Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý nhanh khi trẻ bị rắn độc cắn

Nhiều bậc phụ huynh thường lúng không biết xử lý thế nào khi trẻ bị rắn cắn, hoặc sơ cứu sai cách, chậm trễ dẫn đến tử vong ở trẻ.

banner ads

Hãy bỏ túi những thông tin sơ cấp cứu sau và sử dụng khi cần thiết nhé!

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rắn độc cắn

Theo các bác sĩ sau khi bị rắn độc cắn, trên cơ thể trẻ (chỗ bị rắn cắn) sẽ có 2 dấu răng nhỏ, cắn sâu sau vài phút hoặc từ 1 - 2 giờ trẻ sẽ có triệu chứng vết thương sưng nhanh và lan rộng, chỗ sưng và đau nhiều hơn trong vòng 1 giờ đồng hồ. Xung quanh vết cắn có vết bầm tím (da bị hoại tử do nọc độc của rắn gây ra).

Và tùy từng loại rắn cắn sẽ có những biểu hiện khác nhau:

23025-xu-ly.jpg

Trẻ bị rắn độc cắn chỗ cắn có 2 vết răng

Rắn lục, rắn chàm quạp cắn: Chỗ cắn sẽ xuất hiện các mảng huyết màu xanh, một số khác nổi phồng lên giống nốt bỏng, bên trong có máu.

Rắn hổ cắn:Vết cắn không bầm nhưng trẻ sẽ khó thở do nọc độc của rắn gây liệt vùng hầu và liệt các cơ hô hấp với các triệu chứng như đớ miệng, miệng không cử động và không nói được, ứ đọng đờm nhớt, ngừng thở.

Các bước sơ cứu khi trẻ bị rắn cắn

Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu trên các bậc phụ huynh cần nhanh chóng tiến hành sơ cứu tại chỗ cho bé như sau:

  • Bước 1:Đặt trẻ nằm xuống, đặt tay hoặc chân nơi bị rắn cắn thấp hơn tim để ngăn nọc độc chạy vào tim. Cho trẻ nằm yên một chỗ, tránh vận động hoặc cử động nhiều đặc biệt là vùng bị rắn cắn để tránh độc rắn đi nhanh vào cơ thể.

23024-vet-thuong.jpg

Dùng cồn và dung dịch sát khuẩn để sát trùng cho bé

  • Bước 2: Dùng cồn và các dung dịch sát khuẩn như povidine 10% để rửa sạch vết thương chống nhiễm trùng. Đồng thời loại bỏ bớt nọc độc của rắn. Sau đó nhanh đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Bước 3: Khi đến bệnh viện người nhà nên miêu tả cho các bác sĩ biết trẻ bị loại rắn nào cắn. Mục đích là giúp các bác sĩ nhanh chóng có phương pháp can thiệp sớm, tránh nguy hiểm xảy ra. Vì mỗi loại rắn cắn sẽ có một thuốc điều trị riêng.

Những điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị rắn cắn

- Xưa nay nhiều người vẫn thường dùng caro để ngăn độc rắn chạy sang các vị trí khác trên cơ thể. Tuy nhiên đây là cách sơ cứu vô cùng nguy hiểm. Nếu làm không đúng cách có thể gây hoại tử các chi.

23023-bac-si.jpg

Không nên đưa trẻ đến thầy lang mà nên nhanh chóng đưa bé đi bệnh viện để được cấp cứu kịp thời

- Không rạch vùng da bị rắn cắn để hút máu độc. Cách này sẽ làm vết thương lớn hơn, dẫn đến nhiễm trùng. Nếu bị rắn độc cắn có thể gây rối loạn đông máu, vết thương bị chảy máu nhiều hơn, nguy cơ bị mất máu cao hơn.

- Không dùng nam châm để hút nọc độc. Vì nọc rắn chỉ nằm ở vết cắn vài phút sau đó đi nhanh chóng đi vào máu. Sau khoảng từ 30 - 60 phút nọc rắn đã đi vào hệ tuần hoàn.

- Và không nên đưa trẻ đến thầy lang mà cần nhanh chóng cho bé nhập viện. Vì nếu đưa trẻ đến thầy lang sẽ làm chậm thời gian điều trị càng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cho đến nay cách điều trị tốt nhất khi bị rắn độc cắn là dùng huyết thanh nọc rắn để giải độc. Còn các phương pháp khác vẫn còn nhiều tranh cãi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI