Ngoài thành phố biển Vũng Tàu xinh đẹp, đến với Bà Rịa - Vũng Tàu bạn còn tham quan nhiều địa danh gắn liền với lịch sử như: Côn Đảo, nhà tưởng niệm chị Võ Thị Sáu, nghĩa trang Hàng Dương, suối nước nóng Bình Châu, thắng cảnh Bàu Sen… Dưới đây một số kinh nghiệm đi du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu bạn có thể tham khảo.
I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN
1. Từ thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu
Biển Vũng Tàu hàng năm thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế tới tham quan và tắm biển
Vũng Tàu cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 125km, có nhiều phương tiện giao thông để bạn có thể lựa chọn như: xe máy, xe khách hoặc tàu cánh ngầm. Dưới đây lịch trình chi tiết, bạn có thể tham khảo.
Phương tiện cá nhân
- Lịch trình 1: Xuất phát từ quốc lộ 1 A – qua cầu Đồng Nai – Ngã tư Vũng Tàu – rẽ theo quốc lộ 51 – đi thêm 100 km là đến Vũng Tàu.
- Lịch trình thứ 2: Phà Cát Lái – Nhơn Trạch (Đồng Nai) – quốc lộ 51 – đi vào cổng khu công nghiệp Nhơn Trạch đoạn đường này dài 20 km.
Xe khách
Một góc thành phố biển Vũng Tàu nhìn từ trên cao
Bạn có thể đến trực tiếp bến xe Miền Đông ở địa chỉ: 292 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, để mua vé đi Vũng Tàu. Giá vé dao động từ 60.000 – 80.000 VND/vé, xe chạy khoảng 2 giờ. Hoặc có thể liên hệ trực tiếp với một số hãng xe dưới đây:
Hãng xe Hoa Mai:
- Vũng Tàu: Bến đậu tại số 2A đường Trưng Trắc, Vũng Tàu. Điện thoại: (064).3531982 – 3531981 – 3531980.
- Tại TP.Hồ Chí Minh: 50 Nguyễn Thái Bình, Q1, TP.Hồ Chí Minh.
Hãng xe Mai Linh:
- Địa chỉ: 64 – 68 Hai Bà Trưng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.Hồ Chí Minh. Tel : (08).39292929 (Tp.HCM) – (064).3576576 (Vũng Tàu).
Hãng xe Phương Trang. Tel: (08).38218928.
- Đặt vé tại Sài Gòn: 08 38 309 309. Cứ khoảng 1 giờ lại có một tuyến xe chạy.
- Đặt vé tại Vũng Tàu: 0643 52 53 54. Hãng sử dụng xe 14 chỗ, có máy lạnh.
- Đặt vé tại Bà Rịa: 0643 82 67 68.
Hãng xe Thiên Phú: Xe đón khách tại nhà.
- Vũng Tàu: Bến đậu tại bến xe khách Vũng Tàu.
- TP.Hồ Chí Minh: Bến xe Miền Đông.
Hãng xe Rạng Đông
- Vũng Tàu: Bến đậu tại bến xe khách Vũng Tàu. Tel: (064).3525678.
- TP.Hồ Chí Minh: Bến xe Miền Đông. Tel: (08).35.111.111.
Xe Kumho: Khởi hành từ bến xe miền Đông và bến dừng là bến xe Vũng Tàu.
- Địa chỉ: 292 Đinh Bộ Lĩnh (Lầu 3), P.26, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Tel: (08) 35116861.
1. 3. Tàu cánh ngầm
Vũng Tàu về đêm lung linh huyền ảo
Cứ trung bình 30 phút lại một chuyến tàu từ thành phố Hồ Chí Minh – Vũng tàu. Thời gian hoạt động là từ 6:00 – 16:00 mỗi ngày, thời gian chạy là 1h45’. Tàu khởi hành ở bến Bạch Đằng và dừng ở bến tàu Cầu Đá – Vũng Tàu. Bạn có thể mua vé tại bến tàu hoặc các đại lý bán vé tàu ở thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu.
- Bến tàu Cầu Đá: 120 Hạ Long, TP.Vũng Tàu. Tel: (064).3810 202 – 3510 720.
- Bến Bạch Đằng: 1 A Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM. Tel: (08).3821 8061 – 3821 5609.
Một số hãng tàu chạy tuyến này:
Hãng GreenLines:
- Tại TP.HCM: 2 Tôn Đức Thắng (Bến Bạch Đằng). Tel: (08) 38210650 – 38218189 – 38210653 – 38218 185 – 38213 872.
- Tại Vũng Tàu: 126 Hạ Long, Bến Cầu Đá. Tel: (064).3810202 – 3816308.
Hãng Vina Express:
- Tại Tp.HCM: 1 A Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM.
- Tại Vũng Tàu: 122 Hạ Long, TP.Vũng Tàu. Tel: (064). 3856 530
2. Phương tiện đi lại tại Vũng Tàu
Thành phố Vũng Tàu nằm ven biển
Thuê xe máy: Dịch vụ cho thuê xe máy ở Bà Rịa – Vũng Tàu khá phổ biến, giá thuê dao động trong khoảng 150.000 – 200.000 VND/ngày, 25.000 – 40.000 VND/giờ. Bạn có thể liên hệ địa những địa chỉ sau:
- Nghiệp đoàn mô tô Hải Âu (tại bến cảng tàu cánh ngầm Vũng Tàu): Tel: 0908 372 612 (anh Bình).
- Anh Nỡ: Địa chỉ: 24 Lê Ngọc Hân, P 1. Tel: 0902 444 031.
- Đường Trương Công Định: Tel: 0909.790.137.
Taxi: Tại Vũng Tàu có nhiều hãng taxi để bạn có thể lựa chọn như: taxi Mai Linh (064.3.56.56.56), Vinasun (064.38.27.27.27), Gili (064.3.85.85.85), Petro (064.3.851.851), Bình An (064.3.79.79.79), Dầu Khí(064.3.61.61.61), Navi (064.3.83.83.83), taxi Bà Rịa (064.3.82.74.74), Minh Thắng (064.3.741.741).
Tuy nhiên nếu đi lại bằng taxi bạn sẽ phải tốn chi phí rất cao. Với những ai đi du lịch bụi không nên lựa chọn phương tiện giao thông này.
II. LƯU TRÚ TẠI BÀ RỊA VŨNG TÀU
Là tỉnh phát triển mạnh về du lịch nên khách sạn nhà nghỉ ở Bà Rịa – Vũng Tàu có mật độ khá dày đặc. Tùy vào địa điểm tham quan và túi tiền để bạn có thể thuê được khách sạn phù hợp nhất.
Cảng tàu sầm uất
Ở khu vực Bà Rịa bạn có thể qua đêm theo hình thức cắm trại ở các khu resort với mức giá khoảng 55.000đ/người. Hoặc thuê nhà tại thị trấn Bà Tô hoặc thị trấn Bình Châu có giá từ 200.000đ. Thuê phòng ở các khu resort như: Lộc An, Hồng Phúc, Hồ Tràm Yasaka, KDL suối nước nóng Bình Châu có giá khoảng 800.000đ trở lên.
III. NHỮNG ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN TẠI BÀ RỊA
1. Bạch Dinh
Bạch Dinh là một dinh thự do người Pháp xây dựng ở thế kỷ 19, nằm bên sườn núi Lớn thuộc thành phố Vũng Tàu. Bạch Dinh từng là nơi nghỉ mát của toàn quyền Đông Dương, hoàng đế Bảo Đại và các đời tổng thống của chế độ Việt Nam Cộng hòa trước đây.
Bạch Dinh
Đường lên Bạch Dinh gồm có 2 lối. Một đường chạy quanh dưới rừng câu giá tỵ, dành riêng cho xe ô tô và một đường đi bộ với 146 bậc tam cấp, hai bên là những hàng hoa sứ cổ thụ.
Bạch Dinh cao khoảng 19 m, nằm ở độ cao 27 m so với mặt nước biển, gồm 2 tầng được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của Pháp. Trong đó tầng hầm được dùng để nâu nướng, tầng trệt dùng để làm khánh tiết. Ở khu vực này được bài trí nhiều đồ cổ quý giá như: Ngà voi Châu Phi dài 170 cm; bộ tam đa ngũ thái Phúc - Lộc - Thọ; Song bình Bách điểu chầu phụng và bộ tràng kỷ Hoàng Gia có niên đại từ thời vua Khải định năm 1921. Ngoài ra nơi đây còn trưng bày những bức tượng đá bán thân được tạc theo phong cách kiến trúc Hy Lạp cổ đại.
Ngày nay Bạch Dinh được dùng để làm bảo tàng, nơi trưng bày nhiều cổ vật quý hiếm như: đồ gốm thời Khang Hy cùng nhiều cổ vật được khai quật ở vùng Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đứng trên Bạch Dinh bạn có thể ngắm biển trong xanh, hít thở không khí trong lành, mát mẻ. Đây là điểm du lịch bạn không nên bỏ qua khi đến Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Hải đăng Vũng Tàu
Hai Đăng Vũng Tàu
Hải Đăng Vũng Tàu tọa lạc trên đỉnh ngọn núi Nhỏ ở độ cao 170 m, thuộc thành phố Vũng Tàu, được thực dân Pháp xây dựng năm 1907. Tháp có hình tròn, đường kính rộng 3 m, cao 18 m, bên trong ngọn hải đăng có cầu thang dẫn lên đỉnh tháp. Từ ban công của ngọn hải đăng bạn có thể quan sát toàn cảnh thành phố biển xinh đẹp Vũng Tàu.
3. Núi Lớn
Núi Lớn
Núi Lớn thuộc thành phố Vũng Tàu, rộng khoảng 400 ha, gồm ba đỉnh núi là: Đỉnh Vũng Mây, Núi Lớn và Hòn Sụp. Dọc theo đường Trần Phú (đường nằm dưới chân núi Lớn) đi qua sườn núi từ bến Định bạn sẽ bắt gặp chùa Thích Ca Phật Đài, bãi Dâu, bãi Trước. Đường lên núi dốc quanh co, với nhiều thắng cảnh như: tượng Phật Bà Quan Âm, Bạch Dinh, Đức Mẹ. Đứng trên đỉnh núi bạn sẽ được chiêm ngưỡng núi non hùng vĩ của thành phố biển Vũng Tàu xinh đẹp.
4. Núi Nhỏ
Núi Nhỏ
Núi nhỏ thuộc địa phận thành phố Vũng Tàu, núi rộng khoảng 120 ha, cao 170m. Dọc theo đường Hạ Long là các địa danh nổi tiếng như: bãi Ô Quắn, bãi Dứa, mũi Nghinh Phong và bãi Sau dài khoảng 6km. Hiện nay thành phố Vũng Tàu đã đầu tư xây dựng đường lên núi Nhỏ rộng và đẹp hơn. Hai bên đường là các điểm du lịch hấp dẫn như: Chùa Niết Bàn Tịnh xá, bãi Trước, tượng chúa Kitô, hòn Bà…
4. Đình thần Thắng Tam
Là cụm quần thể kiến trúc, di tích gồm: đình Thắng Tam, lăng cá Ông, tọa lạc ngay trên đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu. Đình được xây dựng năm 1820 là nơi thờ phụng cá bậc tiền hiền và những người có công khái hoang vùng đất này.
Đình thần Thắng Tam
Năm 1991 Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận cụm kiến trúc đình Thắng Tam là di tích lịch sử cấp quốc gia.
5. Cảng Cầu Đá
Càng cầu đá được Bộ Văn hóa – Thông xếp hạng là cụm di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991, thuộc phường 1, thành phố Vũng Tàu. Cảng do người Pháp xây dựng năm 1897 để phục vụ cho mục đích quân sự và bốc xếp, kho hàng hóa cho các khu nghỉ dưỡng và các căn cứ quân sự của Pháp lúc bấy giờ.
Cảng Cầu Đá
Tiền cảng là một con đề có chiều dài 400m, chân đê rộng 15 m, bề mặt rộng 4m, được kê bằng những lớp bê tông chắc chắn, kéo dài tới phía Bắc núi Nhỏ nằm ở giữa biển, song song với bãi Trước.
6. Hòn Bà
Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ nằm ở ngoài biển, cách núi Nhỏ khoảng 200m, dọc trên đường Hạ Long, thành phố Vũng Tàu. Trên đảo có miếu Bà được xây dựng năm 1881 do ông Hồ Quang Minh đầu tư xây dựng.
Hòn Bà
Để thăm hòn Bà bạn phải vượt qua một đoạn đường nhỏ với nhiều khúc cua nguy hiểm, cây cối mọc um tùm hai bên đường. Khung cảnh hòn Bà vô cùng trong lành mát mẻ, yên bình phù hợp để nghỉ ngơi, thư giãn. Ngoài ra người dân Vũng Tàu thường ra hòn Bà để thắp hương trong miếu Bà cầu may mắn cho gia đình.
7. Căn cứ Minh Đạm
Núi Châu Long – Châu Viên nằm ở phía Đông Nam huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách trung tâm thành phố Vũng Tàu khoảng 30 km. Ba mặt núi giáp biển chạy dài từ Đông sang Tây dài 8 km, điểm cao nhất của núi là 335 m. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, núi được dùng để làm căn cứ địa cách mạng của tỉnh Ủy Bà Rịa và huyện Long Điền. Đến năm 1948 núi Châu Long đổi tên thành căn cứ Minh Đạm, là tên của hai đồng chí Bùi Công Minh và Mạc Thành Đạm là bí thư và phó bí thư của huyện Long Điền đã hy sinh nơi này.
Căn cứ Minh Đạm
Khu căn cứ Minh Đạm được chia thành 4 khu gồm: Đá Chồng, Đá Chẻ, Chùa Viên, Chùa Giếng Gạch. Khu căn cứ Minh Đạm đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1993.
8. Nhà tưởng niệm chị Võ Thị Sáu
Nhà tưởng niệm chị Võ Thị Sáu tọa lạc ngay bên tỉnh lộ 23, thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Long Đất, cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 12 km. Nhà được xây dựng theo lối kiến trúc dân dã đặc trưng của làng quê Việt. Căn nhà 10m, rộng 3m gồm 2 phòng nhỏ. Trong đó phòng ngoài rộng 5m, ở giữa đặt bàn thờ gia tiên, kế sát bên vách ván gỗ nơi chị Sáu thường nằm ngủ. Còn bên trong là nơi song thân của chị Sáu nghỉ ngơi.
Nhà tưởng niệm chị Võ Thị Sáu
Cách đó không xa về phía Đông Nam là công viên tượng đài Võ Thị Sáu, quanh năm rực rỡ sắc màu của các loại hoa như: hoa sứ, hoa ngọc lan và hoa lê kima
9. Địa đạo Long Phước
Địa đạo Long Phước thuộc thành phố Bà Bịa, năm 1948 Đảng bộ Long Phước sử dụng nơi đây để xây dựng căn cứ địa cách mạng nhằm củng cố lực lượng cho phong trào cách mạng. Ban đầu khu căn cứ chỉ có hầm nhà ông Năm Hồi rộng 30m. Đến nằm 1963 địa đạo được mởi rộng thêm 200m, có thêm giao thông hào, ụ, kho lương thực, hầm cứu thương nơi đây trở thành thế trận vững chắc cho lượng cách mạng bám trụ và đánh thắng nhiều cuộc tấn công của quân địch, góp phần cùng quân dân cả nước làm nên chiến thắng 30/4/1975 vẻ vang, giải thắng hoàn toàn miền Nam.
Năm 1990 nơi đây được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.
10. Căn cứ núi Dinh
Căn cứ núi Dinh thuộc xã Tân Hòa, huyện Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu. Núi chạy dọc theo hình vòng cung hướng từ Đông Nam – Tây Bắc, nơi cao nhất của đỉnh núi là 504m. Đây là khu rừng nguyên sinh với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng và phong phú cùng nhiều loại gỗ quý hiếm.
Căn cứ núi Dinh
Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, núi Dinh được sử dụng làm căn cứ địa cách mạng của quân và dân huyện Tân Thành – Bà Rịa. Đến đây bạn sẽ được thăm những địa danh lịch sử như: Hang Mai, Chùa Diệu Linh, Hang Dơi, Hang Tổ, Hang Dây Bí.
11. Suối nước nóng Bình Châu
Suối nước nóng Bình Châu nằm dọc theo quốc lộ 23, cách trung tâm huyện Xuyên Mộc khoảng 30 km. Nằm ngay trung tâm khu rừng nguyên sinh rộng 7000 ha. Khu vực suối nước nóng gồm nhiều hồ nước nhỏ tạo thành dòng chảy chạy dài 1km2, diện tích mặt hồ rộng 100 m, sâu 1m. Nơi sâu nhất của hồ nhiệt độ lên tới 64 độ C , đáy hồ nóng 84 độ C. Còn ở nơi nông nhiệt độ là 40 độ C, ở nhiệt độ này có thể ngâm chân, tay để chữa bệnh.
Suối nước nóng Bình Châu
Khu du lịch suối nước nóng Bình Châu hàng năm thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan và ngâm nước nóng.
12. Rừng nguyên sinh Bình Châu
Rừng nguyên sinh Bình Châu nằm trong khu suối nước nóng Bình Châu, phía Nam huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thuộc địa phận 5 xã gồm: Phước Bửu, Bình Châu, Bông Trang, Bưng Riềng và Xuyên Mộc, rộng 11.000 ha.
Rừng nguyên sinh Bình Châu
Rừng Bình Châu có hệ thực vật đa dạng và phong phú trong đó có 113 họ, 408 chi, 661 loài trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm có thể kể đến như: thiên vạn tuế, vạn tuế, mai, lan. Và nhiều động vật sinh sống gồm 178 loài thuộc 70 họ, 29 bộ và 36 tiêu biểu như: voi, báo, khỉ, voọc, heo, hoẵng ... 96 loài chim, 33 loài bò sát ...
Giữa cánh rừng có dòng sông Hòa, uốn lượn quanh rừng. Năm 1994 Chính phủ quyết định đưa rừng nguyên sinh Bình Châu vào dành mục rừng cấm quốc gia.
13. Côn Đảo
Côn Đảo thuộc quần đảo Côn Lôn gồm 14 đảo lớn nằm ở phía tây Nam của Biển Đông, thuộc huyện Côn Đảo, cách trung tâm thành phố Vũng Tàu khoảng 97 hải lý. Đảo có diện tích là 76.71km2, dân cư trên đảo khá thưa thớt. Trong đó hòn đảo lớn nhất là Côn Đảo hay còn gọi là Phú Hải, có diện tích khoảng 51.52 km2, trong đó có 200km đường bờ biền, 6.043ha là rừng nguyên sinh với thảm thực vật phong phú và nhiều loại động vật quý hiếm sinh sống.
Côn Đảo
Ra Côn Đảo bạn sẽ được tham quan di tích nhà tù Côn Đảo, khám phá rừng nguyên sinh, khám phá cuộc sống người dân trên đảo và tắm biển.
14. Thắng cảnh Bàu Sen
Thắng cảnh Bàu Sen
Thắng cảnh Bàu Sen nằm trong khu du lịch Phương Nam, cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 30 km. Rừng Bàu Sen là vùng đất sình lầy ngập mặn với diện tích rộng 120 ha, sâu 3,5m được cung cấp nước bởi dòng suối Tầm Bó chảy về từ Cẩm Mỹ. Rừng Bàu Sen có hệ thực vật đa dạng với nhiều loài quý hiếm như: bời lời, dầu nước, sao mây, các cây họ tre; các loài thuỷ đặc sản: cá, cua, ốc, lươn...
15. Thắng cảnh Suối Tiên
Thắng cảnh Suối Tiên
Khu du lịch suối Tiên hay suối Đá được ví là Đà Lạt thứ hai của Việt Nam. Nơi đây phong cảnh thiên nhiên hữu tình với nhiều dòng suối nhỏ chảy men theo vách núi, sườn đồi uốn lượn tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và huyền bí.
16. Tổ đình Thiên Thai
Tổ đình Thiên Thai thuộc ấp 3, xã Tam An, huyện Long Đất, Bà Rịa – Vũng Tàu. Công trình được xây dựng năm 1925 bởi hòa thượng Thích Huệ Đăng. Phía sau tổ đình có Thạch Động được tạo bởi một hang đá là nơi hòa thượng Huệ Đăng tu hành.
Tổ đình Thiên Thai
Toàn bộ Tổ Đình Thai rộng 6h chia làm 4 khu vực chính gồm: Thiên Thai, Thiên Khánh, Thiên Bửu Tháp và Thiên Thanh.
IV. MÓN NGON ĐẶC SẢN BÀ RỊA – VŨNG TÀU
1. Bánh canh
Bánh canh Bà Rịa – Vũng Tàu nước dùng được nấu từ xương ống, chân giò ninh. Vì thế nước lèo có vị ngọt vừa miệng, nước trong veo, vị đậm đà của xương và thịt hòa quyện vào nhau. Sợi bánh canh được làm từ bột gạo pha với bột lọc nên sợi bánh trong veo, dai.
Bánh canh
Một tô bánh canh Bà Rịa được dọn lên gồm: giò ninh như, thịt nạc, xương ống, ăn kèm với giá sống và các loại rau thơm.
2. Bánh khọt
Bánh khọt
Bánh khọt là món ăn nổi tiếng của Vũng Tàu đặc biệt là các quán nằm trên đường Nguyễn Trường Tộ ngon nhất là quán Vú Sữa ở số 14 Nguyễn Trường Tộ. Bánh khọt ở đây được làm từ bột gạo, nhân tôm, khi ăn có vị béo ngậy của mỡ hành hòa quyện với vị đặc trưng của tôm tạo nên món ăn đậm đà khó quên.
3. Bánh hỏi
Bánh hỏi là loại bánh truyền thống của gia đình chị Trần Thị Anh Đào ở thị trấn Long Điền, có cách đây khoảng 50 năm. Bánh được làm từ bột gạo thơm, cộng với bí quyết pha chế bột riêng đã tạo nên những chiếc bánh dai, dẻo, có mùi thơm của gạo mới càng nhai càng ngọt.
Bánh hỏi
Bánh hỏi ăn kèm với rau sống, thịt xào, ngó sen chua ngọt, chấm nước mắm được pha đặc biệt.
4. Bánh xèo Long Hải
Bánh xèo Long Hải
Bánh xèo Long Hải được lựa chọn từ những nguyên liệu còn tươi sống, các loại hải sản mới được đánh bắt về chưa qua ướp đá gồm: tôm, thịt heo, mực, hành tây, giá trứng gà đậu xanh và bột gạo. Nhờ bí quyết riêng nên bánh xèo Long Hải có màu vàng tươi, thơm ngon, bánh giòn. Nước chấm được pha chế rất công phu có vị chua chua ngọt của dưa cải hòa lẫn với vị đậm đà của nước mắm đặc biệt. Khi ăn bạn sẽ cảm được hương vị khác biệt không thể trộn lẫn với bánh xèo của các vùng khác được.
5. Gỏi cá mai
Gỏi cá mai
Cá mai là loại cá màu trắng có nhiều ở vùng biển Vũng Tàu, để có được một phần gỏi cá mai ngon người ta phải lựa chọn được những con cá tươi vừa mới đánh bắt về, sau khi làm sạch vảy, rút xương sẽ được ướp với giấm, chanh, tỏi, ớt rồi trộn với thính. Nước chấm gỏi được làm từ xương cá mai. Món này ăn kèm với các loại rau sống và bánh tráng.
6. Tiết canh tôm
Tiết canh tôm
Tiết canh tôm được làm từ 7 loại tôm hùm nhưng ngon hơn cả vẫn là tôm hùm rồng, đầu tôm có 7 màu lấp lánh như cầu vồng. Người ta dùng dao nhọn để đâm vào gáy tôm lúc còn sống để lấy huyết, tôm dùng làm tiết canh phải to khoảng 700g trở lên. Tiết canh tôm ăn khá lạ miệng, phần tiết ăn như rau câu, thịt tôm mềm, có vị mằm mặm và ngọt hòa quyện vào nhau.
7. Rượu Áp xanh
Rượu áp xanh là đặc sản nổi tiếng cảu xã Phước Hội, huyện Long Đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Rượu có vị cay nồng, sóng sánh, màu xanh ngọc bích. Được làm từ 7 vị thuốc gia truyền chỉ có người dân trong làng mới được truyền lại.
8. Canh chua tương me
Là món đặc sản nổi tiếng của vùng Phước Hải, huyện Đất Đỏ theo tiếng địa phương là nấu súng. Nguyên liệu để nấu món canh chua tương me gồm có đủ các loại cá nhưng người dân thường dùng cá lò, cá ngao, trong đó ngon nhất là đầu cá thiều.
Canh chua tương me
Me được dầm, bỏ bã vắt lấy nước, tương hột được giã nhỏ, sả đập dập cho tất cả vào nồi nấu chín. Khi nước sôi tiếp tục cho cá vào đun khoảng 5 phút cho đến khi cá chín, nêm nếm gia vị vừa miệng cho thêm rau thơm, ớt vào là là được. Món canh chua tương me có mùi thơm đặc trưng của sả và vị ngọt của cá, chua chua cay cay của me và ớt hòa quyện vào nhau. Món này thường ăn kèm với bún.
9. Thịt nướng kiểu Nga
Thịt nướng kiểu Nga
Là món ăn khá phổ biến ở Vùng Tàu, nguyên liệu gồm có thịt heo, thịt gà hoặc thịt bò… được tẩm ướp gia vị truyền thống kiểu Nga, rồi dùng xiên qua nướng trên bếp than hồng.
V. ĐỊA ĐIÊM ĂN UỐNG TẠI BÀ RỊA - VŨNG TÀU
1. Tại thành phố Bà Rịa
- Bánh Canh Long Hương Thúy: Cách Mạng Tháng 8 (QL51A), TP. Bà Rịa, Vũng Tàu
- Bánh Canh Trảng Bàng Năm Dung: 655 Quốc Lộ 51, KP. Hương Sơn, P. Long Hương, Tp. Bà Rịa, Vũng Tàu.
- Bánh Hỏi An Nhứt: QL 55, An Nhất, Long Điền, Tp. Bà Rịa, Vũng Tàu
- Thy - Bánh Hỏi Thịt Nướng: 318 Cách Mạng Tháng Tám, Tp. Bà Rịa, Vũng Tàu
- Phở Lan - Long Hương: 123 Cách Mạng Tháng 8, P. Long Hương, Tp. Bà Rịa, Vũng Tàu.
- 5 Cua - Vựa Cua Ghẹ Hải Sản: Bà Rịa, QL 51, Tp. Bà Rịa, Vũng Tàu.
- Bánh Tiêu Đậu Xanh: Ngã Tư Điện Biên Phủ - Nguyễn Tất Thành, Tp. Bà Rịa, Vũng Tàu.
- Quán Bờ Sông - Bến Xe Bà Rịa: Quốc lộ 51, Tp. Bà Rịa, Vũng Tàu.
- Nhà Hàng Sông Rạch - Quốc Lộ 51: Quốc Lộ 51, Tp. Bà Rịa, Vũng Tàu.
- Quán Nướng BBQ - Nguyễn Hữu Thọ: 242 Nguyễn Hữu Thọ, Tp. Bà Rịa, Vũng Tàu.
- Hủ Tiếu Tuyết Phương: 322/22 CMT8 , Tp. Bà Rịa, Vũng Tàu.
2. Tại huyện Đất Đỏ
Vũng Tàu có tiềm năng phát triển nghành khai thác dầu khí
- Quán Ăn Phương Trang: 1 Ô 11/13 Ấp An Hòa, Xã Lộc An, Huyện Đất Đỏ, Vũng Tàu.
- Vườn Dừa Lộc An Quán - Hồ Tràm: Ấp An Hòa, Xã Lộc An, Huyện Đất Đỏ, Vũng Tàu.
- Quán Phúc Vinh - KP Phước Điền: Khu phố Phước Điền, TT. Phước Hải, Huyện Đất Đỏ, Vũng Tàu.
- Five Star Vietnam - Khu Phố Trường Thành: Khu Phố Trường Thành, Huyện Đất Đỏ, Vũng Tàu.
- Hòa Cafe: 23/19 khu phố Hải Trung, Thị Trấn Phước Hải, Huyện Đất Đỏ, Vũng Tàu
3. Tại huyện Long Điền
- Bánh Bèo Miễu Bà Long Bình: Bùi Công Minh, Huyện Long Điền, Vũng Tàu.
- Bún Mắm Bạc Liêu: Ấp Hải Lộc, Thị Trấn Long Hải, Huyện Long Điền, Vũng Tàu.
- Mì Hoành Xá Xíu Ngọc Hoà: Thị Trấn Long Hải, Huyện Long Điền, Vũng Tàu.
- Biển Nhớ Quán - Long Hải: Bãi Tắm Hàng Dương, Long Hải, Huyện Long Điền, Vũng Tàu.
- Phong Lưu Quán - Đường 36: Đường 36, Xã Phước Hưng, Huyện Long Điền, Vũng Tàu.
- Lẩu Dê Thùy Nhung: Tỉnh Lộ 44A, Huyện Long Điền, Vũng Tàu.
- Bánh Canh Chả Cá: E6 tổ 3 ấp Phước Thiện, xã Phước Tỉnh, Huyện Long Điền, Vũng Tàu.
4. Tại Huyện Đức Châu
- Khuê Phượng - Dịch Vụ Nấu Ăn: Đường Số 6, Huyện Châu Đức, Vũng Tàu.
- Nướng Ngói Linh Ku - Hùng Vương: 200 Hùng Vương, Huyện Châu Đức, Vũng Tàu.
- Ku Linh Quán - Hùng Vương: 194 Hùng Vương, Ngãi Giao, Huyện Châu Đức, Vũng Tàu.
- Quán Khói - Xiên Que Đồng Giá - Hùng Vương: 395 Hùng Vương, Huyện Châu Đức, Vũng Tàu.
5. Tại huyện Long Sơn
- Bè Hào Đực Nhỏ Long Sơn - Hải Sản Tươi Sống: Thôn 2, Bến Đá, Đảo Long Sơn, Huyện Long Sơn, Vũng Tàu.
- Sơn Thủy Ngư Quán - Cá Trê Nướng & Gà Nướng: Đảo Long Sơn, Huyện Long Sơn, Vũng Tàu.
- Bè Hào Hải Lưu: Số 01 Láng Cát, Long Sơn, Huyện Long Sơn, Vũng Tàu.
- Quán Cây Dừa - Long Sơn: Thôn 10, Huyện Long Sơn, Vũng Tàu.
- Bằng Lăng Quán - Gà Nướng & Cá Trê Nướng: Thôn 4 - Xã Long Sơn, Huyện Long Sơn, Vũng Tàu.
- Thiên Trang - Ẩm Thực Sinh Thái Sân Vườn: Thôn 10, Xã Long Sơn, Huyện Long Sơn, Vũng Tàu.
- Bánh Hào Cá Năm Thắng: Thôn 2, Bến Đá, Huyện Long Sơn, Vũng Tàu.
6. Huyện Tân thành
- Quán Tiến - Hải Sản Tươi Sống Các Loại: Cảng Đức Hạnh, Ấp Phước Lộc, Phước Hoà, Huyện Tân Thành, Vũng Tàu.
- Bún Bò Huế 7 Tấn - Quốc Lộ 51: Mỹ xuân, Huyện Tân Thành, Vũng Tàu.Phở Bò Xuân Dung
- Phở Bò Xuân Dung: Ấp Phước Lập, Huyện Tân Thành, Vũng Tàu.
- Nhà Hàng Tất Thắng: 54 Quốc Lộ 51 , Huyện Tân Thành, Vũng Tàu.
7. Huyện Xuyên Mộc
- The Grand Ho Tram Strip: Xã Phước Thuận, Huyện Xuyên Mộc, Vũng Tàu.
- Gió Biển Resort: Hồ Tràm, Huyện Xuyên Mộc, Vũng Tàu.
- Nhà Hàng Brasserie - Phước Thuận: Phước Thuận, Huyện Xuyên Mộc, Vũng Tàu.
- Hồ Tràm BBQ Restaurant: Xã Phước Thuận, Huyện Xuyên Mộc, Vũng Tàu.
8. Huyện Côn Đảo
- Six Senses Côn Đảo Resort: Biển Đất Dốc, Q. Côn Đảo, Huyện Côn Đảo, Vũng Tàu.
- Khu Nghỉ Dưỡng Côn Đảo Vũng Tàu - Nguyễn Đức Thuận: 8 Nguyễn Đức Thuận, Huyện Côn Đảo, Vũng Tàu.
- Khu Du Lịch Côn Đảo: Côn Đảo, Huyện Côn Đảo, Vũng Tàu.
- Khách Sạn Red: 17B Nguyễn An Ninh, Huyện Côn Đảo, Vũng Tàu.
Yeutre.vn (Tổng hợp)