Bên cạnh việc đảm bảo đúng tỷ lệ, khi pha sữa cho trẻ sơ sinh cần chú ý tiệt trùng bình sữa, núm vú và các vật dụng liên quan
Bên cạnh việc đảm bảo đúng tỷ lệ, khi pha sữa cho trẻ sơ sinh cần chú ý tiệt trùng bình sữa, núm vú và các vật dụng liên quan. Các bé không đủ sức để chống lại sự xâm nhập của các vi trùng. Do đó, bảo vệ trẻ từ khâu cho ăn là việc làm rất quan trọng. Dưới đây là những gì bạn cần biết.
Kiểm tra ngày hết hạn của sữa công thức
Hãy dành ra một vài giây để đọc kỹ hạn sử dụng ghi trên bao bì mỗi sản phẩm nếu bạn biết chắc loại sữa đó phù hợp với con mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh khỏi cám dỗ trước những đợt khuyến mãi lớn của các hãng sữa. Nếu mua nhiều cùng lúc nhưng không dùng kịp hạn sử dụng, bỏ đi sẽ phí hơn nhiều.
Ngoài ra, việc kiểm tra hình thái của các lon, hộp đựng sữa cũng là cách để bạn biết sữa đã hết hạn hay chưa. Nếu lon sữa bị móp, lớp thiếc bên trong có thể đã bị bẻ khóa và sinh ra rỉ sét, thậm chí có thể làm thủng lon và khiến sữa bị hỏng.
Nếu đã lỡ mua hàng quá hạn sử dụng nhưng chưa khui mở, có thể đến các cửa hàng tạp hóa để đổi trả.
Bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng, không đông lạnh
Nóng quá hoặc lạnh quá đều làm hỏng thành phần dinh dưỡng trong sữa công thức. Vì thế, bạn nên bảo quản hộp sữa ở nơi thoáng mát với nhiệt độ tối đa từ 35 đến 75 độ F. Không nên để lon sữa tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc để trong tủ lạnh.
Nếu dùng loại sữa nước, nên bảo quản theo hướng dẫn ghi trên hộp. Phần lớn các loại sữa này đều có hạn dùng từ 24 đến 48 giờ.
Sau khi mở hộp lon sữa công thức nên dùng trong vòng 1 tháng kể từ thời điểm mở lon.
Những điều cần biết trước khi pha sữa
Một trong những việc quan trọng nhất trước khi muốn biết cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đó là tiệt trùng dụng cụ pha sữa.
1. Tiệt trùng
Nếu không dùng máy tiệt trùng bình sữa chuyên dụng, bạn có thể dùng cọ để rửa sạch bình sữa với nước và xà phòng. Tại các khe rãnh ở miệng bình sữa và núm vú cần phải được cọ rửa sạch sẽ vì vết bẩn thường bám rất chặt ở những vị trí này. Sau khi rửa sạch, hãy trụng tất cả qua nước sôi khoảng 5 phút hoặc ngâm trong dung dịch nước pha giấm để ngăn ngừa sự phát triển của nấm.
Sau khi vệ sinh, nếu muốn dùng ngay, nên sử dụng khăn sạch lau khô. Bằng không, có thể để chúng khô đi một cách tự nhiên.
2. Rửa và lau khô trước khi dùng
Để loại bỏ bụi bẩn hoặc các chất lỏng khác đã bám dính hoặc dây bẩn lên bình, trước lúc sử dụng, bạn nên rửa sạch bên ngoài bình sữa và lau khô trước khi mở dùng.
3. Rửa tay sạch sẽ
Trước khi pha sữa, bạn nên rửa tay thật sạch với nước và xà phòng để tránh nguy cơ lây nhiễm vi trùng nguy hiểm cho trẻ. Sau khi rửa, phải lau tay thật khô trước khi pha.
4. Tuân theo hướng dẫn trên bao bì
Pha sữa theo chỉ dẫn của hãng sản xuất
Các chỉ dẫn pha sữa công thức cho trẻ có thể khác nhau tùy theo mỗi hãng sản xuất. Vì thế, bạn nên dựa theo công thức hướng dẫn trên bao bì để làm cho đúng. Nếu pha sữa quá ít nước sẽ hại đến thận của bé. Ngược lại, nếu pha quá nhiều nước sẽ làm mất đi lượng calo và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của bé. Đây là một trong những lưu ý quan trọng nhất trong cách pha sữa cho trẻ sơ sinh vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ.
5. Dùng nước sạch và an toàn
Bạn có thể sử dụng nước máy, nấu sôi và dùng nó để pha sữa cho bé. Chỉ cần chắc chắn nguồn nước bạn đang dùng an toàn trong sinh hoạt và ăn uống. Nếu muốn an toàn hơn, có thể dùng nước đóng chai để pha. Tuy nhiên, cách pha sữa cho trẻ sơ sinh như thế này vẫn không hoàn toàn đảm bảo. Bởi nước đóng chai không phải lúc nào cũng vô trùng. Nếu muốn an toàn, bạn nên chọn những thương hiệu uy tín.
Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh
Sau khi chọn được sữa công thức phù hợp và chuẩn bị sẵn sàng mọi vật dụng, bạn bắt tay thực hành các cách pha sữa cho trẻ sơ sinh theo các bước sau:
Rửa tay sạch sẽ bằng nước và xà phòng
Bước 1: Rửa tay sạch sẽ bằng nước và xà phòng, sau đó lau khô
Bước 2: Múc sữa vào bình. Nếu bé sơ sinh, múc khoảng 1 muỗng để pha đủ 30ml nước. Lưu ý, mức sữa pha còn tùy thuộc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 3: Đổ từ từ nước ấm vào bình sữa và lắc nhẹ để sữa tan. Tránh lắc quá mạnh, làm sinh bọt và khiến trẻ dễ nuốt hơi.
Bước 4: Vặn nắp bình kín và thử nhỏ vài giọt lên mu bàn tay để thử nhiệt độ.
Bước 5: Khi kiểm tra đủ độ an toàn, cho bé bú.
Cho bé dùng sữa pha sẵn trong vòng 24 giờ
Đối với sữa pha sẵn hoặc sữa đặc (không phải loại sữa đặc có đường), nên cho bé sử dụng nó trong vòng 24 tiếng. Tốt nhất nên theo hướng dẫn trên bao bì.
Nếu bé không bú hết sữa trong vòng một giờ, nên bỏ đi vì vi khuẩn từ miệng có thể vào chai, làm ô nhiễm các công thức sữa và khiến cho trẻ bị bệnh.
Để tránh lãng phí và tiết kiệm thời gian, nên trộn các chai sữa vào buổi sáng và chia nó thành chai 3 hoặc 4 phần và bảo quản trong tủ lạnh suốt cả ngày.
Mong rằng với việc chọn sữa và cách pha sữa cho trẻ sơ sinh trên đây, bạn sẽ không còn lo lắng con bị tiêu chảy hoặc thiếu hụt dinh dưỡng nữa nhé! Chúc bé ăn ngon chóng lớn!
Yeutre.vn (Tổng hợp)