Triệu chứng và cách phòng tránh viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Vi khuẩn xâm nhập và gây ra tình trạng viêm tiết niệu ở trẻ em. Loại vi khuẩn phổ biến gây ra tình trạng này như vi khuẩn E.coli. Ngoài ra còn có thể do nấm hay vi rút gây bệnh. Bé gái thường mắc bệnh nhiều hơn bé trai đến 5 lần

banner ads

.

Đây là bệnh phổ biến thứ ba sau bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Nếu không được can thiệp kịp thời bệnh có thể gây ra tổn thương bàng quang, niệu quản và hủy hoại thận. Với bé trai có thể còn gây ra ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

2194-1297499780-be-trai2.jpg

Nếu trẻ bị viêm bàng quang thì thường khó đi tiểu

Viêm đường tiết niệu ở trẻ có ba dạng chủ yếu thường gặp là: viêm thận, viêm bàng quang và nhiễm khuẩn đường tiết niệu…

Nếu trẻ bị viêm bàng quang thì thường khó đi tiểu hay ngược lại bị tiểu liên tục, nước tiểu có mùi rất khó chịu.

Với hai dạng viêm còn lại thì khó nhận biết hơn do không có dấu hiệu đặc trưng. Thường thì các em sẽ quấy khóc, cảm thấy đau bụng, không muốn ăn và sốt… Đây là các biểu hiện chung của nhiều bệnh khác nhau. Với bé lớn hơn thì dễ dàng phát hiện bệnh hơn do bé có thể nói cho bạn biết nếu “vùng kín” bị khó chịu.

Vì vậy nếu bé sốt cao và đau bụng mà không rõ nguyên nhân mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để chuẩn đoán chính xác.

Biến chứng ở thận

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu có thể gây ra sẹo thận, có thể dẫn đến suy thận mạn sau một thời gian tái đi tái lại bệnh. Vì vậy cần được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân của viêm đường tiểu ở trẻ em

Bé gái thường bị bệnh này hơn bé trai vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang và thận thông qua đường tiểu.

Bé trai thường bị viêm tiết niệu là do lỗ tiểu nhỏ, nước tiểu bị ứ đọng và gây nhiễm trùng.

Phòng tránh viêm đường tiết niệu ở trẻ em

- Không nên để bé gái ngồi bệt dưới đất tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập.

- Không nên lau ngược từ hậu môn về phía trước khi bé gái đi vệ sinh. Cách lau đúng là nên lau từ trước ra sau để tránh mang vi khuẩn từ hậu môn lên đường tiểu.

- Không nên thay tã cho con quá 6 giờ mỗi lần. Tã bẩn sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Do đó mẹ cần phải thường xuyên thay tã cho bé để đảm bảo bé cảm thấy thoải mái và đảm bảo vệ sinh.

- Khi bôi kem chống hăm cho trẻ cũng nên đợi kem khô ráo rồi mới mặc tã kín lại. Nếu không môi trường ẩm ướt này cũng khiến vi khuẩn và các loại nấm phát sinh.

- Tập cho bé tự biết đi vệ sinh, tránh đái dầm tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.

- Cho trẻ uống đủ nước để hỗ trợ thận lọc bỏ các chât độc. Khi bé đi tiểu đều đặn các vi khuẩn sẽ bị đẩy ra ngoài, khó có thể xâm nhập sâu vào bên trong. Các bữa ăn giàu rau củ cũng giúp hệ bài tiết của bé hoạt động tốt.

- Mẹ nên thường xuyên để ý các biểu hiện của bé. Nếu thấy bé thường xuyên chạm “vùng kín”, đi tiểu có mùi, sốt, quấy khóc…thì nên đưa trẻ đi khám để phát hiện sớm bệnh viêm tiết niệu và tiến hành chữa trị phù hợp

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI