Bí quyết cất giữ đồ gốm sứ không trầy xước, đổ bể và gọn gàng

Những món đồ như sành sứ, bắt đĩa, tô, nồi niêu, thố đựng… là những vật dụng nhà bếp nhà nào cũng có. Tuy vậy,

banner ads

không phải ngày nào bạn cũng sẽ đem chúng ra sử dụng .

Vì vậy để có thể cất giữ đồ gồm sứ an toàn, vệ sinh và gọn gàng bạn hãy nhớ kỹ các mẹo nhỏ dưới đây nhé.

Luôn bọc mọi món đồ thật cẩn thận

47587-1-8.jpg

Bọc gói các món đồ cẩn thận.

banner ads

Để giữ cho đồ gốm sứ khỏi bụi bẩn và sứt mẻ do các va đập có thể xảy ra tốt nhất bạn nên bọc chúng lại.

Tuy nhiên, đừng lựa chọn giấy báo để bọc chúng nhé. Những tờ giấy báo với lớp mực máy in độc hại sẽ khiến cho đồ gốm sứ nhiễm khuẩn và bạn sẽ phải rửa lại chúng trước khi lấy ra dùng lại đấy.

Giấy pơ-luya chuyên dụng, các miếng nylong có bóng khí hoặc giấy thấm vệ sinh loại dày và dai là những lựa chọn tốt nhất để bạn bọc cất đồ gốm sứ.

Tận dụng thùng carton

Sau khi bọc đồ gốm sứ lại rồi, để chúng được gọn gàng bạn nên đặt chúng vào các thùng carton. Bạn cũng nên làm các tấm carton lẻ để chia ngăn các chồng chén bát đĩa ra với nhau để tránh chúng va chạm vào nhau gây sứt mẻ.

Bạn cũng nên gia cố phần đáy và cạnh thùng nếu thùng chưa được chắc chắn lắm.

Tìm mua/ tự may những túi vải kích cỡ phù hợp

Ngoài thùng carton bạn cũng có thể sử dụng các túi hộp chất liệu vải có khóa kéo phù hợp với kích cỡ các loại chén bát để cất giữ. Ưu điểm của các túi này là không chiếm không gian cồng kềnh như các thùng carton có thể làm chật chội đi không gian của căn bếp.

47583-1-1.jpg

Những chiếc túi vải sẽ giúp tốn ít diện tích hơn.

Bạn cũng có thể tự may các túi này để dùng nếu khéo tay nhé. Khi tự may bạn có thể thêm các phần đệm mút để giảm va đập trong quá trình di chuyển.

Luôn nhớ phải ghi tên, dán nhãn

Ghi tên và dán nhãn cho các hộp đồ sành sứ là cần thiết đấy. Khi đã bọc gói cẩn thận và đóng thùng hay bỏ vào túi vải bạn sẽ không thể nào nhớ được đồ đựng bên trong chúng là gì và họa tiết ra sao nếu có quá nhiều món. Hơn nữa, việc ghi chú món đồ bên trong hộp hay túi là đồ gốm sứ cũng giúp bạn nhẹ tay hơn khi di chuyển vì biết chúng dễ vỡ.

Bạn có thể thêu tên của món đồ lên túi vải nếu sử dụng chuyên biệt các túi vải cho từng món đồ.

Nên đặt các chồng bát đĩa nằm dọc

47586-1-6.jpg

Đồ gốm luôn là vật dụng có trong nhiều gia đình.

Hãy đặt các bát đĩa nằm dọc theo cạnh sản phẩm, thường thì phần cạnh bát đĩa sẽ chắc khỏe hơn phần trung tâm, do đó khi sắp xếp theo kiểu này sẽ giảm tối đa thiệt hại cho bát đĩa khi lỡ bị rơi rớt, va đập.

Phân loại theo mức độ “sang chảnh”

Việc xếp bát đi cùng với bát hay đĩa đi cùng với đĩa sẽ tiết kiệm không gian cất giữ cho bạn hơn. Tuy nhiên có vài bộ bát đĩa đặc biệt đi chung với nhau để tăng sự hài hòa và dành cho những dịp quan trọng thì bạn cũng nên bỏ chút công sức để đặt chúng cạnh nhau trong hộp cất giữ. Điều này sẽ làm tăng lên cảm giác sang trọng và tinh tế cho món đồ của bạn.

47585-1-5.jpg

Cất đồ gốm theo bộ sẽ làm tăng giá trị của chúng.

Tìm kiếm một chất khử mùi lành tính, tự nhiên

Để đồ sành sứ được bảo quản tốt nhất bạn hãy cất giữ chúng ở nơi khô ráo, thoáng sạch. Ngoài ra, trong các ngăn để đồ bạn cũng nên cho vào một vài nhánh cỏ thơm tự nhiên để xua đuổi gián kiến và hút bớt lượng hơi ẩm trong không khí. Tuy nhiên bạn không nên dùng những mùi hắc như băng phiến hay long não, chúng có thể ám chặt vào đồ sành sứ và không mất mùi đi ngay khi bạn rửa sạch lại để dùng.

Các túi thơm với hạt chống ẩm, than hoạt tính và hoa khô như oải hương, bạc hà, quế… là các lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI