Cẩm nang hướng dẫn chi tiết dành cho người đi du lịch Cao Bằng

Ngoài thác Bản Giốc kiêu hùng, đẹp đến ngỡ ngàng, Cao Bằng còn có cả hồ Thang Hen thơ mộng, động Ngườm Ngao kỳ vỹ, hang Pắc Bó lịch sử, dãy Nghiêu Sơn Lĩnh hùng vĩ và rất nhiều những nét đẹp ẩn mình trong tập quán, truyền thống sinh hoạt của những người dân bản địa.

banner ads

I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

25810-thac-ban-gioc-6.jpg

Cảnh đẹp ở thác Bản Giốc - Cao Bằng

Cao Bằng cách Hà Nội 272km. Từ Hà Nội, bạn có thể bắt xe khách theo đường bộ để đến Cao Bằng. Các dịch vụ vận tải uy tín bạn có thể chọn:

Xe Hải Vân (tuyến Cao Bằng - Mỹ Đình)

  • Giờ xuất bến tại hai đầu Cao Bằng và Mỹ Đình: 20h30
  • Địa chỉ: Hà Nội: Số 7 - H16 - X2, đường Phạm Hùng, Mỹ Đình,Từ Liêm; Cao Bằng: bến xe khách thị xã Cao Bằng.
  • Điện thoại: Hà Nội (04) 3722.3588 - 01677.24.24.24; Cao Bằng 01686.24.24.24

Xe Khánh Hoàn (tuyến Hà Nội - Cao Bằng)

  • Giờ xuất bến: từ Hà Nội 19h15; từ Cao Bằng 20h30
  • Địa chỉ: Cao Bằng: 092 Phố Cũ - TX Cao Bằng; Hà Nội: Tầng 3, khu rửa xe, bến xe Mỹ Đình.
  • Điện thoại: 0915.660.062 - 0913.010.062

Xe Hưng Thành (Hà Nội – Cao Bằng)

  • Giờ xuất bến: Mỹ Đình: 09h50-18h -19h30; Lương Yên: 09h00-19h30-20h30
  • Điện thoại : Mỹ Đình: 0972 222694; Lương Yên: 0972 222694; Cao Bằng: 0989 481481

Xe Ngọc Hà (Hà Nội – Cao Bằng)

  • Giờ xuất bến : Cao Bằng 9h30 Hà Nội 11h30
  • Điện thoại : 0912 577004 – 0912 455915
  • Địa chỉ : 45 Tổ 26 Vườn Cam, Hợp Giang, Tx Cao Bằng

Xe Khánh Hoàn (Hà Nội – Cao Bằng)

  • Giờ xuất bến : Hà Nội 19h15; Cao Bằng 20h30
  • Điện thoại : 0915 660062 – 0913 010062

II. LƯU TRÚ TẠI CAO BẰNG

Khách sạn Bằng Giang

  • Địa chỉ : 1 Kim Đồng, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 026 3853431

Khách sạn Hoàng Anh

  • Địa chỉ : 131 Kim Đồng, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 026 3858969

Khách sạn Hương Sen

  • Địa chỉ : 100 Kim Đồng, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 026 3854654

Khách sạn Hoa Hồng

  • Địa chỉ : 37 Kim Đồng, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 026 3855082

Khách sạn Minh Hoàng

  • Địa chỉ : 98 Kim Đồng, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 026 3852215

Khách sạn Thêm Sang

  • Địa chỉ : 118 Vườn Cam, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 026 3853478

Khách sạn Thanh Trung

  • Địa chỉ : 116 Phố Cũ, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 026 3853513

Khách sạn Phương Đông

  • Địa chỉ : 66 Pác Bó, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 026 3853178

Khách sạn Hoàng Long

  • Địa chỉ : 51 Kim Đồng, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 026 3852477

Khách sạn Hoàng Gia

  • Địa chỉ : 109 Lê Lợi, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 026 3858168

Khách sạn 688

  • Địa chỉ : Khối 6, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 026 3952368

Khách sạn Thăng Long

  • Địa chỉ : 16 Lý Tự Trọng, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 0983 894667

Khách sạn Đức Trung

  • Địa chỉ : 85 Bế Văn Đàn, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 026 3853424

Khách sạn Ánh Dương

  • Địa chỉ : 23 Chợ Xanh, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 026 3858467

Khách sạn Bắc Lâm

  • Địa chỉ : 49 Hoàng Như, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 026 3852697

Khách sạn Giao Tế

  • Địa chỉ : Phố Hợp Như, Hợp Giang, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 0912477049

Khách sạn Hải Âu

  • Địa chỉ : 149 Kim Đồng, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 026 3858467

Khách sạn Vi Hoàng

  • Địa chỉ : 3 Hoàng Văn Thụ, Tp Cao Bằng, Cao Bằng
  • Điện thoại : 026 3857176

III. CÁC ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN HẤP DẪN, NỔI TIẾNG Ở CAO BẰNG

1. Thác Bản Giốc (xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng)

25786-cao-bang.jpg
25811-thac-ban-gioc-7.jpg
25812-thac-ban-gioc-9.jpg

Chiêm ngưỡng thác nước cao và đẹp nhất Việt Nam - Bản Giốc.

Bản Giốc là một trong 4 thác nước cao nhất thế giới (53m) và là thác nước kỹ vỹ nhất của Việt Nam. Xa xa, du khách đã có thể nghe thấy tiếng thác đổ ào ào, tung làn khói trắng xóa mờ ảo giữa khung trời xanh biếc và cỏ cây, núi đá xanh mởn tựa như những dải lụa trải dài bất tận. Thác đổ thành 3 tầng lớn nhỏ và tạo thành dòng sông rộng chảy miết. Mỗi mùa trôi qua dòng thác kiêu hùng này lại mang một vẻ đẹp khác nhau khiến lòng người ra say đắm, ngỡ ngàng. Khi đến thác bản Giốc, bạn có thể dừng chân nghỉ lại dưới chân tháp nơi có những người dân bản sinh sống với các phong tục tập quán đặc sắc cùng nhiều món ăn hấp dẫn đáng để thử.

2. Hồ Thang Hen(xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng)

25797-ho-thang-hen-4.jpg

25794-ho-thang-hen-1.jpg
25795-ho-thang-hen-2.jpg

Từ mọi góc nhìn, Thang Hen đẹp như một bức tranh thuỷ mặc.

Hồ Thang Hen là một địa danh du lịch sinh thái hữu tình, gắn liền với nhiều truyền thuyết kỳ bí trong vùng. Hồ nằm lặng lẽ, uốn mình qua những mỏ đá ngầm, soi những dãy khối đá tai mèo, những hàng cây trám đen trắng dưới mặt nước phẳng lặng trong biếc. Mỗi ngày, Thang Hen lại lên, xuống hai đợt và chẳng bao giờ người ta thấy Thang Hen hết xanh trong. Gần hồ này còn có một hồ tên Thăng Luông, nổi bật với quả đồi nhô cao giữa lòng hồ biến cảnh quan nơi đây đã thơ mộng lại càng kỳ vỹ.

3. Động Ngườm Ngao(bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng)

25804-nguom-ngao-1.jpg
25805-nguom-ngao-2.jpg
25806-nguom-ngao-3.jpg
25807-nguom-ngao-4.jpg

Những thù hình kỳ vỹ đẹp đến ngỡ ngàng của nhũ thạch ở động Ngườm Ngao.

Ngườm Ngao là một tặng vật mà thiên nhiên đã ưu ái ban cho vùng đất Trùng Khánh. Đây là một trong những động lớn và đẹp nhất Việt Nam. Động có 03 cửa chính là Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Ngườm Bản Thuôn trong tổng chiều dài khoảng 2.144m. Hệ thống nhũ đá và măng đá nơi đây cũng thuộc loại kỳ thú bật nhất với vô vàn thù hình khác nhau, đẹp đến ngỡ ngàng. Trong động, còn có tiếng suối chảy róc rách tựa như tiếng hổ gầm. Đó là lý do vì sao nhân dân trong vùng gọi động là Ngườm Ngào. Thông thường, du khách sau khi thăm thú thác Bản Giốc thường đến đây để thưởng ngoạn và khám phá vì cả hai nơi này chỉ cách nhau 3km.

Hàng năm, du khách thường chọn đúng ngày 22 tháng 4, lúc 2 giờ chiều để đến thăm động. Đây là thời khắc một cảnh tượng ngoạn mục của thiên nhiên diễn ra khi 3 luồng sáng gặp nhau tại khe hở thông thiên của động, biến nơi đây trở nên sáng lạng như ban ngày.

4. Di tích Pắc Bó

25790-ditichpacbo-3.jpg

25789-ditichpacbo-1.jpg
25791-ditichpacbo2.jpg

Suối Lê - Nin và hang Pắc Bó

Không ai không biết đến hang Cốc Bó, nơi Bác Hồ đã từng sống và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam khi trở về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài. Ngày nay, khu vực này đã trở thành di tích lịch sử đặc biệt bao gồm: Suối Lê - Nin, núi Các Mác, hang Pắc Bó, hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, hang Cốc Bó, suối Nậm. Được đi trên những tảng đá rêu phong, nghe tiếng suối róc rách chảy và tưởng nhớ về hình ảnh thân thương của Bác là những trải nghiệm mà ai cùng hằng ao ước.

5. Làng rèn Phúc Sen(huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng)

25801-lang-ren-phuc-sen-1.jpg
25802-lang-ren-phuc-sen-2.jpg

Làng rèn Phúc Sen

Từ rất xa xưa, người Nùng ở làng Phúc Sen đã nung và rèn sắt để tạo ra các loại nông cụ sắc bén để phục vụ đời sống. Với kinh nghiệm truyền đời của mình, các thế hệ con cháu nơi đây vẫn luôn giữ gìn nghề truyền thống của ông cha và làm cho nó ngày một danh tiếng hơn.

Chưa đến làng, từ xa đã nghe tiếng búa đinh nện, tiếng mài sắt sin sít đến inh tai. Sản phẩm rèn được chào bán chỉ cần nói xuất xứ từ Phúc Sen là ai nấy cũng đều chọn ngay bởi chúng rất bén và bền.

Bên cạnh nghề rèn danh tiếng, Phúc Sen còn được nhiều người biết đến bởi nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét sinh hoạt rất riêng, những bản sắc văn hoá từ ngàn xưa.

6. Khu bảo tồn thiên nhiên Phja Den - Phja Oac(các xã Thành Công, xã Phan Thanh, xã Quang Thành và thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng)

25798-khu-bao-ton-pd-1.jpg
25799-khu-bao-ton-pd-2.jpg
25800-khu-bao-ton-pd-3.jpg

Khu bảo tồn thiên nhiên Phja Den - Phja Oac

Phja Den - Phja Oac quanh năm mát mẻ và trong lành. Nơi đây có một hệ sinh thái rất đa dạng với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Trong khu bảo tồn này có cả cả “rừng rêu”, tên được gọi theo các nhà khoa học để chỉ về vùng rừng chỉ toàn những cành lá mềm là là trên mặt đất bởi không sao lớn được trước cái lạnh của băng giá và tiếng rít của gió. Hàng năm, Phi Oac đều có mưa tuyết cho dẫu năm đó cả nước đều không có hiện tượng này. Có lẽ cũng vì vậy mà nhiều loài dị thảo đã xuất hiện nơi đây. Với sức hút khó cưỡng này, Phia Oac luôn hấp dẫn với du khách xa gần.

7. Nghiêu Sơn Lĩnh (giao điểm của ba xã Hồng Việt, Hoàng Tung, Bế Triều, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng)

Nghiêu Sơn Lĩnh khi xưa âm u, cùng cốc là chiến trường của nghĩa quân Bế Khắc Thiệu chống lại 50.000 quân Minh. Nơi dãy núi này có hai ngọn núi cao là Khau Thước (phía Đông) và Khau Khiêu (phía Tây). Các khe sâu len lỏi giữa những ngọn núi này cùng dải đồi trải rộng kết hợp cùng vẻ thâm u của núi rừng càng khiến cho Nghiêu Sơn Lĩnh trở nên vô cùng hiểm trở và kiêu hùng.

8. Chùa Đà Quận(xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng)

25787-chua-da-2.jpg
25788-chua-da.jpg

Chùa Đà Quận và chiếc chuông đồng quý giá còn lưu giữ.

Đầu thế kỷ XVII (thời vua Càn Thống - Mạc Kính Cung), chùa Đà Quận đã được xây dựng với mục đích thờ Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn. Vật báu của chùa còn lưu giữa đến nay gồm có hai quả chuông đồng lớn được treo ở lầu gác đền thờ công chúa Hồng Liên. Trong đó, chuông lớn: cao 1,75 m, đường kính miệng 1,07m và chuông nhỏ cao: 1m55, đường kính miệng 0m95. Khi chuông được gióng lên vào các ngày lễ lớn, tiếng chuông ngân như tiếng sấm vang động cả một vùng. Đến hẹn lại lên, vào mùng 9 tháng Giêng hàng năm, tại chùa lại tổ chức lễ hội lớn.

9. Pháo đài Cao Bằng

25808-phao-dai-cao-bang.jpg

Pháo đài Cao Bằng

Suốt 3 năm từ 1941 đến 1943, Pháo Đài Cao Bằng được quân đội Pháp xây dựng nhằm quan sát được tòan bộ các khu vực ngoại vi, nhất là cầu Bằng Giang và cầu Sông Hiến.

Pháo đài Cao Bằng rộng 10 ha, tường bao cao từ 8 – 10m và được xây toàn bộ bằng gạch đá kiên cố và rất công phu với các vũ khí và trang thiết bị tối tân nhất vào đương thời.

IV. THƯỞNG THỨC ẨM THỰC CAO BẰNG

1. Đặc sản bánh gai Cao Bằng

25781-banh-gai-1.jpg
25782-banh-gai-2.jpg

Bánh gai

Người Cao Bằng chỉ làm bánh gai vào ngày rằm tháng 7 hàng năm. Màu đen của bột nếp lá gai bao toàn bộ phần nhân đậu vàng lấp ló bên trong làm cho món ăn trở nên có “nam châm” đến lạ lùng. Để có một mẻ bánh gai ngon, người ta phải ngâm gạo qua 8 tiếng hoặc qua đêm trước khi đem xay. Sau đó, muốn lấy phần bột tinh còn lại bên trong, họ cho toàn bộ số bột này vào một tấm vải dày và treo lên. Khi thấy bột đã đủ độ mềm, không nhão là coi như xong phần bột cho vỏ bánh.

Để có màu đen, người ta phải đi hái lá gai về, bỏ gân, phơi đến khi lá khô và bắt đầu ninh nhừ với ít vôi tôi. Sau đó, họ lá gai này đem trộn nước đường phên cùng bột gạo và giã nhuyễn thành một hỗn hợp bột dẻo quánh. Dùng bột này, người ta nặn thành những viên tròn dài, nhồi nhân đỗ xanh vào giữa và gói lá chuối. Để ăn được bánh, người ta phải đem hấp cách thuỷ với khoảng thời gian bằng một nén nhang.

Bánh này có đủ vị thơm của lá gai, vị bùi của đỗ xanh và vị ngọt của nếp khiến ai nấy đều tấm tắc khen ngon mỗi khi có dịp ăn thử loại bánh này ở Cao Bằng.

2. Bánh cuốn Cao Bằng

25780-banh-cuon.jpg

Bánh cuốn Cao Bằng

Bánh cuốn ở Cao Bằng có những đặc điểm khác biệt so với bánh cuốn của người ở vùng xuôi. Thay vì chấm với nước tương hoặc nước mắm cà cuống, người Cao Bằng lại dùng chung bánh cuốn với bát canh hầm từ xương lợn vốn được ướp với các gia vị đặc trưng và đem xào trước khi ninh nhừ. Bát bánh cuốn bưng ra vì thế lúc nào cũng phưng phức mùi thơm và khói. Chỉ cần thêm chút hành lá, tỏi ngâm dấm và vài lát ớt là thực khách đã có thể thích thú thưởng thức món đặc sản này của Cao Bằng.

3. Phặc phường của người Tày, Nùng

25816-uon1389846360.jpg

Phặc phường của người Tày, Nùng

Phặc phường là tên mà người Tày, Nùng ở Cao Bằng gọi những trái bí đỏ. Đối với những người dân vùng núi, đây là loại quả rất phổ biến, chất đầy ở gác bếp của mọi nhà. Bí đỏ ở đây dẻo thơm và ngọt thanh rất thích hợp để làm ra nhiều món ăn ngon từ mặn đến ngọt. Nhưng món ăn được nhiều gia đình ưa nhất là bí đỏ hầm thịt. Sau khi gọt vỏ, bỏ ruột, người ta cắt thành từng miếng vuông lớn và khoét lỗ tròn trên mỗi miếng. Với thịt, họ đem ướp gia vị, sau đó băm nhỏ, trộn với bột đao và viên thành từng viên tròn, nhồi vào lỗ tròn trên miếng bí. Cuối cùng, chỉ việc hấp trong chõ cho đến khi bí chín mềm.

Vốn bí đỏ đã rất bổ dưỡng lại thêm tài nấu nướng của người miền núi càng làm cho món ăn dân giã và đơn giản trở nên hấp dẫn hơn.

4. Rau dạ hiến (rau bồ khai)

25809-rau-da-hien-1.jpg

Rau dạ hiến (rau bồ khai)

Dạ hiến là một loại cây thân dây mọc dại ở vùng núi đá Cao Bằng, rất giòn và dễ gãy. Để tìm được một mớ rau dạ hiến không phải dễ. Vào khoảng tháng 2 đến tháng 7 âm lịch là lúc người ta tìm thấy loài rau này dễ nhất nhưng nhiều lắm cũng chỉ độ vài mớ. Ngoài vị ngon đặc biệt, đây còn là một vị thuốc quý chữa các bệnh về thận. Chính vì vậy, với người dân, đây là loại rau rất có giá trị.

Là rau nhưng dạ hiến lại có vị béo ngậy và thơm nên dù làm bất cứ món ăn nào cũng thấy ngon. Người ta có thể xào lửa lớn và ăn khi còn tái hoặc đơn giản chỉ để ăn sống cũng đủ thấy ngon như thể ăn món sơn hào hải vị. Với nhiều du khách thì món phở xào dạ hiến lại thú vị đến mê mẩn. Người ta có thể ăn mãi món này vẫn thấy thèm dù bụng đã no căng.

5. Vịt quay 7 vị Cao Bằng

25814-vit-quay.jpg

Vịt quay 7 vị Cao Bằng

Có lẽ món vịt quay 7 vị của Cao Bằng đã trở thành một đặc sản khó có thể bỏ qua cho những ai đã có dịp đặt chân đến đây. Để làm nên tiếng tăm của món ăn này, ngay từ khâu chọn vịt đã phải rất kỹ lưỡng. Vịt quá to, quá béo hay vịt cỏ đều không được chọn để làm món ăn này. Vịt chọn phải là vịt chắc thịt, lông sáng, ức đầy, nặng hơn 2kg. Công đoạn làm sạch lông, rửa vịt và lấy lòng cũng đòi hỏi cả một sự kỳ công.

Trong các khâu, có lẽ khâu ướp thịt là bí quyết quan trọng để làm nên vị ngon của món vịt quay 7 vị này. Riêng cái tên của 7 loại gia vị này lại là bí quyết riêng của người Tày ở miền đông Cao Bằng. Sau khi từ từ cho gia vị vào bụng con vịt, người ta sẽ dùng tre khâu bụng vịt. Lúc này, vịt được thổi phồng và chần sơ qua nước sôi trước khi phết lớp mật ong và dấm lên toàn thân. Để thịt quay ngon, người ta phải chọn than củi nỏ để tránh bị ám khói.

Khi thưởng thức, từng miếng thịt thấm đẫm vị ngọt của mật ong rừng, vị bùi của thịt, vị béo của mỡ khiến ai nấy chỉ biết gật gù khen lấy khen để.

6. Bánh trứng kiến

25784-banh-trung-kien-2.jpg
25785-banh-trung-kien.jpg

Bánh trứng kiến

Cứ mỗi độ tháng 4, tháng 5, người Tày lại mang dao vào rừng tìm những ổ trứng kiến đen béo mẩy đem về. Họ cũng không quên nhặt vài lá bâu ngoả/cây vả loại bánh tẻ để về làm món bánh trứng kiến béo ngậy, thơm ngon.

Để có được vỏ bánh, người ta trộn cả gạo nếp và gạo tẻ với nhau trước khi đem ngâm nước vài tiếng và xay thành bột. Với lá vả, người ta đem tướt gân mặt dưới và trải bột lên. Phần trứng kiến, sau khi xào với hành mỡ và ít hẹ sẽ được cho lên phần bột trên lá và gập lại, mang hấp.

Bánh trứng kiến rất ngậy, béo và thơm phức đã trở thành một nét văn hoá ẩm thực riêng có của người Tày ở Cao Bằng.

7. Hạt dẻ Trùng Khánh

25793-hat-de.jpg
25792-hat-de-2.jpg

Ở Việt Nam, chỉ có Trùng Khánh có hạt dẻ. Hạt dẻ Trùng Khánh tròn đều, rất béo, bùi và ngậy nên tha hồ chế biến thành nhiều món ăn ngon từ rang, luộc, sấy đến hầm.

8. Xôi trám Cao Bằng

25815-xoi-tram-2.jpg

Xôi trám Cao Bằng

Những trái trám mọng tươi ở Cao Bằng vào mùa thu lại có mặt ở khắp các nẻo. Người ta mang một ít trám đen về đem ngâm nước ấm, bóc vỏ và chỉ lấy riêng phần thịt trám. Sau đó đem trộn với phần xôi đang đồ và làm thành món xôi trám cực ngon.

9. Bánh áp chao

25779-banh-ap-chao-1.jpg

Bánh áp chao

Người miền núi ở Cao Bằng xua đi cái lạnh bằng món bánh áp chao nóng hổi và giòn tan. Chỉ cần ít bột, gia vị, người ta sẽ đem trộn và đổ vào từng khuôn và nhúng vào chảo ngập dầu đang sôi là đã có được món ăn ngon khó quên nhất là trong tiết trời se cắt.

10. Bánh khảo

25783-banh-khao.jpg

Bánh khảo

Bánh khảo có nguồn gốc từ người Tày, Nùng. Họ làm bánh vào những dịp tết và để dành ăn dần trong tháng mà không sợ mốc.

Để làm ra bánh khảo ngon cũng thuộc vào hàng nghệ nhân bởi bánh được làm rất tỉ mỉ và không phải ai làm cũng ngon dù nguyên liệu đầy đủ và có khuôn sẵn. Mỗi dịp cả nhà quây quần làm bánh khảo là mỗi dịp tiếng cười rộn vang bản làng.

Người ra lấy nếp vo sạch, để khô và rang. Sau đó, họ mang gạo xay mịn và đổ vào thúng đã lót giấy bản đem đi hạ thổ qua đêm. Hôm sau họ lấy bánh ra cắt thành từng miếng vuông và gói trong các túi kiếng đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng.

11. Mận Bảo Lạc

25803-man-bao-lac.jpg

Mận Bảo Lạc

Vào cuối xuân đầu hạ, Cao Bằng lại vào mùa của những cây mơ, cây mận trĩu quả. Chỉ ngắm những trái mận tươi ngon thôi cũng đủ thèm thuồng.

V. CÁC NHÀ HÀNG – QUÁN ĂN

Nhà hàng Chi Sùng

  • Địa chỉ: 222 Vườn Cam, phường Hợp Giang, Tx. Cao Bằng
  • Điện thoại: (84-26) 385 2186

Nhà hàng Hoa Đào

  • Địa chỉ: Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tx. Cao Bằng
  • Điện thoại: (84-26) 385 2779 / 385 4962

Nhà hàng Oanh Trị

  • Địa chỉ: Phố Thầu, phường Hợp Giang, Tx. Cao Bằng
  • Điện thoại: (84-26) 385 2797

Nhà hàng Thanh Trung

  • Địa chỉ: 126 Bế Văn Đàn, Tx. Cao Bằng
  • Điện thoại: (84-26) 385 3513

Nhà hàng Triệu - Hùng

  • Địa chỉ: Phố Hồng Thái, huyện Quảng Uyên
  • Điện thoại: (84-26) 382 0206

Nhà hàng khách sạn Bằng Giang

  • Địa chỉ: Kim Đồng - Thị Xã Cao Bằng - Cao Bằng
  • Điện thoại: (84-26) 3853 431

Nhà hàng Huyền Linh

  • Địa chỉ: Thị Xã Cao Bằng - Cao Bằng
  • Điện thoại: (84-26) 3856 802

Nhà hàng Dân Tộc Quán

  • Địa chỉ: Đường 3/10 - Thị Xã Cao Bằng - Cao Bằng
  • Điện thoại: (84-26) 3850 878

Nhà hàng Ánh Hương

  • Địa chỉ: Đường 3/10 - Thị Xã Cao Bằng - Cao Bằng
  • Điện thoại: (84-26) 3857 847

Nhà hàng Thanh Trung

  • Địa chỉ: 126 Bế Văn Đàn - Thị Xã Cao Bằng - Cao Bằng
  • Điện thoại: (84-26) 3 853 513

Nhà hàng Oanh Trị

  • Địa chỉ: 34 Phố Thầu - Thị Xã Cao Bằng - Cao Bằng
  • Điện thoại: (84-26) 385 2797

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI