Cũng chính vì “cái sự ít ai biết” ấy nên hiện Bình Phước vẫn còn những nét hoang sơ, tự nhiên thú vị. Đây cũng chính là thế mạnh của du lịch Bình Phước, là điểm thu hút mạnh mẽ những người ưa khám phá, thích trải nghiệm.
Bình Phước non nước đẹp hữu tình
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc vùng Đông Nam bộ, có đường biên giới chung với Campuchia dài 240km, giáp với 3 tỉnh Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri của Campuchia, Bình Phước còn là cửa ngõ nối vùng Tây Nguyên với Campuchia và thành phố Hồ Chí Minh.
Với vị trí địa lý như vậy nên Bình Phước là tỉnh có nhiều nét văn hóa đặc sắc khi là nơi cư trú của nhiều dân tộc khác nhau; nhóm dân tộc ít người chiếm 17,9% gồm người: S’tiêng, người Hoa, Khmer, Nùng, Tày... Trong đó chiếm đa số là người S’tiêng. Theo đó, đây còn là vùng đất gắn với nhiều lễ hội của các dân tộc thiểu số như: lễ hội cầu mưa của người S’tiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đánh bạc bầu cua, đánh liêng tố xả láng ở điểm 2, lễ mừng lúa mới của người Khmer.
Lễ hội cầu mưa của người S'tiêng
I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN
1. Xe khách
Từ Tp.HCM đi Bình Phước bạn có thể di chuyển bằng xe khách, mua vé tại bến xe miền Đông. Hoặc liên hệ trực tiếp với một số nhà xe dưới đây.
Nhà xe Phước Long
- Chạy tuyến: Sài Gòn – Phước Long.
- Liên hệ điện thoại: 0937 957940 – 0978 929197.
Nhà xe Hòa Hưng
- Chạy tuyến: Sài Gòn – Đồng Xoài.
- Liên hệ điện thoại: 0977 252384 – 0985 205460
Nhà xe Hà
- Chạy tuyến: Sài Gòn – Bù Đăng.
- Điện thoại: 0913 136596 – 0904 758080.
Hãng xe Kumho
- Chạy tuyến: Sài Gòn – Phước Long.
- Liên hệ điện thoại: 08 35112112 – 0651 2200200.
Nhà xe Thùy Linh
- Chạy tuyến: Sài Gòn – Đồng Xoài.
- Liên hệ điện thoại: 0651 3870141 – 0913 109161 – 0918 59871.
Khung cảnh yên bình ở Bình Phước
Nhà xe Thuận Thành
- Chạy tuyến: Sài Gòn – Lộc Ninh.
- Điện thoại: 0651 3568341 – 0918 802403.
- Tại Lộc Ninh xe xuất bến vào lúc: 2h30
- Tại bến xe miền Đông xuất bến lúc: 12h30-13h00.
Nhà xe Quỳnh Giang
- Chạy tuyến: Sài Gòn – Phước Long.
- Điện thoại: 0651 3778715 – 0915 999205 – 0945 878141
2. Phương tiện cá nhân
Thác nước đẹp ở Bình Phước
Ngoài xe khách bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân với lịch trình cụ thể như sau: Quốc lộ 1 A – Ngã ba Dầu Giây (70km) – rẽ trái theo Quốc lộ 20 (hướng đi Đà Lạt khoảng 60km) – Ngã ba Tà Lài rẽ trái sau đó đi theo chỉ dẫn khoảng 24km là đến vườn quốc gia Nam Cát Tiên.
II. LƯU TRÚ TẠI BÌNH PHƯỚC Một số nhà nghỉ tại Bình Phước
III. NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG TẠI BÌNH PHƯỚC
1. Hồ suối Lam
Hồ suối Lam thuộc xã Thuận Phúc, huyện Đông Phú, tỉnh Bình Phước. Hồ rộng khoảng 100ha, sâu 4m, mặt hồ bằng phẳng như gương, nước hồ bốn mùa trong xanh. Hồ được bao bọc bởi những rừng cao su thẳng tắp, xanh ngút ngàn, nhìn từ xa bạn dễ dàng nhận thấy hồ suối Lam giống hồ Xuân Hương ở Đà Lạt. Đây là nơi sinh sống của nhiều loại cá nước ngọt như: cá lóc, cá chép, trắm, cá mè…
Khung cảnh yên bình ở hồ suối Lam
Khung cảnh xung quanh hồ còn khá hoang sơ và yên bình. Nơi đây phù hợp cho những chuyến dã ngoại, cắm trại, câu cá và nghỉ dưỡng. Ngoài ra đến đây bạn còn có cơ hội thưởng thức nhiều món đặc sản núi rừng của nhà hàng nằm ngay trong khuôn viên hồ.
2. Khu du lịch núi Bà Rá, thác Mơ
Khu du lịch núi Bà Rá và thác Mơ thuộc địa phận của phường Sơn Giang và Thác Mơ, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Bà Rá là ngọn núi cao nhất tỉnh Bình Phước và cao thứ 3 vùng Đông Nam bộ.
Đến đây du khách sẽ có cơ hội được chinh phục ngọn núi tuyệt đẹp và hùng vĩ này bằng cách đi bộ hoặc đi cáp treo. Từ trên đỉnh núi Bà Rá, bạn có thể quan sát một góc thị xã Phước Long và hồ thủy điện thác Mơ đẹp long lanh, in bóng cây xanh và mây trời.
Khu du lịch núi Bà Rá
Hồ thác Mơ có diện tích rộng khoảng 12.000ha, giữa hồ là một hòn đảo nhỏ, khung cảnh xung quanh hồ còn khá hoang sơ với những khu rừng rậm rạp, bốn mùa rợp bóng cây xanh. Hồ thủy điện thác Mơ ngoài việc cung cấp nước cho thủy điện thác Mơ còn là hồ nước điều tiết lũ cho vùng hạ du, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển nuôi trồng thủy hải sản.
Hồ thủy điện thác Mơ
Hồ thủy điện thác Mơ cùng với núi Bà Rá kết hợp tạo nên khung cảnh sơn thủy hữu tình, thơ mộng là điểm du lịch hấp dẫn danh cho du khách.
3. Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Vườn quốc gia Bù Gia Mập là khu rừng có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Phước, thuộc huyện Phước Long, nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Phước, là đoạn cuối của dãy Trường Sơn Nam hùng vĩ.
Khung cảnh hữu tình ở rừng quốc gia Bù Gia Mập
Vườn quốc gia Bù Gia Mập có hệ động thực vật khá phong phú và đa dạng. Đây còn là nơi bảo tồn những giống quý của hệ động thực vật và các loại cây thuốc nam quý hiếm nằm trong sách đỏ của Việt Nam. Là địa điểm du lịch hấp dẫn cho những ai ưa thích mạo hiểm, khám phá thiên nhiên hoang dã.
\ Nét hoang sơ, nguyên thủy của vườn quốc gia Bù Gia Mập
Để tham quan vườn quốc gia Bù Gia Mập bạn phải liên hệ với ban quản lý đồng thời nhờ người hướng dẫn. Nếu không được sự cho phép của ban quản lý, lực lượng kiểm lâm và bộ đội biên phòng sẽ không cho bạn vào rừng.
4. Tràng cỏ Bù Lạch
Được thiên nhiên ưu đãi nên Bình Phước có những khu phức hợp giữa rừng và hồ tạo nên những cảnh đẹp mê say lòng người. Một trong số đó có Tràng cỏ Bù Lạch thuộc địa phận xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, cách trung tâm huyện Bù Đăng khoảng 20km. Để tham quan địa danh này bạn phải vượt qua những con đường nhỏ, đá lởm chởm.
Tràng cỏ Bù Lạch
Tràng cỏ Bù Lạch là khu phức hợp giữa những cánh đồng cỏ xanh mướt, hồ nước và rừng nguyên sinh tạo cho khung cảnh nơi đây vô cùng sinh động. Nơi đây phù hợp để bạn nghỉ ngơi, ngắm cảnh, chụp hình lưu niệm.
5. Vườn quốc gia Cát Tiên
Vườn quốc gia Cát Tiên là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất thế giới đồng thời là khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của thủ tướng Chính phủ. Vườn thuộc địa bàn 5 huyện gồm: Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150km về phía Bắc.
Vườn quốc gia Cát Tiên - khu dự trữ sinh quyển lớn nhất thế giới
Toàn bộ diện tích rừng rộng khoảng 71.920ha, trong đó khoảng 39.627ha thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, 27.850ha thuộc tỉnh Lâm Đồng và 4.443ha thuộc địa phận tỉnh Bình Phước. Hệ sinh thái rừng khá đa dạng và phong phú, là nơi bảo tồn các loại động, thực vật quý hiếm trong đó có loại tê giác một sừng chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Địa hình của rừng là sự xen kẽ giữa các bàu, đầm, suối, ghềnh thác, các vùng ngập nước và bán ngập nước.
Vườn quốc gia Cát Tiên
Hiện nay vườn quốc gia Cát Tiên được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất thế giới, với trên 1.610 loài thực vật và trên 1.568 loài động vật sinh sống. Trong đó có 31 loài thực vật và 84 loài động vật có tên trong sách đỏ Việt Nam; 50 loài chim quý hiếm được ưu tiên bảo vệ toàn cầu được ghi trong sách đỏ IUCN. Đặc biệt là 3 loài có nguy cơ bị diệt vong: chà vá chân đen, tê giác một sừng, hoẵng Nam Bộ.
6. Sóc Bom Bo
Giã gạo ở sóc Bom Bo
Sóc 1, xã Bom Bo là địa dành gắn liền với bài hát “tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Khu vực này được hình thành trong nhưng năm kháng chiến chống Mỹ, là nơi cư trú và sinh sống của đa phần đồng bào dân tộc người S’tiêng, cách trung tâm huyện Bù Đăng khoảng 50km.
Đến đây bạn sẽ được khám phá cuộc sống sinh hoạt của người S’tiêng, tham gia các lễ hội truyền thống và thưởng thức nhiều món đặc sản thơm ngon của núi rừng.
7. Thác Đứng
Thác Đứng
Thác Đứng là địa danh bạn không thể bỏ qua khi tới Bình Phước. Thác cao khoảng 4-6m, rộng 10m nằm ẩn mình trong rừng sâu, thuộc xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
8. Thác Voi
Thắng cảnh thác Voi thuộc địa phận xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Thác cao khoảng 15m, rộng 8m. Sở dĩ nó có tên gọi là thác Voi là vì tương truyền nơi đây có hàng chục đàn voi đến uống nước và vui đùa.
Thác Voi
Để tham quan thác Voi bạn phải vượt qua một đoạn đường khá hiểm trở, hẹp, gập gềnh uốn lượn, cheo leo. Xung quanh thác là những tảng đá rộng và phẳng bạn có thể ngồi hoặc nằm lên để nghỉ ngơi và ngắm cảnh dòng thác. Vào mùa khô nước từ dòng suối Nokrop chảy xuống nhẹ, tạo nên những âm thanh vui nhộn nơi núi rừng.
9. Thác số 4
Khu du lịch thác số 4 thuộc địa phận Tân Lợi, xã Hớn Quản, cách trung tâm thị trấn An Lộc, huyện Bình Long khoảng 10km. Toàn bộ diện tích của khu du lịch thác số 4 rộng 20ha. Khu du lịch được xây dựng năm 1998.
Thác số 4
Mặc dù chỉ là một dòng thác nhỏ nhưng khung cảnh nơi đây rất ấn tượng với nhiều cây cổ thụ rễ to nổi lên xung quanh dòng thác tạo nên một cảnh tượng đẹp mắt. Ngoài ra thác còn hút khách du lịch bởi cây cầu đặc biệt được làm từ rễ cây nối hai bờ đẹp như một bức tranh trong truyện cổ tích.
Đến đây ngoài việc ngắm cảnh và thư giãn trong những ngôi nhà nghỉ dưỡng ấm cúng nằm giữa núi rừng hoang sơ, bạn còn được thưởng thức nhiều món đặc sản đặc trưng của núi rừng Bình Phước.
10. Khu du lịch Sóc Xiêm
Khu du lịch Sóc Xiêm
Khu du lịch Sóc Xiêm thuộc địa phận xã An Phú, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 120km. Nơi đây có nhiều ngôi nhà rông truyền thống của Tây Nguyên với đầy đủ tiện nghi và các món đặc sản ngon lạ miệng của Bình Phước. Bên cạnh đó, nơi đây cũng rất thích hợp để bạn câu cá, thư giãn, nghỉ ngơi và ngắm cảnh.
IV. MÓN NGON, ĐẶC SẢN BÌNH PHƯỚC
1. Ve sầu sữa
Để có món ve sầu sữa ngon người ta phải nhanh chóng bắt được những con ve vừa lột xác vì sau khi lột xác khoảng 5 phút là ve sẽ cứng không thể ăn được.
Ve sầu sữa chiên giòn
Ve được bắt cho vào túi nilông bịt kín lại rồi chiên giòn trên chảo dầu nóng, đảo nhanh tay vớt ra là có thể dùng được. Món này thường ăn kèm với rau sống, chấm nước mắm tỏi ớt.
2. Bánh hạt điều
Bánh hạt điều là một trong những đặc sản nổi tiếng của Bình Phước. Bánh được làm từ hạt điều, bột nổi, bột quế, trứng gà, bột mì, đường và một chút dầu ăn. Hạt điều trước khi chế biến thành bánh người ta đem rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 10 phút cho hạt mềm, rồi vớt ra để ráo nước.
Bánh hạt điều
Tiếp đến bột mì, bột nổi, bột quế sẽ được trộn đều với nhau cùng nước cho đến khi bột mềm, mịn, cho thêm chút đường và bơ vào đánh thành kem. Sau đó cho tiếp trứng và đường vào đánh chung. Công đoạn cuối cùng là cho hạt điều vào trộn chung với bột.
Bánh được nướng chín bằng lò nướng ở nhiệt độ từ 1.500 - 2.000 độ C. Khi chín bánh có màu vàng trứng, màu trắng của bột, mùi thơm của hạt điều, bột quế, vị ngọt của đường, béo của dầu ăn và bơ.
3. Gỏi hạt điều
Nguyên liệu để làm món gỏi hạt điều gồm có: hạt điều, tôm, cà rốt, bóng bì, dưa leo, cần tây, ớt và các gia vị khác.
Gỏi hạt điều
Hạt điều được tách đôi, dưa leo và cà rốt thái sợi, ớt cắt nhỏ, cần tây cắt khúc vừa ăn. Bóng bì ngâm mềm trong nước, vớt ra cho vào chảo nóng đảo qua. Tôm lột vỏ, bỏ chỉ đen rồi luộc chín tới. Sau đó cho tất cả nguyên liệu trộn chung với hạt điều, nêm nếm gia vị vừa ăn là có thể thưởng thức.
4. Hạt điều rang muối
Hạt điều rang muối
Là vùng đất chuyên trồng điều vì thế hạt điều rang muối Bình Phước luôn giữ được nguyên vỏ lụa, vị ngọt, hương thơm đậm đà. Khi ăn hạt điều giòn tan và giữ được hương vị lâu hơn hạt điều vùng khác.
5. Đọt mây nướng
Đọt mây nướng
Đọt mây nướng là món ăn đặc sản không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người S’tiêng ở Bình Phước. Đọt mây sau khi thu hoạch về sẽ được nướng chín trên than hồng, tỏa mùi thơm phức. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị đăng đắng xen vị ngọt mát đọng lại ở cổ họng.
Món này ăn kèm với muối ớt, chanh rất lạ miệng. Ngoài ra đọt mây nướng còn giúp giải rượu và trị chứng chướng bụng đầy hơi rất hiệu quả.
6. Lá nhíp xào thịt thú rừng
Lá nhíp
Lá nhíp xào thịt thú rừng là món ăn khoái khẩu của người dân Bình Phước. Lá có vị ngọt, bùi, dẻo xào chung với thịt gà xé miếng hoặc thịt bò đều ngon. Ngoài ra, đồng bào S’tiêng còn dùng lá nhíp để nấu món canh thụt cực ngon.
7. Cơm lam
Để nấu cơm lam đồng bào dân tộc ở Bình Phước thường chọn ống lồ ô hoặc ống tre non. Vì những ống non thân chứa nhiều nước khi nấu sẽ ít bị cháy. Hơn nữa nước trong ống sẽ thấm vào cơm tạo thêm hương vị đặc trưng cho món ăn. Nước dùng để nấu cơm được lấy từ khe suối. Gạo sau khi được vo sạch sẽ cho vào ống lồ ô hoặc ống tre rồi dùng lá chuối để bịt kín đầu ống lại.
Cơm lam
Tiếp đến cơm được nướng trên lửa than hồng cho đến khi ống ngả màu vàng óng chuyển sang lửa nhỏ liu riu, vùi ống vào than hồng thêm 15 phút là có thể dùng được.
Cơm lam thường được ăn kèm với thịt gà, thịt lợn nướng, chấm với muối bột giã nhuyễn cùng ớt hiểm. Ngoài ra ở Bình Phước cơm lam còn được ăn kèm với canh thụt – món ăn trứ danh của người S’tiêng tạo nên hương vị và cách thưởng thức rất riêng và độc đáo.
V. ĐỊA ĐIỂM ĂN UỐNG TẠI BÌNH PHƯỚC Một góc thị xã Đồng Xoài, Bình Phước
- Bánh canh Bình Dương: Nguyễn Huệ, P. Tân Xuân, Thị xã Đồng Xoài, Bình Phước.
- Cơm chay Hòa Thành: 112 Điêu Ông, Thị xã Đồng Xoài, Bình Phước.
- Nhà hàng Phú Trình: 60 đường số 2, - Thị xã Đồng Xoài - Bình Phước .
- Nhà hàng Thế Kỷ: QL 14 - Thị xã Đồng Xoài - Bình Phước.
- Nhà hàng Kiều Oanh: QL 14 - Huyện Chơn Thành - Bình Phước.
- Nhà hàng Phước Long: Chợ Phước Long - Thị xã Đồng Xoài - Bình Phước.
- Nhà hàng Hoàn Vũ: 53 Đinh Tiên Hoàng - Thị xã Đồng Xoài - Bình Phước.
- Nhà hàng 102: Tổ 2, ấp 1 - Thị xã Đồng Xoài - Bình Phước.
- Nhà hàng Thiên Thanh: Quốc lộ 14, - Thị xã Đồng Xoài - Bình Phước.
- Nhà hàng khu du lịch Suối Lam: Thị xã Đồng Xoài - Bình Phước.
- Nhà hàng khách sạn Bình Long: Thị trấn An Lộc - Thị xã Bình Long - Bình Phước.
Yeutre.vn (Tổng hợp)