Cẩm nang hướng dẫn chi tiết cho người đi du lịch Gia Lai – Pleiku

Gia Lai, phố núi sương giăng ôm ấp trong mình “đôi mắt Pleiku” huyền thoại từ lâu đã là một điểm đến lý tưởng cho du khách thập phương.

banner ads

Không sở hữu vẻ đẹp mỹ miều, tráng lệ, Gia Lai từng chút một chinh phục người thưởng ngoạn bởi vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, sông suối, thác nguồn và cả tấm lòng mến khách của những người dân nơi đây.

27015-bienhogialai.jpg

Cảnh sắc biển hồ T'nưng luôn làm say đắm lòng người.

Đến Gia Lai, muốn ngắm vẻ đẹp của những triền hoa dã quỳ vàng rực khắp nẻo bạn nên chọn thời điểm những tháng cuối năm. Đây cũng là lúc vào mùa của những lễ hội độc đáo nơi đây như: lễ mừng lúa mới, lễ ăn cơm mới, lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, lễ cúng làng cuối năm, lễ bỏ mã…

I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

banner ads

Từ Tp. HCM đến phố núi Gia Lai mất khoảng 600km. Bạn có thể chọn đường hàng không hoặc đường bộ để đến với Gia Lai.

26950-gia-lai-1.jpg

Đôi mắt Gia Lai - Biển hồ T'nưng

1. Đường hàng không

Hiện nay, do cảng hàng không Pleiku đang trong giai đoạn thi công dự án kéo dài đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay nên tạm thời gián đoạn các chuyến bay đến sân bay Pleiku kể từ ngày 15/3 đến ngày 25/10/2015. Do vậy, nếu trong khoảng thời gian này bạn muốn đến Gia Lai chỉ có thể theo đường bộ.

2. Đường bộ tới Gia Lai

Tuyến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc – Gia Lai:

  • Xe Đak Pơ ( tuyến An Khê – Hà Nội): 7h – Điện thoại: 059 3533458.
  • Xe Hồng Hải ( tuyến Hà Nội – Gia Lai): từ Giáp Bát :8h30-14h – Điện thoại: 008800 – 0957 857155.
  • Xe Kbang ( tuyến Kbang – Đức Cơ – Hà Nội): 8h – Điện thoại: 059 2217123 – 0982 317047.
  • Xe Long Vân ( tuyến Phúc Thắng – Đức Cơ – Hà Nội): 8h – Điện thoại: 059 2242724 – 0913 479224.
  • Xe Quân Trung ( tuyến Hà Nội – Gia Lai): từ Giáp : 8h30-14h; từ bến xe Đức Long: 9h-14h – Điện thoại: 04 38616605 – 059 2240818 – 0915 119872.
  • Xe Thuận Hưng ( tuyến Gia Lai – Hà Nội): 14h45 – Điện thoại: 059 3718889 – 0906 597773.
  • Xe Việt Hưng ( tuyến Gia Lai – Hà Nội): 7h30 – 14h – Điện thoại: 059 3883591.

Từ Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung – Gia Lai:

  • Xe Hoài Phương ( tuyến Nha Trang – Gia Lai): 16h
  • Xe Hồng Hải ( tuyến Đà Nẵng – Gia Lai): 19h45
  • Xe Hồng Hải ( tuyến Đà Nẵng – Gia Lai): 8h30-20h30 – Điện thoại: 0511 3683212.
  • Xe Hồng Hải ( tuyến Vinh – Gia Lai): 8h30-14h – Điện thoại: 0957 857119.
  • Xe Liên Hưng ( tuyến Nha Trang – Gia Lai): 18h30
  • Xe Mai Linh ( tuyến Đà Nẵng – Gia Lai): 20h45
  • Xe Mai Linh ( tuyến Nha Trang – Gia Lai): 7h
  • Xe Thuận Thảo ( tuyến Tuy Hòa – Gia Lai): 6h30 từ Tuy Hòa và 13h30 từ Gia Lai – Điện thoại: 057 3820303 – 0914 140483.
  • Xe Thuận Tiến (tuyến Đà Nẵng – Gia Lai): 21h

Từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam:

  • Xe Bảo Thịnh ( tuyến Tp. HCM – Pleiku) – Điện thoại: 0905 103255
  • Xe Cô Hai ( tuyến Tp. HCM – Ayun Pa – Krong Pa): từ Tp. HCM: 18h30, 19h; từ Krong Pa: 16h30 – Điện thoại: 08 39242264 – 0913 144108 – 059 3852781.
  • Xe Hoa Châu ( tuyến An Khê – Quy Nhơn – TP HCM) – Điện thoại: 08 22174749 – 059 2477777.
  • Xe Nam Phong ( tuyến Tp. HCM – Ayun Pa – Krong Pa): các ngày lẻ âm lịch từ Tp. HCM lúc 17h, các ngày chẵn âm lịch từ Kbang lúc 16h – Điện thoại: 059 3834376 – 0905 034376.
  • Xe Phú Hưng ( tuyến T.p HCM – An Khê): từ Tp. HCM: 18h; từ An Khê: lúc 17h – Điện thoại: 0913 406570 – 059 3532777.
  • Xe Thuận Hưng ( tuyến Tp. HCM – Gia Lai): từ Tp. HCM: 19h30-20h-20h15 – Điện thoại: 08 39033066 – 0935 272878 – 059 3715785.
  • Xe Tứ Loan ( tuyến Tp. HCM – Gia Lai – Chư Sê): từ Tp. HCM: 19h30 - Điện thoại: 059 6500339 – 0983 042727.
  • Xe Việt Tân Phát ( tuyến Tp. HCM – Gia Lai): từ Tp. HCM: 8h, 16h30,19h30; từ Gia Lai: 17h, 19h30 – Điện thoại: 08 35118888 – 0907 222777.

3. Đi lại ở Gia Lai – Pleiku

Để dễ dàng đi lại ở thành phố Pleiku và các huyện lân cận, bạn nên chọn taxi hoặc đi xe bus. Nếu đi theo nhóm đông và cần di chuyển xa hơn, bạn có thể chọn thuê ô tô.

Các tuyến xe bus ở Gia Lai:

  • Pleiku – An Khê
  • Pleiku – Kon Tum
  • Pleiku – Ia Grai, Đức Cơ, Chư Sê, Chư Puh, Chư Prong

Tùy theo tuyến, giá vé có thể dao động từ 10-35 nghìn đồng. Bạn có thể đến trạm xe bus trên đường Trần Phú và Hùng Vương để bắt xe đi.

Các hãng taxi ở Gia Lai:

  • Hùng Nhân: 059 3717171
  • Huy Hoàng: 059 3757575
  • Mai Linh: 059 3717979
  • Phú Quý: 059 3872777
  • Tre Xanh: 059 3716666

Giá cả các hãng này tương đương nhau nhưng nếu bạn đi xa nên thỏa thuận trước về cước dịch vụ.

Thuê xe ô tô và xe máy:

- Nếu thuê ô tô, hãy hỏi ngay khách sạn bạn đang lưu trú bởi các khách sạn thường liên kết với các dịch vụ vận tải hành khách và luôn có chính sách ưu tiên.

- Nếu chọn thuê xe máy, ngay tại khách sạn sẽ phục vụ nhu cầu thuê xe máy cho khách với mức giá khoảng 150-200 nghìn đồng/ngày chưa bao xăng. Mức này có thể thay đổi tùy loại xe.

II. LƯU TRÚ TẠI GIA LAI - PLEIKU

Ngoài mùa du lịch, cần phải đặt phòng trước, bất cứ thời điểm nào trong năm bạn cũng có thể tìm được các khách sạn tốt với giá từ 250 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng. Tuy nhiên, chọn khách sạn gần trung tâm bao giờ cũng tiện hơn cho việc đi lại và tham quan.

26976-dsc00250rzps91b8785e.jpg

Rừng cao su ở Gia Lai

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai

  • Địa chỉ: 01 Phù Đổng, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 371 8540

Khách sạn Tre Xanh

  • Địa chỉ:18 Lê Lai, Tp. Pleiku
  • Điện thoại:371 5187

Khách sạn Đức Long Gia Lai

  • Địa chỉ:95-97 Hai Bà Trưng, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 387 6303

Khách sạn An Khê

  • Địa chỉ: 572 Quang Trung, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 383 2001

Khách sạn Cao Nguyên

  • Địa chỉ: 43 Hoàng Văn Thụ, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 382 903

Khách sạn Hoàng Gia

  • Địa chỉ: 99 Wừu, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 387 5620

Khách sạn Tây Đô

  • Địa chỉ: 298 A Phạm Văn Đồng, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 382 5533

Khách sạn 555

  • Địa chỉ: 552 Quang Trung, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 383 2167

Khách sạn 197

  • Địa chỉ: 197 Hùng Vương, TP.Pleiku
  • Điện thoại: 382 3659

Khách sạn 47

  • Địa chỉ: 47 Trường Chinh, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 374 7854

Khách sạn Bảo Lệ

  • Địa chỉ: 107 Lê Duẩn, Tp. Pleiku
  • Điện thoại:387 3776

Khách sạn Dáng Xưa

  • Địa chỉ: 84 Hùng Vương, Tp. Pleiku
  • Điện thoại:382 4515

Khách sạn Hùng Vương

  • Địa chỉ: 02 Lê Lợi, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 382 4270

Khách sạn Kim Hoàng Ngọc

  • Địa chỉ: 85 Wừu, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 387 3777

Khách sạn Nguyên Cường

  • Địa chỉ: 829 Lê Duẩn, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 224 8999

Khách sạn Như Ý

  • Địa chỉ: Lô 88 Trần Hưng Đạo, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 3837567

Khách sạn Thanh Bình

  • Địa chỉ: 93 Hai Bà Trưng, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 382 3561

Khách sạn Thanh Linh

  • Địa chỉ: 152 Hai Bà Trưng, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 382 4476

Khách sạn Uyên Thượng

  • Địa chỉ: 85 Wừu, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 383 0619

Khách sạn Vĩnh Hội

  • Địa chỉ: 39 Trần Phú, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 382 4644

Khách sạn Thuận Hải

  • Địa chỉ: 96 Trần Phú, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 382 4476

Nhà khách Sêsan

  • Địa chỉ:89 Hùng Vương, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 382 4843

Nhà khách Công Đoàn

  • Địa chỉ: 09 Hai Bà Trưng, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 382 4073

Nhà khách Tỉnh Ủy

  • Địa chỉ: 20 Lê Hồng Phong, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 382 2080

Nhà khách Ủy Ban

  • Địa chỉ:26 Quang Trung, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 382 4656

Nhà nghỉ 123

  • Địa chỉ:123 Lê Duẩn, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 382 9299

Nhà nghỉ Hải Hà

  • Địa chỉ:155 Lê Duẩn, Tp. Pleiku
  • Điện thoại: 387 5239

III. CÁC ĐIỂM THAM QUAN HẤP DẪN, NỔI TIẾNG Ở GIA LAI - PLEIKU

1. Biển hồ T’ Nưng - Đôi mắt Pleiku(cách trung tâm thành phố Pleiku 6 km về hướng Bắc)

26954-ho-tnung-1.jpg
26955-ho-tnung-2.jpg

26956-ho-tnung-3.jpg

Muôn sắc màu lung linh ở biển hồ T'nưng

Vẻ đẹp của biển hồ T’Nưng được ví như đôi mắt long lanh, huyền diệu mà tạo hoá đã ban tặng cho Pleiku nói riêng và cho Gia Lai nói chung. Từ xa, hồ xanh ngắt một màu, trải rộng đến vô tận như khi bạn cố nhìn vẫn không hề thấy bờ. Đây vốn là một hồ được tạo thành từ miệng núi lửa đã ngưng hoạt động từ hàng triệu năm. Ngoài cái thú ngắm hồ để được gió vờn đùa rất lạ, du khách đến biển hồ còn thích băng qua những cánh rừng ven hồ với chiếc xe đạp để cảm nhận được đầy đủ vẻ đẹp của “đôi mắt ngọc” này.

2. Nhà máy thủy điện Yaly(giáp ranh giữa 2 huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai và huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum)

26971-thuy-dien-yaly.jpg

Nhà máy thủy điện Yaly

Trong hệ thống đập thủy điện trên con sông Se San, nhà máy thuỷ điện Yaly đóng một vai trò rất quan trọng. Đây là công trình cấp điện cho toàn bộ Tây Nguyên và là công trình thuỷ điện lớn thứ hai của cả nước sau nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Theo đó, với tổng công suất lắp đặt 720 mw, mỗi năm nhà máy này cung cấp điện lượng bình quân khoảng 3,68 tỷ KWh. Đến Gia Lai, được thăm công trình thuỷ điện Yaly, nhìn những cuộn nước ào ào tuôn chảy quả là một trải nghiệm vô cùng lý thú.

3. Thác Phú Cường (khu mỏ đá Phú Cường, xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai)

26967-thac-phu-cuong-2.jpg
26968-thac-phu-cuong-3.jpg
26969-thac-phu-cuong.jpg

Vẻ đẹp hùng vĩ của thác Phú Cường

Trên con suối La Peet, có một dòng thác tuôn chảy tựa như dải lụa trắng tung bay với chiều dài đến 45m đó là thác Phú Cường. Nét đẹp hùng vĩ của con thác này không chỉ có vậy. Chính sự hài hoà giữa rừng thẳm, tiếng chim muông và cả những buôn làng của người Ba Na quanh con suối này đã làm nên một vẻ đẹp quyến rũ giữa đại ngàn.

4. Quảng trường Đại Đoàn Kết

26966-quang-truong-dai-doan-ket-8.jpg
26965-quang-truong-dai-doan-ket-1.jpg

Quảng Trường Đại Đoàn Kết

Quảng trường Đại Đoàn Kết là nơi nhiều du khách tìm đến mỗi khi Gia Lai về đêm. Họ đến đây không chỉ để hóng mát, thu vào tầm mắt bao hoạt động của một phố núi trong đêm mà còn được nhảy cùng dân làng một vài điệu vũ để thấy trong lòng khấp khởi niềm vui. Vào những dịp đặc biệt trong năm, nơi đây còn là địa điểm tổ chức nhiều hoạt động văn hoá – văn nghệ lớn của tỉnh Gia Lai.

5. Khu du lịch Đồng xanh

26947-dong-xanh.jpg
26946-dong-xanh-2.jpg

Khu du lịch Đồng xanh

Người ta vẫn gọi Đồng xanh là “một Tây nguyên thu nhỏ” bởi nơi đây gìn giữ rất nhiều nét văn hoá đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên từ bao đời. Điều đặc biệt nhất nơi đây có lẽ là Di sản phi vật thể nhân loại – cồng chiêng Tây Nguyên. Được một lần đến vùng đất của tiếng đàn T’rưng, nghe thanh âm của Tây Nguyên trên chính mảnh đất nguồn cội của cồng chiêng quả là một điều đáng để thử. Không chỉ có vậy, những ché rượu cần còn khiến bạn chếnh choáng men say tình người.

6. Hố Trời

Hố Trời là một tạo tác của tạo hoá được làm nên từ những dòng chảy qua bao năm tháng. Hố sâu không đáy như nuốt chửng tất cả dường như lại càng kích thích cảm giác chinh phục của những ai ưa thám hiểm. Hố chia làm nhiều tầng khác nhau với tổng cộng 20 tầng. Mỗi một tầng đều có một vẻ đẹp riêng khiến du khách đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác khi những tưởng đã lạc vào chốn tiên cảnh nào đó. Nếu đi hết 20 tầng này, bạn có thể ra đến biển Quy Nhơn. Tuy nhiên, đó lại là một hành trình đầy thách thức và nguy hiểm khi hố vẫn còn rất hoang sơ và chưa được khai thác hết.

7. Hồ Ayun Hạ (nằm trên địa bàn 2 huyện Phú Thiện và Chư Sê)

26958-ho-ayun-ha-2.jpg
26957-ho-ayun-ha-1.jpg

Cảnh đẹp nên thơ ở hồ Ayun Hạ

Từ thành phố Pleiku đi về phía Tây thêm 70km, du khách sẽ bắt gặp một hồ nước hoang sơ, yên bình và tĩnh lặng đến mơ màng. Đó chính là Hồ Ayun Hạ. Hồ vốn được hình thành khi xuất hiện công trình thuỷ lợi trên sông Ayun vào năm 1994.

Hiện, hồ nước này là nơi cung cấp nước tưới cho 13.500ha đất. Trong đó, không thể không kể đến nguồn lợi thuỷ sản mà nó mang lại cho người dân nơi đây. Du khách đến hồ Ayun Hạ không chỉ để hít thở khí trời trong mát mà còn được hoà mình vào các hoạt động vui chơi, giải trí thú vị nhất là vào các dịp tết và lễ hội trong năm.

8. Thác chín tầng (xã Ia Sao, huyện Lagrai)

26970-thac-chin-tang-gia-lai.jpg

Thác chín tầng giữa đất trời Pleiku

Từ thành phố Pleiku, đi thêm khoảng chừng 20km du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác chín tầng, được lắng nghe những thanh âm dữ dội phát ra từ dòng thác mạnh mẽ này. Sở dĩ thác có tên gọi độc đáo như vậy là bởi các vách đá gồ ghề trên dòng chảy của thác đã tạo thành 9 tầng nhấp nhô cao thấp khác nhau. Trong đó, hai tầng cuối với độ cao 10-15m đã hình thành nên dòng thác dựng đứng, cuộn xoáy biến cảnh tượng nên đây càng thêm phần hùng vĩ.

9. Đồi thông Hà Tam(xã Hà Tam huyện Đăk Pơ)

26945-doi-thong.jpg

Đồi thông

Đồi thông Hà Tam được nhiều người ví von là “phiên bản thu nhỏ” của rừng thông Đà Lạt. Các cây thông nơi đây đã có rất nhiều năm sinh trưởng với đường kính thân to lớn từ 1m -1,5m, tương đương với vòng cánh tay từ khoảng 5 người. Trong tương lai, nơi đây sẽ được khai thác và xây dựng thành điểm nghỉ dưỡng cao cấp để phục vụ các nhu cầu đa dạng của khách.

10. Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (thuộc các huyện KBang, huyện Mang Yang, huyện Đắc Đoa)

26962-konka.jpg
26961-konka-2.jpg

Du khách thám hiểm Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

Hệ sinh thái ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh rất phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau. Trong đó có khoảng 687 loài thuộc hệ thực vật và khơn 428 loài thuộc hệ động vật. Không ít trong danh sách này là các loài vô cùng quý hiếm có mặt trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Với hệ sinh thái đa dạng đặc biệt này, Kon Ka Kinh đã được công nhận là Di sản Asean.

11. Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ja Răng

26960-kon-ja-rang.jpg

Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ja Răng

Trong khu rừng nhiệt đới Kon Hà Nừng có 16.000ha diện tích là Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ja Răng. Khu rừng này bao gồm nhiều tầng khác nhau với thảm thực vật tươi tốt quanh năm. Nơi đây có rất nhiều loại gỗ quý và các loài động vật nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như mèo gấm, sói đỏ, bò tót, chồn dơi, vượn đen… Hiện, Kon Ja Răng đóng vai trò là rừng phòng hộ đầu nguồn của con sông Kôn. Trong tương lai, Kon Ja Răng sẽ được đầu tư để phát triển thành một điểm du lịch mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo khách du lịch.

12. Đỉnh Hàm Rồng

26952-ham-rong-1.jpg
26953-ham-rong-2.jpg

Đỉnh Hàm Rồng

Tại cửa ngõ của phố núi Pleiku, núi Hàm Rồng đứng sừng sững như chào đón những ai muốn khám phá về vẻ đẹp của thành phố này. Núi được tạo nên từ hoạt động phun trào núi lửa cách đây hơn triệu năm với độ cao 1.028m và được ví như nóc nhà của Pleiku. Nếu như trước đây, Hàm Rồng là căn cứ quân sự của quân đội Mỹ thì bây giờ nó đã trở thành cơ sở của đài phát thanh, truyền hình với rừng thông ngút ngàn. Từ đây, bạn có thể thu vào tầm mắt những khu phố sầm uất, những khu vườn vườn cà phê, cao su, chè, tiêu… nhấp nhô theo những đồi dốc mô mấp để tận hưởng những cảm giác lạ lùng như mơ như thực.

13. Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai (thuộc xã Chư HRông, Tp. Pleiku)

26959-hoc-vien-bong-da.jpg

Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai

Để phát triển một nền bóng đá bền vững và chuyên nghiệp, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã liên kết với Arsenal - JMC, thành lập nên Học Viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai. Đây được định hướng sẽ là nơi ươm mầm tài năng bóng đá Việt trong tương lai mang tầm cỡ quốc tế. Học viện tọa lạc trong khuôn viên rộng 5ha, với 4 sân tập ngoài trời, 01 sân tập có mái che và các công trình phụ như 6 blog nhà, sân tennis, hồ bơi, khu tập tạ, phòng xông hơi, …

IV. MÓN NGON - ĐẶC SẢN PLEIKU - GIA LAI

1. Phở khô/ phở hai tô

26964-pho-hai-to.jpg

Phở khô Gia Lai

Người dân Gia Lai đã tạo ra một phiên bản phở nức tiếng mang đến cho vùng đất này thêm một điều thú vị khác trong muôn vàn điều kỳ thú, đó chính là phở khô. Họ tự hào được mang món phở này đến với các khách du khi đến thăm Gia Lai.

Sở dĩ nhiều người vẫn gọi món phở khô này là phở hai tô bởi khi dùng bao giờ cũng gồm một tô phở và một tô nước súp. Sợi phở khô không giống sợi phở thông thường mà lại giống với sợi hủ tiếu nhưng sợi dai và săn chứ không bở. Nước súp ở đây cũng rất đặc biệt bởi vị ngọt đậm rất vừa miệng nhất là khi ăn cùng với một bát phở khô, vài lát thịt bò viên thái mỏng.

2. Bún mắm cua

26943-bun-mam-cua.jpg

Bún mắm cua Gia Lai

Có lẽ trong cả nước chỉ có mỗi Pleiku có món mắm cua rất độc đáo này. Với người lần đầu thưởng thức món ăn này sẽ cảm thấy “khó ngửi” với mùi mắm cua khăm khẳm xông vào mũi mỗi lần đưa vào miệng nhưng khi đã quen mùi ai nấy cũng đều sinh nghiện.

Để làm món búng mắm cua, người ta phải chuẩn bị từ hôm trước. Sau khi bắt cua đồng về, họ giã nhuyễn, lọc lấy nước, bỏ cốt và rắc thêm ít muối ủ qua đêm. Món măng cua ngon không thể thiếu măng. Măng này phải là măng tươi và được xào với ít gia vị trước khi cho vào nồi nước mắm cua đã ủ. Chỉ cần nấu sôi kỹ các nguyên liệu này và nêm nếm lại gia vị là món bún măng cua đã sẵn sàng để phục vụ. Khi ăn có thể cho thêm nem chua, bóng lợn chiên giòn, chả hay bánh phồng tôm và không thể thiếu các món rau thơm, bắp chuối, ớt tươi.

Nếu bạn sợ lạ bụng sau khi dùng món ăn này có thể yên tâm vì hầu hết quán bún mắm cua nào cũng bán kèm món cơm rượu giúp bạn dằn bụng sau khi thưởng thức món ăn này.

3. Bún mắm nêm

26944-bun-mam-nem.jpg

Bún mắm nêm Gia Lai

Món bún mắm nêm cũng là một món ăn “nặng mùi” khác của phố núi Gia Lai. Vốn dĩ món này xuất xứ từ miền Trung nhưng không biết tự bao giờ đã trở thành một đặc sản của phố núi này. Món ăn bình dị này kết hợp đầy đủ vị ngọt dai của chả cá, vị chua của nem, vị cay xè của ớt và đậm đà của mắm nêm vốn là gia vị chính làm nên vị ngon độc đáo của món ăn này. Tất cả cứ thế đưa vào miệng với từng lọn bún trắng khiến ai cũng ăn một cách thích thú mà chẳng cần biết đến xung quanh.

4. Bò một nắng

26942-bo-mot-nang.jpg

Bò một nắng

Cũng như các sản vật khác, bò một nắng thường được tập trung về phố núi Krông Pa, một cửa ngõ cạnh cao nguyên Sơn Hoà (Phú Yên). Vốn chỉ là một loại thịt bò khô đơn giản như khi được thêm chút vị mặn mà của xứ biển, món bò khô một nắng của người miền núi lại càng trở nên đậm đà và ý vị hơn.

5. Muối kiến vàng

26963-muoi-kien-vang.jpg

Muối kiến vàng

Chỉ có người dân vùng Ayun Pa, Krông Pa, Gia Lai mới nắm được bí quyết làm ra món muối kiến vàng có một không hai này. Đầu tiên, người ta phải vào rừng sâu để bắt những con kiến vàng loại to đến độ căng mọng và có màu vàng ươm đặc trưng. Sau khi mang kiến về, họ sẽ đem rang trên chảo nóng và giã nhỏ với muối hột cùng các gia vị khác như lá thèn len, ớt rừng cùng các loại lá rừng. Vị mặn và chua của vị kiến vàng kết hợp cùng vị cay và hương thơm của lá rừng đã tạo nên một thứ gia vị mà chỉ vùng đất này mới có.

6. Bia tô

26941-bia-to.jpg

Bia tô

Bia tô là một cách phục vụ đặc biệt từ nhà hàng cùng tên nổi tiếng ở Pleiku. Dường như cái cách để người ta thưởng thức bia trong một chiếc tô lớn và nhâm nhi những món ngon của phố núi mới thực sự khiến mọi gia vị và cảm giác trở nên thực nhất. Cũng vì vậy mà bia tô đã dần trở thành một phần của phố núi Pleiku.

7. Gà nướng – cơm lam

26948-ga-nuong-2.jpg
26949-ga-nuong.jpg

Gà nướng – cơm lam

Ở Pleiku, người ta dùng cơm lam chung với món gà nướng. Gà nướng ở đây gọi là sa lửa. Món này chỉ đơn giản là gà vườn (con loại dưới 1kg) ướp với các gia vị và đem nướng chín bằng hơi lửa chứ không đặt trực tiếp lên than. Thế nhưng thật kỳ lạ khi nó lại mang một hương vị rất riêng mà có lẽ khi ăn bạn mới cảm nhận được hết.

Gà nướng thường được dọn kèm cùng muối lá é và những ống cơm lam dẻo thơm từng hạt. Vị ngọt, dai, cay của thịt gà cộng với vị thơm, dẻo của cơm lam khiến ai nấy cũng đều gật gù khen ngon mỗi khi có dịp được thưởng thức món đặc sản này.

8. Gỏi đu đủ gan bò

26951-goidudu0107.jpg

Gỏi đu đủ gan bò

Gỏi đu đủ gan bò được bày bán rất nhiều ở Gia Lai. Người ta chọn đu đủ già vừa hái, vẫn còn giòn, đem gọt vỏ và bào sợi nhỏ. Sau đó mang đu đủ bào ngâm vào thau nước lạnh có vắt ít chanh và muối để khử bớt mùi hăng, đồng thời giữ cho đu đủ luôn giòn.

Với gan bò, họ thái lát dài cỡ ngón tay và rửa qua với nước muối pha giấm để khử mùi. Sau đó đem ướp với các gia vị sả, tỏi băm, ớt băm, cà ri, tương, tiêu, muối, đường, bột ngọt trong vài tiếng. Khi đã đủ thời gian ướp họ sẽ mang đi xào. Khi thấy gan săn lại, họ cho nước dừa và nước ướp gan bò vào nấu liu riu đến khi nước cạn.

Khi ăn chỉ việc trộn đu đủ với gan bò, ít rau răm, rau thơm, chanh, tỏi, ớt và chan nước mắm. Sự hài hòa giữa các nguyên liệu và gia vị chính là bí quyết khiến món ăn này chinh phục nhiều du khách đến vậy.

9. Bánh mì Gia Lai

26940-banh-mi.jpg

Bánh mì

Bánh mì có lẽ nơi nào cũng có nhưng chỉ khi ăn bánh mì Gia Lai bạn mới hiểu vì sao món ăn này lại được nhắc nhiều trong bản đồ ẩm thực của phố núi này đến vậy. Chính vị ngon của pa tê trong bánh mì là bí quyết quyết định nên vị ngon riêng có ấy. Cũng là gan, thịt heo, hành phi, gia vị… vậy mà món pa tê nơi này lại thơm ngon, béo bùi đặc biệt đến thế.

Giữa cái khí trời lành lạnh, được cầm ổ bánh mì nóng giòn và nghe vị beo béo, bùi bùi quyện đều trong các gai lưỡi thì thật thú vị không gì bằng.

V. QUÁN ĂN- QUÁN CÀ PHÊ ĐẸP Ở GIA LAI

1. Quán ăn ngon

  • Phở khô, bún mắm nêm, bánh mì… là những món ăn ngon phổ biến ở Gia Lai. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm gặp rất nhiều món ngon ở những con đường khác nhau tại Gia Lai.
  • Bánh canh bột gạo: quán bà Bảy đường Cù Chính Lan; đường Nguyễn Đình Chiểu;
  • Bánh canh Nhớ: đường Phan Đình Phùng
  • Bánh mì bà Mỹ: 89 Đinh Tiên Hoàng
  • Bánh mì Loan Phú: 41 Sư Vạn Hạnh
  • Bánh xèo bà Tám: 05 đường Trần Bình Trọng ngay ngã Tư Trần Bình Trọng và Lê Hồng Phong
  • Bún mắm cua: quán nhỏ ở khu chợ Nhỏ trên đường Phùng Hưng hoặc số 87, Phan Đình Phùng.
  • Bún riêu Chi: đường Phan Đình Phùng
  • Bún thịt nướng: đường Nguyễn Trãi
  • Các món ăn vặt hoặc các loại bánh trái: khu vực Lý Thái Tổ.
  • Các món cơm cháy chiên giòn, cút, gà nướng, ốc um, trứng vịt lộn,...: Khu ăn uống đường Hùng Vương (đối diện bưu điện Pleiku)
  • Chân gà nướng: đường Hùng Vương (trước cửa Bưu Điện)
  • Cháo lòng bánh hỏi: đường Nguyễn Thái Học; góc đường Tăng Bạt Hổ - Đinh Tiên Hoàng.
  • Chè bà Dũng: 5 Nguyễn Thái Học
  • Chè Thái: 17 Võ Thị Sáu
  • Cơm gà Hải Nam: đường Hai Bà Trưng
  • Cơm gà Mỹ Tâm: đường Nguyễn Văn Trỗi
  • Gỏi đu đủ: khu vực hồ Đức An
  • Gỏi, ốc, trứng vịt lộn, nem chua, bánh ướt, chè các loại...: Khu ăn uống hồ Đức An
  • Lẩu nấm bò: đường Hùng Vương - gần đường Nguyễn Viết Xuân
  • Lụi - quán bà Sáu: 122, Cao Bát Quát hoặc chợ đêm đường Nguyễn Thiện Thuật
  • Mì quảng, bánh ướt, bánh bèo bột lọc: đường Nguyễn Đình Chiểu
  • Mì Quảng: đường Nguyễn Đình Chiểu; 30 đường Nguyễn Trường Tộ.
  • Phở Hồng: đường Nguyễn Văn Trỗi
  • Phở khô – quán phở Hồng ( 24 Nguyễn Văn Trỗi), Tàu Lí (đường Trần Phú), Ngọc Linh (đường Sư Vạn Hạnh), Ngọc Sơn ( 15 Nguyễn Thái Học).
  • Yaourt Thủy: đường Nguyễn Du (gần sân vận động Pleiku).

2. Quán cà phê ngon, đẹp

Sẽ thật thiếu sót nếu đến Gia Lai mà bạn vẫn chưa được thưởng thức một bữa cà phê nhâm nhi đúng điệu. Quán cà phê có lẽ nơi nào cũng có nhưng chỉ ở Gia Lai, bạn mới cảm nhận được hết tinh tuý của chất đắng kỳ diệu này.

  • Cà phê sân thượng khách sạn Hoàng Anh Gia Lai: đường Phù Đổng
  • Cafe cóc trên đường Trần Hưng Đạo, đường Trần Phú, đường Nguyễn Văn Trỗi
  • Quán Bè Bạn; quán Hoa Hướng Dương; quán cà phê Tem...: đường Hai Bà Trưng
  • Quán Đen: đường Lê Quý Đôn
  • Quán Hương Giang, quán Đùng Đình, quán Tích Tắc, quán Dáng Xưa; quán Cao Nguyên; quán Nhạc Trịnh...: đường Wừu
  • Quán Huyền Thoại: đường Cách Mạng Tháng 8
  • Quán Phiên Phương: đường Tăng Bạc Hổ
  • Quán Thủy Tạ, quán Hạ Vàng: hồ Đức An

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI