Cẩm nang hướng dẫn chi tiết dành cho người đi du lịch Bắc Giang

Đến Bắc Giang, khách viễn du chưa uống “mỹ tửu” làng Vân đã say những câu quan họ đượm tình. Về Bắc Giang chưa ghé đến Yên Tử đã nghe lòng thanh tịnh, nhẹ tênh. Và ở Bắc Giang chỉ cần nghe mùi chè đỗ đãi phưng phức nơi góc bếp cũng đủ vị ngọt ngào.

banner ads

I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

25360-bac-giang.jpg

Toàn cảnh Bắc Giang

1. Xe khách

Bắc Giang chỉ cách thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc. Từ Hà Nội, bạn có thể bắt xe khách, theo đường bộ để đến với Bắc Giang. Các dịch vụ vận tải hành khách uy tín bạn có thể chọn:

Xe Chăm Hậu: tuyến Hà Đông - Mỹ Đình - Hiệp Hòa (Bắc Giang)

- Giờ xuất bến

  • Từ Hiệp Hòa các thời điểm xuất bến: 6h, 7h, 13h, 13h15
  • Từ Mỹ Đình đi: 9h
  • Từ Hà Đông các thời điểm xuất bến: 9h30, 15h15, 16h

- Địa chỉ: 20 đường 19/5, Hiệp Hòa, Bắc Giang

- Điện thoại: (0240) 387.2623 - 0912.393.761 - 0982.118.189.

Xe Trung Kiên: tuyến Sài Gòn - Bắc Giang

- Thời điểm xuất bến

  • Từ Bắc Giang: 08-18-28 âm lịch hàng tháng
  • Sài Gòn ra: 01-11-21 âm lịch hàng tháng
  • Tháng Chạp, tháng Giêng âm lịch xe chạy liên tục.

- Địa chỉ: Tư Mại - Yên Dũng - Bắc Giang.

- Điện thoại: 0988.356.883 - 0947.856.671 - 0986.637.595

2. Tàu hỏa

Từ ga Hà Nội bạn có thể đi tàu hỏa đến Bắc Giang. Bạn có thể liên hệ:

  • Địa chỉ: 120 Lê Duẩn, Hà Nội
  • Điện thoại tổng đài: 84.43.9423697
  • Điện thoại đặt vé: (84-43) 9423949

Tổng đài hỏi đáp thông tin về giờ tàu khởi hành và đến: (84-43) 9423697

II. LƯU TRÚ TẠI BẮC GIANG

Lưu trú tại Bắc Giang, bạn có thể chọn các khách sạn uy tín như:

1. Nhà khách UBND tỉnh Bắc Giang

  • Địa chỉ : 45 Hùng Vương, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3554672

2. Khách sạn Bắc Giang

  • Địa chỉ : 8 Nguyễn Văn Cừ, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3823618

3. Khách sạn Lam Sơn

  • Địa chỉ : Km 126 Quốc lộ 1A Cũ, Tân Mỹ, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3559025

4. Khách sạn Hòa Bình

  • Địa chỉ : 223 Hùng Vương, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3828888

5. Khách sạn Kim Liên

  • Địa chỉ : Làn 1, Minh Khải, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3541000

6. Khách sạn Phú Gia

  • Địa chỉ : 18 Nguyễn Thị Lưu, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3555502

7. Khách sạn Hữu Nghị

  • Địa chỉ : Số 2 Ngô Gia Tự, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3851207

8. Khách sạn Hạ Long

  • Địa chỉ : Ngô Gia Tự, Ngô Quyền, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3555339

9. Khách sạn Trường Sơn

  • Địa chỉ : 516 Xương Giang, Ngô Quyền, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3559776

10. Khách sạn Valentine

  • Địa chỉ : 552 Xương Giang, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3559689

11. Khách sạn Hoàng Gia

  • Địa chỉ : 202 Hoàng Văn Thụ, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3525252

12. Khách sạn Hương Sơn

  • Địa chỉ : 84 Hoàng Văn Thụ, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 6260666

13. Nhà khách Công ty CP Đạm và Hóa Chất Hà Bắc

  • Địa chỉ : Đường Trần Nguyên Hãn, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3854055

14. Nhà nghỉ Kiếm Anh

  • Địa chỉ : 203 Trần Nguyên Hãn, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3826767

15. Nhà nghỉ Mỹ Duyên

  • Địa chỉ : 229 Trần Nguyên Hãn, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3827018

16. Nhà nghỉ Trường Sơn

  • Địa chỉ : Nguyễn Công Hãng, Trần nguyên Hãn, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3551965

17. Nhà nghỉ Cỏ May

  • Địa chỉ : 247 Trần Nguyên Hãn, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3526058

18. Nhà nghỉ Hà Giang

  • Địa chỉ : Nguyễn Công Hãng, Trần Phú, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3532640

19. Nhà nghỉ Huy Tuấn

  • Địa chỉ : 287 Mỹ Độ, Tp Bắc Giang, Bắc Giang
  • Điện thoại : (0240) 3857766

III. CÁC ĐIỂM THAM QUAN NỔI TIẾNG, HẤP DẪN Ở BẮC GIANG

1. Khu du lịch Suối Mỡ

25358-suoi-mo-2.jpg

Suối Mỡ

Trong thung lũng Huyền Đinh – Yên Tử, có một con suối uốn quanh với nhiều thác nhỏ đổ thành những bồn tắm tự nhiên đẹp đến ngỡ ngàng, đó chính là suối Mỡ, thắng cảnh đẹp nổi tiếng của vùng đất Hà Giang. Trong số rất nhiều con thác nhỏ được tạo ra từ suối Mỡ, phải kể đến một đoạn suối với 5 bậc thác lớn nhỏ làm nên cảnh quan kỹ vỹ cho địa danh này.

Tại Yên Tử có một dãy liên hoàn các công trình đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Trần; đền Quan;… cùng các điểm du lịch hấp dẫn như Suối Mỡ; thác Thùm Thùm; vọng Ngắm Trăng; đỉnh Rông Khế… đã tạo ra rất nhiều loại hình du lịch đa dạng thu hút nhiều nhiều du khách viếng thăm và thưởng lãm.

Đến hẹn lại lên, cứ đúng ngày 30/ 3 – 1/ 4 âm lịch hàng năm, nơi đây đều tổ chức lễ hội đền linh đình cùng nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn.

2. Vườn tháp chùa Bổ Đà (Tứ Ân tự/ chùa Quán Âm) thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

25381-vuon-thap-1.jpg

Cổng chùa Bổ Đà

25382-vuon-thap-2.jpg
25383-vuon-thap.jpg

Khu vườn tháp độc đáo của chùa Bổ Đà

Ở phía Bắc chân núi Phượng Hoàng là di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang – chùa Bổ. Đây là nơi sớm nhất ở miền Bắc tiếp nhận phái Lâm Tế được lưu truyền với câu ca tụng “Bắc Bổ Đà, nam Hương Tích”. Do vậy, nơi đây trở thành chốn trở về sau cùng của rất nhiều tăng ni, biến chùa trở thành cổ tự có số lượng vườn tháp vào bậc nhất trong cả nước với 97 ngôi tháp tọa lạc trên diện tích gần 8.000m2.

Hàng năm vào từ ngày 16 – 18 tháng hai âm lịch, chùa lại tổ chức lễ hội lớn thu hút hàng nghìn lượt khách và phật tử khắp nơi.

3. Tây Yên Tử

25377-tay-yen-tu-1.jpg

25378-tay-yen-tu-2.jpg

Đỉnh thiêng Yên Tử

25379-tay-yen-tu-3.jpg
25380-tay-yen-tu-4.jpg

Đứng trên đỉnh Yên Tử phù vân

Tây Yên Tử là di sản vô giá của một trung tâm Phật giáo thời Trần còn sót lại với lịch sử trên 700 năm tuổi. Con đường mòn đến Yên Tử rợp bóng trúc với đường đá dốc cheo leo. Từ đây, điểm đầu tiên du khách đặt chân đến chính là am Ngọa Vân, nơi vị tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm, Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308) chọn làm nơi tu thiền cuối đời. Đây cũng chính là nơi ngài viên tịch và để lại xá lị.

Bên sườn Tây Yên Tử là quần thể di tích gắn liền với sự hưng thịnh của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử như: Chùa Vĩnh Nghiêm, Am Vãi,…

Với giá trị lịch sử, văn hóa quý giá cùng cảnh núi non hùng vĩ và hệ thống động thực vật phong phú, quần thể danh thắng Yên Tử đã và đang trở thành một đến hấp dẫn du khách thập phương khi đến với Bắc Giang.

4. Chùa Vẽ (phường Thọ Xương, TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang)

25364-chua-ve-2.jpg

Cổng vào chùa Vẽ

25365-chua-ve-3.jpg
25366-chua-ve3.jpg

Chùa Vẽ với nét cổ kính, thâm nghiêm.

Chùa Vẽ tọa lạc trên một dải đất cao ráo với vị thế khá đẹp ngay trung tâm làng Vẽ. Đây là ngôi chùa đã có niên đại từ hàng trăm năm nay. Phía trước chùa là một hồ nước rộng, xen giữa là hai ngôi đình. Bên hông chùa có 18 pho tượng La Hán được trạm khắc tinh xảo. Cứ vào các ngày mồng 6, 7 tháng Giêng, nơi đây lại mở hội lớn để tỏ lòng mộ kính đức Phật.

5. Suối nước vàng ở Phật Sơn(xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang)

25376-suoi-nuoc-vang.jpg

Suối nước vàng độc đáo ở Phật Sơn

Suối nước vàng hoang sơ nổi tiếng với dòng nước óng vàng như mật nằm trên dãy núi Phật Sơn thuộc cánh rừng nguyên sinh Yên Tử. Dòng chảy của con suối này là những khúc hòa ca vô cùng thú vị giữa những tiếng nước khi thì ào ào dữ dội, lúc lại êm đềm như sông, lúc khác lại róc rách tuôn chảy. Nơi bắt nguồn của con suối này rất gần với Yên Tử, thành ra từ đây bạn có thể lên núi Phật Sơn để đến thiền viện Hồ Thiên (nơi tổ đệ nhất Trần Nhân Tông tu hành, giảng đạo).

Đến suối Nước Vàng, bạn còn có cơ hội đến với bản Khe Nghè của người Cao Lang để tìm hiểu đời sống sinh hoạt, tập quán của dân bản và cả những nghề truyền thống như bốc thuốc nam, dệt vải và làm giấy dó.

6. Hồ Khe Chão(thôn Tẩu, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang)

25370-khechao2.jpg

Hồ Khe Chão phẳng lặng như gương

Dưới chân đèo Hạ My là hồ Khe Chão rộng lớn với diện tích mặt nước 27 ha. Mỗi năm hồ này cung cấp hơn 1 triệu 287m3 nước ngọt cho nhu cầu sinh hoạt của người dân trong vùng và cả phục vụ cho việc phát triển nông, lâm nghiệp tại đây. Đến Khe Chão, bạn có thể đạp vịt du ngoạn trên mặt hồ mênh mông, cắm trại trong rừng hoặc bơi lặn, câu cá… Được nhấm nháp chút rượu men lá và thưởng thức những con cá nước ngọt nơi đây sẽ là một trải nghiệm khó quên với du khách. Nếu có thêm thời gian, bạn cũng có thể đến thăm các di tích như đình Lục Liễu, nhà thờ dòng họ Nguyễn... hay thăm thú các dân tộc sinh sống quanh hồ.

7. Làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang)

25372-lang-van-2.jpg

Toàn cảnh làng Vân

25373-lang-van-3.jpg

Rượu đặc sản làng Vân

25374-lang-van.jpg

Lễ hội vật cầu bùn ở làng Vân

Vân Hà nổi tiếng với đặc sản “mỹ tửu” làng Vân. Người nhấp chén rượu nàng Vân xong lại thấy yêu mảnh đất giàu tình và đượm chất Kinh Bắc này hơn. Chính lời mời rượu đầy ý tứ trong từng câu quan họ đã khiến khách viễn du như say lòng chất ngất khi chưa kịp nhấp môi thứ rượu hạ thổ đượm nồng vốn là đặc sản lừng danh của xứ này.

Nếu đã từng đến làng Vân vào mùa lễ hội, hẳn du khách không thể quên được không khí náo nhiệt của những trận vật cầu bùn nơi đây. Lễ hội này đã được khôi phục lại trong những năm gần đây sau một thời gian gián đoạn khá dài.

8. Khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế

25371-khu-di-tich-khoi-nghia-yen-the-vns360-3.jpg

Mùa lễ hội ở khu di tích khởi nghĩa Yên Thế.

Từ thành Phố Bắc Giang đi về phía Tây Bắc thêm 28 km bạn sẽ đến với vùng đất, nơi đã diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống quân Pháp xâm lược trong suốt 30 năm (1884 – 1913). Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này chính là anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám (Đề Thám). Đến nay, nơi đây đã được xây dựng thành khu di tích khởi nghĩa Yên Thế với các điểm đại bản doanh: đồn Hố Chuối, Đồn Hom, đồn Phồn Xương, đền Thề, nhà tưởng niệm... Với ý nghĩa lịch sử đặc biệt này, vào ngày 10/5/2012, khu di tích khởi nghĩa Yên Thế đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

9. Cụm di tích Tiên Lục và cây Dã Hương nghìn năm tuổi (xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang)

25368-da-huong-co--tduong-1.jpg

Cây Dã Hương nghìn năm tuổi

25369-da-huong-co--tduong-7.jpg

Đình Viễn Sơn trong cụm di tích Tiên Lục

Trong cụm di tích Tiên Lục có các di tích nổi bật như: cây Dã Hương nghìn năm tuổi, đình Viễn Sơn, chùa Quang Phúc, đền Thánh Cả (đền Tiên Lục), đình Thuận Hoà. Trong đó, cây Dã Hương nghìn năm tuổi là nơi lưu dấu chân của nhiều du khách hơn cả.

Gắn bó lạ lùng với bao đổi thay của vùng đất lịch sử Bắc Giang, cây Dã Hương nghìn năm tuổi đến nay vẫn giữ nguyên dáng vẻ uy nghi, cổ kính riêng có của mình giữa một khoảng đất rộng mênh mông. Hiện nay trên thế giới đây là cây dã hương lớn nhất còn tồn tại với chiều cao lên đến 36m, đường kính thân nhỏ nhất 8,3m và lớn nhất 12,5m. Tất cả các bộ phận của cây khi đốt lên đều có mùi hương trầm ngào ngạt.

IV. ẨM THỰC BẮC GIANG

1. Bánh tro (bánh gio)

25361-banh-gio.jpg

Bánh gio là một đặc sản nổi tiếng của Bắc Giang.

Là một món ăn dân dã được làm từ gạo nếp vậy mà bánh gio từ lâu đã trở thành một đặc sản của nhiều vùng đất ở Bắc Giang.

Nguồn gốc của cái tên bánh gio này cũng xuất phát từ cách làm bánh mà ra. Người ra đem ngâm gạo nếp vào phần tro lắng trong của nhiều loại cây. Thậm chí nước luộc bánh cũng lấy từ phần nước tro trong này. Đến Bắc Giang, bạn có thể tìm thấy bánh gio trong các hàng quán, tại các khu chợ quê vào mỗi ngày mà không nhất thiết phải đợi đến Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5).

2. Chè đỗ đãi Mỹ Độ

25363-che-kh.jpg

Chè đỗ đãi Mỹ Độ

Chè đỗ đãi hay còn gọi chè kho là một đặc sản của người làng Mỹ Độ. Từ những cánh đồng đỗ xanh lớn trong vùng, người dân thu hoạch đem về nhà và làm ra món chè ngọt ngào hương vị lừng danh một vùng.

Để làm món chè này, người ta đem đỗ đãi sạch vỏ và nấu mềm đỗ với ít nước trên ngọn lửa đun từ củi. Khâu canh lửa cho nồi chè phải thật khéo léo bởi quá lửa chè bén nồi mà lửa nhỏ chè lại bị sượng. Khi thấy bọt sủi, người ta phải hớt bỏ hết và ninh thật nhỏ đến khi đỗ chín nhuyễn là lúc sẽ thêm đường vào. Đường phải vừa đủ để chè được dẻo mịn. Thông thường cứ 1kg đỗ thì tương ứng với 1,3 kg đường. Từ lúc này, người ta bắt đầu khuấy đều, cứ khuấy liên tục và đều tay đến 3 tiếng đồng hồ thì nồi chè sẽ sánh mịn như mật. Để múc chè ra khuôn cũng cần người thật khéo. Khi đổ phải nhanh tay để chè không bị nguội, tay quay tròn trên dĩa để mặt phẳng đều, đẹp. Cuối cùng, chỉ việc rắc mè rang lên mặt và đợi nguội là coi như hoàn thành một mẻ chè kho ngon ngây ngất.

Người dùng chè kho thường nhâm nhi cùng bát trà xanh dưới ánh trăng đêm mơ màng để tận hưởng hết dư vị ngọt ngào cuối ngày.

3. Món ngon từ cua da

25367-cua-da.jpg

Món cua da hấp bia

Ở Yên Dũng, có một loài cua chọn các ghềnh đá sinh sôi nảy nở vào đúng mùa đầu Đông, khi những cơn gió heo may về. Loài cua này trông gần giống cua đồng song mình lớn gấp ba với những chiếc càng dài có lông bám và phần yếm cua diềm rêu. Người dân trong vùng thường gọi nó là cua da.

Khi bắt cua về, người ta có thể tha hồ làm nhiều món ngon như hấp bia, rang muối, nấu canh, chiên giòn… Trong số đó, người sành ăn vẫn thích nhất là món cua hấp bia. Họ đổ bia vào nồi hấp, sau đó cho cua vào xửng, rắc thêm ít gừng, sả thái sợi và đun thật nhỏ lửa cho đến khi bia sôi lăn tăn thì tăng lửa.

Cua da có lớp vỏ mềm, vị ngọt thanh và màu vàng cam rất hút mắt. Thật là một cái thú không gì sánh bằng khi được thưởng thức nồi cua da hấp bia nóng hổi vào những ngày mùa se se heo may.

4. Bún Đa Mai

25362-bun.jpg

Bún Đa Mai

“Bún Đa Mai, vai làng Đò, giò làng Thương, tương làng Bún…”, đó là những lời đúc kết gợi nhớ cho bạn đến nhiều đặc sản của các vùng miềng, trong đó có loại bún trắng muốt, dẻo thơm được làm ra từ bàn tay khéo léo của những người dân xã Đa Mai. Để làm ra loại bún đặc biệt này, người làng dùng loại gạo bao thai hồng loại hảo hạng. Sau khi đãi sạn, họ đem ngâm trong nước qua đêm. Sáng hôm sau, người ta đem xay gạo vài lần cho thật mịn và tiếp tục ngâm ròng trong 2 ngày, 2 đêm. Bột này sẽ được ép hết nước, để khô và viên thành viên tròn lớn. Tiếp tục luộc sơ phần bột này xong, người ta lại đem đi giã nhuyễn, nhào kỹ và lọc lấy phần bột nhuyễn. Phần này sẽ cho vào khuôn được đặt trên nồi nước sôi và ép cho thành bún chảy xuống nồi. Khi thấy bún nổi lên, người ta sẽ vớt ra, cho vào nước ấm 25 độ và để nguội. Cuối cùng, những sợi bún này sẽ theo gánh các bà, các mẹ ra các ngã chợ đi khắp nơi.

5. Mỳ Chũ

25375-mychu.jpg

Mỹ Chù là một loại bún khô nổi tiếng của Bắc Giang.

Mỳ chũ là những sợi bánh mảnh, giòn, gần giống như miến và được dùng chung với các loại lẩu. Điều đặc biệt là khi chín, mỳ chũ không bở mà lại dẻo, dai và thoảng thơm mùi gạo. Người dân trong vùng vẫn thường nói, đến Bắc Giang mà chưa biết mỹ chũ thì coi như chưa từng đến. Du khách đến đây ai về cũng mang theo một vài gói mỳ chũ làm quà để nhớ về mảnh đất này.

V. NHÀ HÀNG, ĂN UỐNG Ở BẮC GIANG

Muốn tìm các điểm ăn uống tại Bắc Giang, bạn có thể chọn các nhà hàng sau đây:

Đồng Quê

  • Địa chỉ: Km 120 Quốc Lộ 1A mới
  • Điện thoại: (0240) 3 857.979

Hải Đăng

  • Địa chỉ: Đường Vương Văn Trà, Tp Bắc Giang
  • Điện thoại: (0240) 3527.527

Rùa Vàng

  • Địa chỉ: Số 01 Hùng Vương - TP.Bắc Giang
  • Điện thoại: (0240) 3825.868 - 850.1868

Cây Đa

  • Địa chỉ: Đường Lê Lợi, Tp Bắc Giang
  • Điện thoại: (0240) 3541.456

Cây Xanh

  • Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Cừ, Tp Bắc Giang
  • Điện thoại: (0240) 3823.245

Đảo Hồ

  • Địa chỉ: Đường Nghĩa Long, Tp Bắc Giang
  • Điện thoại: (0240) 3859.583

Đầm Sen

  • Địa chỉ: Đường Vương Văn Trà, Tp Bắc Giang
  • Điện thoại: (0240) 3854.260

Đào Ly

  • Địa chỉ: Đường Nguyễn Khắc Nhu,Tp Bắc Giang
  • Điện thoại: (0240) 3858.263

Bá Lộc

  • Địa chỉ: Số 06, Nguyễn Thị Lưu, Tp Bắc Giang
  • Điện thoại: (0240) 3859.894

Trâm Đạo

  • Địa chỉ: 54, Nguyễn Văn Mẫn, Tp Bắc Giang
  • Điện thoại: (0240) 3858.876

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI