.
Nền tảng của phương pháp “da tiếp da” (skin to skin) khởi đi từ những nghiên cứu trên cách thức sinh tồn mang tính bản năng của các loài vật trong tự nhiên. Người ta nhận thấy rằng việc duy trì một môi trường như của mẹ ngay sau khi sinh sẽ “kích hoạt” thành công các hành vi mang tính bản năng chẳng hạn như bú mẹ. Và đó là cơ sở cho sự sinh tồn.
“Da tiếp da” là cách thức người mẹ ôm ấp đứa con của mình lên vùng da trần phía ngực ngay sau khi bé vừa lọt lòng.
Bằng trực quan có thể hiểu “da tiếp da” là cách thức người mẹ ôm ấp đứa con của mình lên vùng da trần phía ngực ngay sau khi bé vừa lọt lòng. Từ đây, những diễn biến tâm lý lẫn thể chất của đứa trẻ sẽ bước sang những dấu mốc quan trọng đầu đời.
Chính bởi ý nghĩa to lớn của phương pháp này đối với trẻ sơ sinh, các chuyên gia luôn khuyên mẹ sau sinh cho con được “da tiếp da” ngay sau khi sinh hoặc trong thời gian sớm nhất có thể khi trẻ đã chào đời.
Có những diễn tiến quan trọng xảy ra khi một đứa bé sơ sinh được áp dụng phương pháp “da tiếp da” như sau:
1. Cất tiếng khóc chào đời
Tiếng khóc của trẻ càng lớn càng giúp phổi của trẻ mở rộng hơn.
Đây là dấu hiệu sự sống của trẻ sơ sinh và là lúc bé bắt đầu dùng phổi của mình để hít thở khi ra khỏi môi trường tử cung của mẹ. Tiếng khóc của trẻ càng lớn càng giúp phổi của trẻ mở rộng hơn.
2. Thư giãn
Sau khi ngưng khóc, bé sẽ chuyển sang thư giãn. Lúc này, các bé sẽ được bọc bởi một tấm khăn mềm khô hoặc một chiếc chăn ấm. Tay chân bé sẽ được đặt thoải mái nhất có thể và bé sẽ không cử động miệng trong ít lâu.
3. Thức giấc
Sau khi sinh khoảng 3 phút, bé sẽ bắt đầu những cử động đầu tiên của mình ở vùng vai và đầu. Có thể nói lúc này bé đã thức giấc.
4. Hoạt động
Khoảng 8 phút sau khi lọt lòng, bé sẽ bắt đầu có những cử động ở vùng miệng.
Sau 5 phút thức giấc, tức khoảng 8 phút sau khi lọt lòng, bé sẽ bắt đầu có những cử động ở vùng miệng. Đồng thời có thêm những hành vi phản xạ khác cũng khá rõ ràng.
5. Nghỉ ngơi
Trẻ sơ sinh có những quãng nghỉ tại bất kỳ thời điểm nào. Đó là lúc bé nghỉ ngơi sau những hoạt động đầu tiên của mình.
6. Bản năng trỗi dậy
Sau những “khởi động” đầu tiên, trẻ bắt đầu thu thập dữ liệu là những gì tồn tại trong bản năng của mình để tìm kiếm bầu sữa mẹ. Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu sử dụng “năng lực” sinh tồn này của mình ngay sau sinh khoảng 35 phút.
7. Làm quen
Mặc dầu tìm kiếm bầu vú mẹ là một bản năng, nhưng khi tiếp xúc với bầu vú, trẻ sơ sinh vẫn phải tập làm quen để có thể mút vú thuần thục.
Mặc dầu tìm kiếm bầu vú mẹ là một bản năng nhưng khi tiếp xúc với bầu vú, trẻ sơ sinh vẫn phải tập tành làm quen để có thể mút vú thuần thục. Khoảng 45 phút sau sinh, bé sẽ được bú những giọt sữa mẹ đầu tiên và có thể duy trì việc này tối thiểu 20 phút.
8. Đòi bú
Khi đã quen dần với việc bú mẹ, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu đòi bú. Có thể thấy một số trẻ đã bắt đầu tìm được vú mẹ và đòi bú sau khi sinh chỉ vừa một tiếng. Ngược lại những trẻ khác có thể chậm hơn hoặc do điều kiện sức khỏe của mẹ sinh mổ không cho phép mà việc cho bé bú bị trì hoãn đôi chút.
9. Ngủ
Trẻ sơ sinh có thể đánh một giấc ngon lành sau một loạt những hoạt động đầu tiên của mình.
Trẻ sơ sinh có thể đánh một giấc ngon lành sau một loạt những hoạt động đầu tiên của mình. Bé có thể phải giành nhiều thời gian để ngủ trong ngày và mỗi cữ ngủ của bé có thể kéo dài từ 1,5 đến 2 tiếng.
Lưu ý, khi áp dụng phương pháp da tiếp da, những diễn tiến này không thể đúng với mọi trường hợp sinh. Bởi với những sản phụ sinh mổ, tác dụng phụ của thuốc mê hoặc thuốc giảm đau có thể sẽ khiến mẹ mất nhiều thời gian hơn để có thể cho con được “da tiếp da” và do đó có khả năng không thể đạt trọn vẹn từng bước tiến quan trọng của những giờ đầu tiên này.
Lợi ích của phương pháp “da tiếp da”:- Giúp trẻ sơ sinh duy trì ổn định thân nhiệt
- Điều hòa được hơi thở cũng như nhịp tim của trẻ sau khi chào đời.
- Kích thích trẻ phản xạ nhanh với việc tìm vú, mút vú và từ đó giúp trẻ tăng cân nhanh.
- Vì được bú đủ no nên bé có thể duy trì giấc ngủ sâu.
Yeutre.vn (Tổng hợp)