng nhằm chắn con đường độc đạo nối Ải Bắc xuống phía Nam, chống lại Lê – Trịnh. Di tích này hiện chỉ còn lại 2 đoạn tường được xây bằng những khối đá lớn có chiều dài khoảng 300m, chiều rộng khoảng 1m. Từ trong thành nhìn ra, du khách sẽ nhận thấy thế đắc địa của điểm quân sự này với thung lũng lúa bạt ngàn phía trước cùng làng mạc sầm uất và quần sơn trùng điệp.

4. Động Nhị Thanh – Chùa Tam Giáo

26224-dong-nhi-thanh1.jpg

Động Nhị Thanh

26218-chua-tam-giao.jpg

Chùa Tam Giáo

Động Nhị Thanh được danh nhân Ngô Thì Sĩ khám phá, tôn tạo và đặt theo đúng tên hiệu của mình. Để ghi nhớ công ơn của ông, người ta đã chọn một hốc đá nhỏ và khắc chân dung ông với tư thế ngồi tựa vào vách đá. Với những đường nét chạm khắc tinh xảo, uyển chuyển và có hồn như chính người thật, bức tượng này mang một giá trị nghệ thuật quý giá còn lại cho đến ngày nay.

Từ động Nhị Thanh, nhìn về bên phải sẽ thấy chùa Tam Giáo. Tại đây, Ngô Thì Sĩ đặt làm nơi thờ cả ba đạo Khổng Tử, Lão Tử và Phật Thích Ca. Kiến trúc chùa Tam Giáo rất đặc biệt khi không được xây bằng tường, không lợp mái mà chỉ dùng hang, hốc để làm nơi phụng thờ. Bên trái chùa còn có suối Ngọc Tuyền soi bóng lùm cây trong làn nước trong vắt hữu tình.

5. Động Tam Thanh – Chùa Tam Thanh (Thanh Thiền)

26219-chua-tam-thanh.jpg

Chùa Tam Thanh

Chùa Tam Thanh nổi tiếng được gọi theo ba tiên cảnh cao nhất trong đạo Giáo là Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh. Về sau khi đạo Giáo không còn thịnh hành, nhân dân trong vùng chủ yếu thờ Phật. Sở dĩ chùa này được biết đến nhiều là bởi các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Đáng kể nhất là bức phù điêu A-di-đà có từ thế kỷ XVII được tạc đứng vào vách đá trên một lá bồ đề. Hiện nay, trong chùa còn có một hệ thống bia Ma Nhai là sử liệu về văn hóa nghệ thuật của các văn sĩ xưa được lưu lại. Khi đi vào động sâu, bạn sẽ thấy hồ Âm Ty, nơi nước không bao giờ cạn cùng rất nhiều cảnh quan huyền ảo được tạo ra từ các nhũ thạch màu sắc và hình dạng khác nhau.

Đi sâu vào trong Động, ở khu trung tâm có hồ Âm Ty, nước không bao giờ vơi cạn. Bên trong còn có cả một sân khấu nhỏ và lối lên cổng trời để thu vào tầm mắt cảnh nước non muôn trùng.

6. Núi Tô Thị/ núi Vọng Phu(thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn)

26238-nui-to-thi.jpg

Núi Tô Thị

Nằm chếch về phía tây bắc núi Tam Thanh là núi Tô Thị, ngọn núi có hình dáng giống người phụ nữ bồng con. Nơi đây gắn liền với tích nàng Tô Thị bồng con đứng trông chồng từ phương Bắc đánh trận trở về. Vì đợi không đợi nên cả hai mẹ con nàng đã hoá thành đá. Qua sự tàn phá của thời gian, di tích này đã bị huỷ nhưng tỉnh Lạng Sơn đã cho khôi phục lại nguyên bản để giữ gìn trong tâm khảm người dân về một hình ảnh đẹp của người phụ nữ.

7. Chợ Đông Kinh và chợ đêm Kỳ Lừa

26216-cho-dong-kinh.jpg

26239-cho-dem-ki-lua86060.jpg

Chợ Đông Kinh và chợ đêm Kỳ Lừa

Chợ Đông Kinh là trung tâm thương mại lớn nhất của thành phố Lạng Sơn. Chợ gồm 3 tầng được bố trí bày bán lần lượt từ dưới lên với các loại mặt hàng điện tử, tạp hóa và thời trang. Nhiều du khách chọn đây là điểm tham quan, mua sắm khi đến với Lạng Sơn.

Từ 6h đến 23h, chợ đêm Kỳ Lừa bắt đầu họp. Nơi đây không chỉ để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách mà còn là nơi các giá trị văn hóa bản địa thể hiện một cách sinh động nhất.

8. Đoàn Thành Lạng Sơn(phường Chi Lăng – Thành phố Lạng Sơn)

26223-doan-thanh.jpg

Đoàn Thành Lạng Sơn

Đoàn thành là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Lạng Sơn vào thời phong kiến, nơi phòng thủ quân sự ở cửa ngõ của đất nước. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nơi đây chỉ có cổng thành và bức tường thành phía Nam với chiều dài hàng trăm mét là những dấu tích khá nguyên vẹn còn lại.

9. Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Cách thành phố Lạng Sơn 17km về phía Bắc là Hữu Nghị Quan, cửa khẩu quốc tế nằm trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Đây là vị trí cửa ngõ, có vai trò kinh tế vô cùng quan trọng.

10. Bia Thủy Môn Đình(thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)

Di tích lịch sử, văn hoá Bia Thủy Môn Đình là một tấm bia cổ, niên hiệu Cảnh Trị thứ 18 (1670) ghi công trạng của Hữu Đô Đốc Thao Quận công Nguyễn Đình Lộc với sự nghiệp gắn liền với xứ Lạng. Điểm đặc biệt của tấm bia này là trên bài Minh, văn lược trong bia có nhắc đến hai chữ “Việt Nam” trong câu “Việt Nam hầu thiệt. Trấn Bắc ải quan. Thạch bích hoàn vũ. Uyên quân giới phiên. Đồng Đăng linh ấp”. Cộng thêm việc bia được tìm thấy gần ải Nam Quan tức Hữu Nghị Quan ngày nay cho thấy đây là một minh chứng lịch sử của sự khẳng định chủ quyền với tên gọi Việt Nam từ hơn 3 thế kỷ trước.

11. Đền Mẫu Đồng Đăng/ Đồng Đăng linh tự(thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)

26240-den-mau-1.jpg

Đền Mẫu Đồng Đăng/ Đồng Đăng linh tự

Tương truyền đây chính là nơi Mẫu Liễu Hạnh và Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan) gặp gỡ sau khi ông trở về từ Trung Hoa. Trong đền Mẫu có tổng cộng 5 gian thờ cả Phật, Mẫu Thượng ngàn, Chúa Thượng ngàn và Chúa Liễu theo tín ngưỡng dân gian. Cứ vào ngày mồng 10 tháng Giêng hàng năm, nhân dân lại tổ chức lễ hội xuân Lồng Tồng tại đây. Trong lễ hội có rất nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc như múa võ cổ truyền, múa sư tử, thi đấu thể thao…

12. Khu du kích Ba Sơn(Bản Ranh, xã Xuất Lễ)

Ba Sơn là khu du kích gắn liền với thắng lợi của quân và dân Lạng Sơn trong việc đẩy quân đội Pháp đến thất bại tại mặt trận biên giới 1950 và góp phần quan trọng dẫn đến chiến thắng sau cùng, giải phóng hoàn toàn Lạng Sơn.

13. Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn và huyện Bắc Sơn

26241-img0327-fileminimizer.jpg

Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn

Điều đập vào mắt du khách trước tiên khi đến với làng Quỳnh Sơn đó là tổng quan kiến trúc đồng nhất từ các gian nhà sàn của bản làng dân tộc Tày. Các ngôi nhà nơi đây đều quy nhất về hướng Nam và đặt trong cảnh quan núi rừng xanh thẳm. Nhiều ngôi nhà trong đó còn được làm bằng các loại gỗ quý hiếm như nghiến, lý, sến…

Tại đình làng, còn có cả một cây khế và một cây đa cổ thụ với tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Trong đó, cây đa trồng từ năm 1540 mang hình dáng rất kỳ lạ khi có đến 3 gốc, tán cây xanh tốt cho phủ cho cả vùng. Riêng cây khế, dù đã có từ năm 1663 nhưng đến nay vẫn đơm hoa kết trái tươi tốt. Chỉ riêng bộ rễ đã mọc lên những gốc khế mới xanh tươi.

Người dân tin rằng đây chính là điềm lành cho vùng đất thiêng. Hàng năm, cứ vào ngày 12 và 13 tháng Giêng, nhân dân trong làng lại tổ chức lễ hội linh đình với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc như lễ rước thành hoàng làng, lễ cầu an, lễ xuống đồng, đánh đu, hát ví, múa trầu, múa Tán đàn, chơi cờ tiên…

26242-t.jpg

Khu di tích Khởi nghĩa Bắc Sơn

26215-bao-tang-bac-son.jpg

Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn

Ngoài ra, trong làng còn có di tích Cầu Rá Riềng, nơi mở đầu cho chiến thắng của khởi nghĩa Bắc Sơn và Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn là những điểm tham quan nổi tiếng của vùng. Các khu vực phụ cận của Quỳnh Sơn còn có những điểm đến đáng chú ý như rừng gỗ nghiến, đình Nông Lục, khu di tích Mỏ Nhài, hồ Tam Hoa, hồ Vũ Lăng,… nơi bạn có thể trải nghiệm cảm giác bơi bè mảng, câu cá và thưởng thức các món ngon của đồng bào. Bên cạnh đó, cũng không quên khám phá danh thắng hang Cốc Lý, hồ thuỷ lợi Pác Mỏ (xã Hữu Vĩnh), hang Thắm Hoài, hang Lân Pán và hang Rù Hon.

14. Ải Chi Lăng

26214-ai-chi-lang-3.jpg
26213-ai-chi-lang-2.jpg

Ải Chi Lăng

Nhắc đến huyện Chi Lăng phải nói đến trước hết về vùng địa linh nhân kiệt Ải Chi Lăng. Trong các cuộc viễn chinh tràn từ phương Bắc, Ải Chi Lăng với địa thế hiểm yếu, quy mô rộng lớn và đồ sộ với chiều dài 20km, chiều rộng 3km đã góp phần tạo nên nhiều chiến công vang dội gắn liền với tên tuổi của các nhà quân sự lỗi lạc như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn…

15. Núi mặt quỷ(thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn)

26230-nui-mat-quy.jpg

Núi mặt quỷ

Sở dĩ núi có tên độc đáo đến vậy vì hình dáng núi có dạng như mặt quỷ khổng lồ với đầy đủ mắt, mũi. Người dân ở Quánh Thánh, coi đây là nơi trấn giữ bình an cho cả vùng.

16. Hang Gió/ Động Thông Gió/ Mai Sao Phong động(Lũng Khòm, thôn Sao Thượng B, xã Mai Sao, huyện Chi Lăng)

Hang Gió là một danh thắng nổi bật của huyện Chi Lăng. Nó bao gồm 2 tầng, có chiều dài lên đến hàng trăm mét, chiều rộng khoảng 50 – 70m, chiều cao tầm 30 – 40m. Vòm hang nơi đây trông giống như hình dáng các nhà thờ và có nhiều nhũ thạch với hình thù kỳ dị.

17. Hang Lạng Nắc/ hang Miệng Hổ/ hang Treo (xã Mai Sao, huyện Chi Lăng)

26244-hang.jpg

Hang Lạng Nắc

Trong dãy núi đá vôi xã Mai Sao có hang Lạng Nắc, một hang động tương đối rộng lớn trong hệ sinh thái khá đa dạng bao gồm núi đá, núi đất, thung lũng, sông, suối, …

18. Đền Bắc Lệ

Đền Bắc Lệ có từ đầu thế kỷ XX và đã trải qua tổng cộng 5 lần tu sửa. Mặc dầu vậy, đến nay đền vẫn còn giữ vẻ cổ xưa, với các gian thờ mới. Các di vật cổ trong đền dù mất mát nnhiều nhưng vẫn còn lại những di vật rất giá trị, trong đó có 19 pho tượng gỗ quý.

19. Khu du lịch sinh thái cộng đồng Hữu Liên

26245-huu-lien.jpg

Khu du lịch sinh thái cộng đồng Hữu Liên

Đây không chỉ là nơi cảnh quan hữu tình với khu rừng đặc dụng quý hiếm, các hang đá kỹ vỹ, những ngọn núi sừng sững mà còn là nơi du khách có thể hoà mình vào các lễ hội, trò chơi dân gian, các tập tục văn hoác độc đáo của các đồng bào dân tộc.

20. Đỉnh Mẫu Sơn

26246-11-12-2010-10-29-07-am.jpg

Đỉnh Mẫu Sơn

Đứng trên đỉnh Mẫu Sơn là lúc bạn thả mình vào thiên nhiên phóng khoáng và trong lành để tìm cảm giác thư thái, yên tĩnh tuyệt vời. Vào mùa đông, nhiệt độ nơi đây có thể hạ xuống độ âm và có cả hiện tượng băng, tuyết. Những mùa thường niên, Mẫu Sơn luôn có mây phủ với nhiệt độ trung bình khoảng 15,5 độ C. Nơi đây là vùng đất của các sản vật quý như chè tuyết sơn, chanh rừng, gà sáu cựa, rượu Mẫu Sơn, ếch hương…

IV. MÓN NGON - ĐẶC SẢN CỦA LẠNG SƠN

1. Vịt quay và phở vịt quay

26232-pho-vit-quay.jpg

Phở vịt quay

Vịt quay rất phổ biến ở Lạng Sơn. Người ta chọn giống vịt bầu Thất Khê để làm ra món ngon đặc sản này của Lạng Sơn. Sau khi vịt được rửa và làm sạch sẽ được tẩm các gia vị tiêu, hành, và trái móc mật, sau đó, nhồi cả vào bên trong bụng vịt, khâu kín. Bên ngoài da sẽ được phết một lớp mật ong ướp trong khoảng 15 phút trước khi quay trên than hoa. Sau công đoạn quay, người ta tiếp tục nhúng nguyên con vào chảo mỡ và liên tục xối dầu sôi trong khoảng 15 phút. Những con vịt sau khi ra lò sẽ thấm màu mật ong vàng giòn, từng thớ thịt thấm đẫm các loại hương liệu và phảng phất mùi trái móc mật thơm.

Người dân trong vùng thường dùng vịt làm món ăn chơi hoặc phổ biến nhất là dùng để ăn phở. Nước mỡ vịt sẽ được dùng để chan vào nước phở khiến tô phở khi chỉ nghe mùi thôi cũng đủ ứa nước miếng, khi ăn lại càng thấy ngon đến tê người.

2. Phở chua Thất Khê

26231-pho-chua-2.jpg

Phở chua Thất Khê

Để làm ra món phở chua danh tiếng cần rất nhiều công phu. Cái thú của việc thưởng thức phở chua chính là được nhâm nha từng ít một để tận hưởng hết vị ngon của nó. Mặc dù nhiều vùng trong xứ Lạng đều có bán phở chua, nhưng người sành ăn chỉ thích nhất là phở chua Thất Khê.

Vì phở chua ăn khô nên cần có phần nước. Trước tiên, để có phần khô, sau khi mua phở về, người ta đem se lại để sợi phở vừa dai lại vừa dẻo. Các nguyên liệu cần có tiếp theo gồm doing giòn nhờ được thoa mỡ, khoai tây thái chỉ, thịt ba chỉ quay, dạ dày lợn quay và phần không thể thiếu là vịt quay.

Với phần nước sốt, họ dùng nước báng tỏi, pha ít giấm, đường, mì chính… Riêng nước lèo được lấy từ nước vịt quay thơm phức.

Khi ăn, khách gọi món, các nguyên liệu được cho vào trong một chiếc tô, trộn đều và dọn cùng bát nước lèo, ít rau sống, dưa chuột… Nhiều người còn rắc thêm vào tô phở chua ít lạc rang giã nhỏ và vài lát lạp xưởng để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Đây là món ăn nổi tiếng của xứ Lạng và chỉ những khách quý mới được người dân đãi dùng món này khi đến thăm nhà.

3. Bánh cuốn trứng

26248-banhcuontrungthienhuong06.jpg

Bánh cuốn trứng

Dù không nổi tiếng như bánh cuốn trứng ở nhiều vùng khác nhưng đây vẫn là lựa chọn hàng đầu cho bữa sáng của những ai đặt chân lên xứ Lạng. Về cơ bản, bánh cuốn trứng vẫn được làm theo từng khâu như những vùng khác nhưng khi tráng, người ta cho thêm vào một quả trứng bên trong bánh trước khi cuốn. Dùng bánh cuốn trứng vào buổi sáng sẽ khiến du khách cảm thấy ấm bụng hơn để sẵn sàng cho những cuộc ngao du sơn thuỷ.

4. Khâu nhục

26249-images788593khaunhuc.jpg

Khâu nhục

Khâu nhục là món ăn thể hiện đầy đủ sự tinh tế trong ẩm thực của người dân bản địa. Món ăn này thường chỉ được dọn trong dịp tế hoặc cưới hỏi. Khi người ta thấy bát khâu nhục được dọn lên mâm với những miếng thịt vàng nâu sắp đều tăm tắp cuộn toàn bộ phần nhân bên trong với nhiều gia vị và nguyên liệu độc đáo của núi rừng cũng là lúc những chén rượu nồng bắt đầu trao nhau. Chỉ một lần ăn khâu nhục là du khách sẽ không bao giờ có thể quên được vị ngon đậm đà đến ngất ngây của món ăn độc đáo và vô cùng cầu kỳ này.

5. Bánh cao cằng

26250-cao-sang.jpg

Bánh cao cằng

Bánh cao cằng được làm từ gạo tẻ. Người ta đem gạo ngâm qua đêm trước khi xay nhuyễn thành bột. Sau đó họ chia ra một phần bột, thêm nước cho loãng và đun sôi. Nước bột này sẽ được trộn cùng bột sống còn lại thành một thứ bột đặc sánh và nêm gia vị. Bánh được làm chín bằng cách hấp. Song không đơn giản như cách hấp thông thường mà người ta phải đổ đến 3 lớp bột cho 3 lần hấp để bánh được chín đều trong một khay sâu lòng. Nhân bánh bên trong được làm từ thịt ba chỉ bằm và hành khô được xào chín với các gia vị. Khi dọn, bánh cao cằng không dọn kèm nước sốt hay nước mắm mà được ăn cùng một bát nước canh được hầm từ xương ống rất ngọt và thơm.

6. Bánh áp chao

26251-ap-chao.jpg

Bánh áp chao

Bánh áp chao của Lạng Sơn chia làm hai phần: một là phần vịt chao dầu đã ướp húng lìu dọn cùng bát nước giấm ngâm măng đắng, mắc mật, ớt cùng gia vị và một là phần vịt bọc bột nếp chiên giòn dọn cùng nước mắm đu đủ pha giấm ớt. Chỉ cần nhìn thôi cũng thấy đủ thèm với món ăn đầy sắc màu và hương vị này. Người dùng có thể ăn mãi mà không biết chán bởi xen giữa vị beo béo của vịt và bột nếp chiên là cái vị chua chua, cay cay của nước chấm rất đậm chất xứ Lạng này.

7. Lợn quay

26252-maxresdefault.jpg

Lợn quay

Nếu vịt quay là món ngon phổ biến ở xứ Lạng thì lợn quay cũng là món ngon như thế. Người ta chọn lợn ỉn bởi loại lợn này thơm và cũng chỉ chọn con độ 20-35kg để có được con xương nhỏ, nhiều nạc và chắc thịt. Sau khi làm sạch lông bên ngoài và lấy sạch bộ lòng, người ta sẽ dùng muối tiêu xát đều vào bụng để lợn dễ thấm gia vị. Sau đó họ cho lá móc mật vào trong bụng và khâu lại. Để ngoài bì áo đều một màu vàng xẫm đẹp mắt, người ta trộn mật ong với giấm phết kỹ lên toàn bộ da lợn và mang đi quay. Trong lúc quay thỉnh thoảng họ lại phết thêm mật ong và dùng que nhọn chọc dầu lên da lợn để bì nở đều, giòn mà không bị nứt. Khi quay vừa chín tới, người ta dùng một khăn ẩm lau một lượt lên toàn bộ con lợn và thổi lửa lớn để bì phồng lên. Sau khoảng 1 tiếng để nguội, họ chặt thịt lợn ra từng miếng nhỏ và dọn món. Miếng thịt quay giòn đều, vàng ruộm, vừa chắc lại vừa thơm không khỏi khiến ai nấy đều tấm tắt.

8. Măng ớt

26227-mang-ot.jpg

Măng ớt

Măng ớt Lạng Sơn chỉ đơn giản là măng vầu, ngâm với giấm và ớt, quả móc mật nguyên trái vậy mà lại là món ăn khó cưỡng đối với nhiều bữa ngon khi đến Lạng Sơn.

9. Cải ngồng

26253-picture377.jpg

Cải ngồng

Từ cây cải, người ta đem để nó già, ra hoa và mọc thêm thân non cao vổng lên. Chính thân non này là thứ đặc sản cải ngồng mà ai nấy cũng muốn mua về dùng. Người ta có thể dùng cải ngồng làm đủ thứ món ngon như nấu canh, luộc…Nhưng có thể ngon nhất vẫn là cải ngồng xào thịt bò.

10. Nem nướng Hữu Lũng

26229-nenm-nuong-huu-lung.jpg

Nem nướng Hữu Lũng

Nem nướng Xứ Thanh có hương vị rất đặc biệt của thịt chua ngai ngái quyện trong hương thơm của lá chuối khi được nướng kỹ. Nem ăn cùng lá cây đinh lăng và nước chấm chua, cay ngọt rất hài hoà.

11. Rau bò khai và rau sau sau

26254-rau-bo-khai-xao-toi.jpg

Rau bò khai xào tỏi

Cây bò khai là loại thân leo, ngọn vừa nhỏ, vừa mềm như bún. Dân trong vùng thường đem rau xào chung với thịt bò hoặc bánh đa.

Cây sau sau thuộc loài thân gỗ, có tán che cả một vùng rộng lớn. Vào mùa xuân, người ta thường hái búp non với đủ vị bùi, chát, ngọt và hương thơm nồng để mang về dùng.

Cả hai loại rau này đều là đặc sản mà du khách thường tìm mua khi đến Lạng Sơn.

12. Mãng cầu Chi Lăng

26257-na-3.jpg
26256-na-2.jpg

Na Chi Lăng

Cuối tháng 8, mãng cầu (na) Chi Lăng vào mùa với những quả lớn, mắt hồng và căng. Ở Lạng Sơn, chỉ có hai vùng Chi Lăng và Hữu Lũng ở núi đá vôi Kai Kinh mới thực sự là vương quốc na của cả xứ. Để chuyển na từ trên đỉnh núi xuống, người ta phải dùng những chiếc ròng rọc nên khách du thường gọi ví loại na này là “na đu dây”.

13. Mắc mật/ hồng bì núi/ củ khỉ/ dương tùng

26255-mac-mat.jpg

Quả mắc mật

Mắc mật từ lâu đã trở thành một thứ gia vị không thể thiếu trong một số món ăn đặc biệt của người dân vùng Đông Bắc. Nó có thể ăn tươi hoặc dùng để tẩm ướp, nấu, kho …Cả quả và lá mắc mật đều được sử dụng phổ biến như nhau và làm nên đặc trưng cho nhiều món ăn như vịt quay, lợn quay, măng ớt…

14. Các sản phầm từ cây hồi Văn Quan, Văn Lãng, Bình Gia

26225-hoi.jpg

Hoa hồi

Tinh dầu hồi không chỉ là một dược liệu quý mà còn là gia vị đặc trưng tạo nên vị độc đáo cho một số món ăn ngon như phở. Hoa hồi, chính là sản phẩm được ưa chuộng tại các thị trường quốc tế như Trung Quốc, Pháp, Cannada,… Ở Việt Nam, chỉ riêng Lạng Sơn đã chiếm đến 90% sản lượng hồi trên toàn quốc.

15. Hồng không hạt Bảo Lâm

26226-hong-bao-lam.jpg

Hồng không hạt Bảo Lâm

Hồng không hạt là giống hồng được trồng lâu đời ở Lạng Sơn. Trong đó, số được trồng ở xã Bảo Lâm là giống có năng suất và chất lượng tốt nhất. Quả hồng có độ giòn, rất thơm và ngọt đậm. Khi cắt ngang thấy có những cánh múi hình hoa thị rất mịn màu xếp đều nhau từ 8 – 12 cánh. Đây là giống cây bản địa và chỉ trồng trong vùng mới cho chất lượng thơm ngon.

16. Quýt Bắc Sơn

26233-quyt-bac-son.jpg

Quýt Bắc Sơn

Trên các khe núi thung lũng, sườn đồi của huyện Bắc Sơn, từ rất lâu đã mặc lấy màu vàng nổi tiếng của loại quýt mang hương gió rừng. Hương thơm của loại quýt này không có loại nào sánh kịp. Quýt Bắc Sơn có hai loại quýt dẹt và quýt tròn. Cả hai đều có màu vàng ươm, vỏ hơi mỏng, vỏ róc, ít xơ và đặc biệt hương thơm, vị ngọt đều đậm. Đây được đánh giá là một trong những loại quýt thơm ngon nhất tính đến thời điểm hiện nay.

V. CÁC NHÀ HÀNG – QUÁN ĂN

Đến Lạng Sơn, bạn tha hồ được ăn ngon với nhiều món đặc sản nổi tiếng. Các địa chỉ của những quán ăn ngon theo mỗi món, bạn có thể tìm:

1. Món vịt quay và phở vịt quay

  • Phở và vịt quay Hải Xồm trên đường Bà Triệu
  • Quán phở ở mặt sau Bưu điện tỉnh Lạng Sơn, phố Thân Thừa Quý
  • Quán vịt quay Mật Mật – Địa chỉ: 15 Bắc Sơn – Điện thoại: 025 3556086
  • Quán vịt quay Hùng Hưng – Địa chỉ: 13 Bắc Sơn – Điện thoại: 025 3878654
  • Quán vịt quay Hương Nga – Địa chỉ: 128 Bắc Sơn – Điện thoại: 025 3879819 ‎
  • Quán vịt quay Hà Nga – Địa chỉ: 157 Hùng Vương – Điện thoại: 025 3876440

2. Món áp chao:Quán Xuân Sửu – Địa chỉ: 2 Lê Lợi, Tp. Lạng Sơn

3. Món bánh cao sắng: Dốc Phai Món – Tp Lạng Sơn

4. Món bánh cuốn trứng:

  • Cạnh khách sạn Nam Ninh 40 Ngô Gia Tự – Tp. Lạng Sơn
  • Quán Bà Thắm – Địa chỉ: 14 Nguyễn Du – Tp. Lạng Sơn
  • Quán Bắc Hùng – Địa chỉ: 21 Nguyễn Du – Tp. Lạng Sơn
  • Quán Hương Phi – Địa chỉ: 27 Nguyễn Du – Tp. Lạng Sơn
  • Quán Thu Hiền – Địa chỉ: 13 Nguyễn Du – Tp. Lạng Sơn
  • Quán Bà Thảo – Địa chỉ: 13 Ngô Quyền – Tp. Lạng Sơn

5. Phở chua

  • Phở chua trên đường Lê Lai
  • Phở chua trên đường Bắc Sơn (gần trường THCS Hoàng Văn Thụ)
  • Quán phở Phượng – Địa chỉ: 73 Nhị Thanh - Điện thoại: 01696 875703

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI