Để có được những cái bánh chưng xanh dẻo thơm và nền đòi hỏi người gói bánh phải thật khéo.
Chọn nguyên liệu bánh và lá dong
1. Chọn lá dong:
Lá dong quá già hoặc quá non đều không thể cho bánh xanh đẹp. Theo kinh nghiệm, bạn nên chọn những lá có độ bóng, màu xanh đậm và cuống nhỏ sẽ rất thuận tiện khi gói và cho màu xanh rất đẹp sau khi luộc. Khi đã chọn xong, bạn đem về rửa sạch và phơi cho lá ráo khô. Trước khi gói bánh, dùng một chiếc khăn lau lại mặt lá lại thật sạch nhé!
Chọn và làm sạch lá dong trước khi gói bánh.
Mỗi cái bánh chưng dùng bao nhiêu lá dong còn tùy thuộc vào thời tiết bên ngoài. Nếu trời mát mẻ thì dùng 6 lá là đủ, nhưng nếu trời nóng phải dùng đến 10 lá để có thể bảo quản tốt hơn.
2. Chọn gạo nếp
Để bánh ngon nhất, bạn nên chọn nếp cái hoa vàng, loại nếp có hạt bóng mẩy và đều tăm tắp. Trước khi gói, bạn đem nếp này ngâm trong nước tro khoảng 10 – 12 tiếng. Nước này sẽ tạo ra môi trường kiềm giúp nếp mau chín, không sống sượng khi luộc và hạt nếp rất trong sau khi luộc chín.
Để có được bánh chưng ngon, bạn nên chọn nếp cái hoa vàng.
Sau thời gian này, bạn lấy nếp ra vo lại thật nhiều lần đến khi nào nước đạt độ trong thì dùng một chiếc rổ xóc nếp cho thật ráo nước. Làm như vậy bánh sẽ bảo quản được lâu hơn vì không bị đổ chua.
Tiếp đến, bạn dùng một ít muối trộn với nước lá nếp hoặc nước lá dứa hay nước cốt lá riềng và dùng hỗn hợp này xáo đều phần nếp. Mục đích của việc làm này là để nếp có màu xanh đẹp mắt từ trong ra ngoài và có vị đậm đà hơn sau khi nấu chín.
3. Chọn đậu xanh
Nếu có thời gian, dùng đậu xanh nguyên hạt chưa đãi vỏ để làm nhân thì phần nhân về sau sẽ thơm bùi và ngon hơn.
Dùng đậu xanh loại đã đãi vỏ để giảm bớt thời gian sơ chế. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, bạn nên dùng loại đỗ xanh có vỏ và tự đãi vỏ để có phần nhân bùi và thơm hơn.
4. Lạt buộc
Để có những sợi lạt mềm, bạn nên chọn những ống giang có chiều dài đốt từ 70-90 cm.
Để có những sợi lạt mềm, bạn nên chọn những ống giang có chiều dài đốt từ 70-90 cm. Sau khi mua về, bạn cạo hết xơ cứng bên ngoài và chẻ thành từng miếng thật đều. Nên nhớ ngâm ống giang trước khi chẻ để ống mềm. Sau khi chẻ, phơi khô phần lạt để dễ buộc. Đây cũng chính là một bí quyết để khi gói bánh được chắc hơn. Nhờ đó, bánh cũng sẽ ngon hơn.
5. Hành khô, tiêu và thịt
Ướp thịt với tiêu và gia vị trước khi gói bánh để bánh có vị đậm đà hơn.
Mua thịt ba chỉ để bánh có đủ độ béo cần thiết và truyền tải thông điệp cầu may của gia chủ (mỡ béo ngậy tượng trưng cho sự no đầy và thịt đỏ hồng tượng trưng cho điềm may).
Thái thịt thành những miếng to đều và ướp với ít muối, hành, hạt tiêu, bột ngọt sao cho vừa ăn. Lưu ý không dùng nước mắm ướp thịt nếu muốn bánh bảo quản được lâu.
Gói bánh
Những người gói bánh lâu năm có thể gói những chiếc bánh chưng vuông vức chỉ bằng tay không.
Những người gói bánh lâu năm có thể gói những chiếc bánh chưng vuông vức chỉ bằng tay không. Nhưng nếu bạn không đủ khéo hãy dùng một chiếc khuôn.
Tùy thuộc vào thời tiết vùng miền mà bạn có thể chọn số lượng lá cho phù hợp để bảo quản bánh được lâu hơn (Xem thêm phần chọn lá dong bên trên).
Cách đặt lá dong khi gói bánh bằng khuôn .
Đặt hai lá dong so le góc với nhau cho đến hết số lá. Sau đó, đong 1 chén nếp cho lên trên mặt lá. Dùng tay nắm vừa lòng một nắm đậu xanh cho lên phần nếp và xếp tiếp 2 miếng thịt vào giữa.
Lần lượt cho từng lớp nếp, đậu, thịt vào khuôn bánh.
Tiếp tục cho thêm nắm đậu xanh phủ lên lớp thịt và cho nửa bát gạo phủ kín phần đậu. Dùng tay gập lá vuông với thành khuôn. Khi bánh đã thành hình, nhẹ nhàng lấy khuôn ra và dùng lạt buộc thành hình chữ thập.
Công thức gói: 02 lớp gạo nếp, 02 lớp nhân đậu xanh, 02 miếng thịt ở giữa.
Bạn có thể nhớ đơn giản công thức gói như sau: 02 lớp gạo nếp, 02 lớp nhân đậu xanh, 02 miếng thịt ở giữa.
Bánh gói chặt thì nếp sẽ chín đều và có độ dền lại bảo quản được lâu.
Bánh gói chặt thì nếp sẽ chín đều và có độ dền lại bảo quản được lâu. Do đó, khâu gói bánh cũng quyết định một phần đến chất lượng bánh.
Luộc bánh
Điều cần nhớ nhất là phải chèn bánh sao cho thật chặt để bánh không bị bung khi chín dần.
Khâu luộc bánh rất quan trọng để cho ra một mẻ bánh dẻo ngon. Điều cần nhớ nhất là phải chèn bánh sao cho thật chặt để bánh không bị bung khi chín dần. Trước khi xếp bánh nhớ lót đáy một lớp lá dong dư để bánh thơm hơn và không bị cháy.
Bánh chưng sẽ ngon hơn khi được luộc bằng củi khô.
Theo kinh nghiệm, bánh chưng sẽ ngon hơn khi được luộc bằng củi khô và luôn luôn canh nồi bánh để lửa được giữ to đều.
Lúc nào có sẵn một nồi nước sôi bên cạnh để chêm vào liên tục trong quá trình nấu. Vì thế, nhiều gia đình khi nấu bánh chưng đều có thêm một lò nấu nước cạnh bên để tiện việc chêm nước. Tuyệt đối không dùng nước lạnh chêm trực tiếp tránh để bánh sống sượng và lại gạo về sau.
Ép bánh
Bánh sau khi chín được xếp trên một mặt phẳng để tiếp tục được ép.
Dùng một chiếc khăn ướt để lau hết nhựa dẻo bên ngoài bánh. Sau đó, dùng một tấm gỗ phẳng đủ sức nặng để ép bánh trong khoảng một tiếng.
Khi bánh được ép xong, nếu muốn bánh có lá xanh đẹp, bạn đem gói lại bằng lá dong tươi.
Khi bánh được ép xong, nếu muốn bánh có lá xanh đẹp, bạn đem gói lại bằng lá dong tươi và bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời. Nếu thời tiết nóng, nên bảo quản trong tủ lạnh.
Khi ăn bánh, dùng chính sợi lạt để cắt bánh thành những miếng nhỏ.
Các công đoạn gói bánh chưng công phu là vậy nhưng mỗi khi tết đến xuân về, nhà nhà lại rộn rịp chuẩn bị nào nếp, nào lá, nào thịt, nào hành để sẵn sàng cho ra những chiếc bánh chưng xanh vuông vức nghi ngút khói. Việc thức đêm, canh nồi bánh chưng bập bùng lửa hồng trong tiết trời se lạnh cũng đã là một kỷ ức khó quên trong tâm thức của biết bao người mỗi độ xuân về.
Chúc bạn hưởng trọn niềm vui tết bên những chiếc bánh chưng xanh đậm đà bản sắc.
Yeutre.vn