Nhiều mẹ vẫn giữ thói quen đút cho trẻ ăn ngay khi trẻ đã lớn
1. Không cho trẻ ăn cùng bữa với gia đình
Nếu bạn muốn trẻ tự biết ăn sớm thì hãy cho trẻ ăn chung cùng với gia đình. Đây chính là môi trường để trẻ quan sát và học hỏi cách ăn uống từ mọi người xung quanh.
Thường trẻ được 1 tuổi đã có thể ăn thức ăn chung cùng với mọi người trong nhà rồi. Vì vậy hãy nấu những món ăn không nhiều dầu và gia vị để trẻ có thể cùng ăn với các thành viên khác. Tuy nhiên hãy chú ý để giúp trẻ khi bé bị sặc hay ngạt thở vì thức ăn nhé.
2. Bắt trẻ ăn hết tất cả thức ăn bạn mang ra
Ép trẻ ăn là một cách nhanh chóng khiến trẻ thù ghét thức ăn. Vì vậy, hãy để trẻ ăn lượng mà bé muốn. Sự ép uổng có thể khiến bé bị nôn và sợ hãi chuyện ăn uống.
3. Để quá nhiều thực phẩm trong nhà bếp
Bé sẽ trở thành sâu ăn vặt và dễ dàng rơi vào trạng thái thèm ăn nếu có quá nhiều món ngon vật lạ được tìm thấy dễ dàng trong bếp. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn đúng bữa và đừng tạo điều kiện để bé bị chệch quỹ đạo.
4. Cho trẻ uống chất lỏng giữa các bữa ăn
Chất lỏng như sữa hay nước trái cây uống giữa các bữa ăn khiến trẻ bị no và không muốn ăn bữa chính nữa. Do đó, bạn nên trẻ ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ hoàn toàn, đồng thời hạn chế uống thức uống trong ngày.
5. Cho trẻ quyết định thói quen ăn uống
Trẻ sẽ ăn thứ chúng thích với mức độ mà chúng muốn. Đôi khi sự lựa chọn này hoàn toàn không hợp lý. Nhưng thay vì bắt ép con, bạn hãy trò chuyện với trẻ về vấn đề này và giúp trẻ nhận ra những rắc rối, cũng như tìm cách cải thiện.
6. Cấm hoàn toàn các loại thực phẩm không lành mạnh
Không nên cấm trẻ ăn hoàn toàn các thực phẩm như khoai tây, khoai lang chiên...
Một số thực phẩm không được khuyến khích cho sức khỏe như: Khoai tây chiên, bánh kẹo, nước ngọt… Nhưng đây lại là những món ăn ưa thích của trẻ con. Việc cấm đoán hoàn toàn có thể gây ra những tổn thương đối với trẻ. Vì vậy, hãy nói cho trẻ biết là bạn giới hạn chúng ở mức nào. Việc không ăn thường xuyên sẽ không gây hại đến trẻ.
7. Không làm gương cho con cái
Con bạn sẽ học bạn rất nhiều thứ, kể cả việc ăn uống. Vì vậy đừng la rầy chúng là đồ chiên không tốt trong khi bạn lại là tín đồ của những món ăn giòn tan. Hãy làm gương cho trẻ hàng ngày.
8. Từ bỏ quá sớm
Việc giúp con nhận ra tầm quan trọng của việc ăn uống hợp lý khó hơn việc bạn quyết định con sẽ ăn thứ gì. Vì vậy mà nhiều bậc cha mẹ dễ dàng từ bỏ con đường thuyết phục sang ra lệnh. Nhưng để trẻ hiểu và tự thực hành lấy là chuyện tốt hơn ko chỉ bây giờ mà cho cả sau này của bé nữa.
9. Không lập kế hoạch cho bữa ăn
Nếu bạn thích gì ăn nấy và không có một kế hoạch cho bữa ăn thì bạn chắc chắn sẽ có những bữa ăn thiếu chất. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà hãy khoa học trong chuyện này.
10. Tiếp tục đút trẻ ăn cho đến khi lớn
Yêu con bằng cách tiếp tục chăm bẵm cho con dù bé đã ở độ tuổi nên tự lập chuyện ăn uống sẽ khiến cho trẻ trưởng thành chậm hơn. Từ lúc mới biết đi trẻ đã có thể tập ăn và đến khi 2 tuổi thì mẹ nên để trẻ tự ăn và lựa chọn thực phẩm cho mình.
Yeutre.vn (Sưu tầm)