Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé và 9 câu hỏi thường gặp

banner ads

Mẹ lo lắng
Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé có thể khiến nhiều mẹ cảm thấy bị áp lực và lo lắng. Ảnh Internet

Đề cập vấn đề tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra từ áp lực mà mẹ gặp phải. Dưới đây là các câu trả lời điển hình, hẳn phần nào sẽ giúp mẹ giảm nặng gánh nặng này, để chăm sóc bé của mình tốt hơn, hiệu quả hơn nhưng bản thân cũng bớt phần lo lắng băn khoăn trong suốt quá trình chăm sóc bé.

1. Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng bé được xây dựng dựa trên cơ sở nào?

Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng bé được xây dựng dựa trên:

  • Chiều dài/ chiều cao của bé theo độ tuổi.
  • Cân nặng của bé theo độ tuổi.
  • Cân nặng theo chiều dài của bé
  • Cân nặng theo chiều cao của bé.
  • Chỉ số khối cơ thể theo tuổi của bé.
  • Chu vi vòng đầu bé theo tuổi. Hoặc chiều dài và chu vi đầu của bé theo tuổi.
Đo vòng đầu cho bé
Đo vòng đầu cho bé để biết não bé phát triển thế nào. Ảnh Internet
  • Chu vi cánh tay theo tuổi.
  • Tốc độ tăng trưởng dựa trên trọng lượng.
  • Cân nặng, chiều dài/ chiều cao và tốc độ tăng trưởng dựa trên giới tính.

Trong đó lưu ý:

  • Khái niệm chiều dài cũng chính là chiều cao của trẻ, nhưng với bé mới sinh đến dưới 24 tháng thường dùng khái niệm chiều dài. Vì ở độ tuổi này, ta thường đặt bé nằm để đo chiều dài của con và đo từ đỉnh đầu xuống đến gót chân của trẻ; trong khi, những bé lớn hơn thì đứng để đo, nên dùng khái niệm chiều cao. Và việc đo chiều cao cho trẻ cũng đo từ đỉnh đầu đến gót chân của bé.
  • Cần dựa vào yếu tố giới tính trong tiêu chuẩn chiều cao cân nặng bé, vì các bé trai có cân nặng chiều cao và tốc độ tăng trưởng nhỉnh hơn so với các bé gái.
Bé gái bé trai
Các bé trai có tốc độ tăng trưởng nhỉnh hơn so với các bé gái. Ảnh Internet

2. Căn cứ vào đâu để biết được em bé của tôi đã đạt chiều cao cân nặng đúng tiêu chuẩn?

Để biết được em bé của bạn có đạt tiêu chuẩn chiều cao cân nặng hay không, thường các bác sỹ nhi khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng sẽ dùng các phương pháp cân đo, sau đó dựa vào bảng thông số chuẩn để so sánh và cho ra kết quả.

Liên quan đến vấn đề này, mẹ cũng lưu ý, chuẩn chiều cao cân nặng cùng các thông số gọi là tiêu chuẩn chiều cao cân nặng, chính là công cụ để giúp xác định tình trạng phát triển, tăng trưởng của bé nằm trong khoảng nào, bình thường hay không, có tốt không hay có cần phải tiến hành kiểm tra thăm khám gì không, nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất trong độ tuổi của mình.

Đo chiều dài bé
Đo chiều dài để biết bé phát triển như thế nào. Ảnh Internet

3. Nên đo chiều cao cân nặng của trẻ thường xuyên ra sao?

Kể từ 2 tuần đầu sau sinh, em bé của bạn sẽ nên:

  • Cân bé không quá 1 lần/ tháng trong khoảng từ 1 - 6 tháng tuổi.
  • Cân bé không quá 1 lần/ 2 tháng trong khoảng từ 6-12 tháng tuổi.
  • Cân bé không quá 1 lần/ 3 tháng với trẻ trên 1 tuổi.

Các bé thường chỉ được cân nặng thường xuyên hơn mức trên, nếu mẹ yêu cầu hoặc có đang lo ngại về sức khỏe hay tình trạng tăng trưởng của bé.

Và, mẹ có thể đưa bé đến các ơ sở y tế hoặc bác sỹ chuyên khoa để tiến hành thăm khám sức khỏe khi cần, chứ không nhất thiết phải đợi đến đúng thời điểm nào đó được cân mới cân.

Cân nặng bé
Không cần cân quá nhiều lần nếu không có những lo ngại về sức khỏe hay tăng trưởng của bé. Ảnh Internet

4. Tôi không hiểu biểu đồ tăng trưởng của bé?

Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ, cũng như chuẩn chiều cao cân nặng trẻ, sẽ có biểu đồ tăng trưởng và thường biểu đồ này sẽ làm nhiều mẹ bối rối vì không hiểu. Chính vì vậy, mẹ sẽ không nắm bắt được thông tin mà biểu đồ này có thể cung cấp.

Liên quan đến biểu đồ tăng trưởng, về cơ bản bạn có thể nắm các ý sau:

  • Biểu đồ hiển thị sự tăng trưởng của trẻ nói chung, không phân biệt trẻ đang bú sữa mẹ hay sữa công thức hoặc đang kết hợp cả hai.
  • Bé trai và bé gái có biểu đồ tăng trưởng khác nhau vì như đã từng đề cập, bé trai có xu hướng cân nặng và chiều cao nhỉnh hơn bé gái. Do đó hiển thị trên biểu đồ, đường tăng trưởng của các bé giới tính khác nhau sẽ khác nhau.
Biểu đồ tăng trưởng
Biểu đồ tăng trưởng của bé trai và bé gái khác nhau. Ảnh Internet
  • Ý nghĩa của các đường cong trên biểu đồ tăng trưởng: Đường cong trên biểu đồ tăng trưởng gọi là đường centile. Chúng sẽ hiển thị cân nặng trung bình và chiều cao của trẻ ở các độ tuổi khác nhau như thế nào.
  • Cân nặng và chiều cao của bé sẽ không theo một đường chính xác, có thể tăng hoặc giảm. Thông thường mức tăng hoặc giảm hiển thị trong 1 dòng centile, vượt qua 2 dòng là rất ít gặp. Và nếu điều này xảy ra với con bạn, bạn nên mang bé đi bác sỹ để được thăm khám, tư vấn và kiểm tra cụ thể như thế nào.
  • Việc em bé của bạn ở các đường centile khác nhau về cân nặng chiều cao là bình thường.
  • Tất cả các em bé đều có biểu đồ tăng trưởng của riêng mình, sẽ không giống hệt các em bé khác, thậm chí là không giống với cả chính anh chị em của bé.
Biểu đồ tăng trưởng của bé
Mỗi em bé có biểu đồ tăng trưởng của riêng mình. Ảnh Internet

5. Tôi tìm thấy nhiều bảng chiều cao cân nặng chuẩn - tại sao có nhiều bảng như vậy?

Về cơ bản, WHO đưa ra bảng chiều cao cân nặng chuẩn có thể áp dụng, và dùng làm công cụ theo dõi sự tăng trưởng của trẻ nói chung trên toàn thế giới. Bảng này bao gồm chiều cao cân nặng theo giới tính, độ tuổi, theo chiều dài/ chiều cao của trẻ,...Ngoài ra còn có bảng chu vi đầu của trẻ theo độ tuổi, bảng chu vi cánh tay,...Tất cả các bảng này đều được sử dụng tích hợp làm công cụ, mà dựa vào nó, người ta có thể theo dõi tình trạng của trẻ ở thực tế được chặt chẽ và chi tiết hơn.

Và, liên quan cụ thể tới đặc điểm kinh tế xã hội, tố độ tăng trưởng cụ thể của trẻ em ở riêng một quốc gia, người ta có thể thiết lập bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho riêng trẻ em ở quốc gia đó và sử dụng thêm bảng chiều cao cân nặng này, song song với bảng chuẩn của WHO. Việc sử dụng song song này có tác dụng giúp theo dõi mức tăng trưởng của trẻ ở quốc gia đó, so với chuẩn thế giới có khác biệt nào. Cách này còn nhằm giúp một quốc gia có những phương án cải thiện tổng thể và toàn diện, vì mục đích cải thiện chuẩn thể chất cho trẻ em ở quốc gia mình, so với chuẩn thể chất của trẻ em trên thế giới.

Bảng tăng trưởng khác nhau
Có các biểu đồ tăng trưởng, cũng như chiều cao cân nặng khác nhau. Ảnh Internet

Như vậy, thực tế chính xác là có nhiều bảng chiều cao cân nặng chuẩn khác nhau mà bạn sẽ gặp hoặc sẽ sưu tầm được để tham khảo. Vấn đề quan trọng nhất là bạn cần hiểu rõ, bảng chiều cao cân nặng đó được ghi chú những gì, theo cơ sở nào và cung cấp thông số tham khảo ra sao,...

6. Em bé của tôi chậm tăng cân so với tiêu chuẩn - tôi phải làm gì?

Bé chậm tăng cân so với tiêu chuẩn, mức chênh lệch không đáng kể và bé vẫn ăn ngủ tốt khỏe mạnh thì không đáng lo.

Có nhiều bé chậm tăng cân so với bạn cùng tuổi có thể do yếu tố di truyền hoặc việc tiếp nhận dinh dưỡng. Hoặc ở một số thời điểm cụ thể, con chậm tăng cân do mọc răng, bị ốm, sốt,...

Tuy nhiên, nếu bé chậm tăng cân kéo dài, không có nguyên nhân cụ thể, kèm theo dấu hiệu không ổn định khác như sự linh hoạt kém đi, bé mệt mỏi, chán ăn, biếng ăn, ngủ không ngon,...thì mẹ nên mang con đi bác sỹ để kiểm tra.

Bé chậm tăng cân
Bé chậm tăng cân kéo dài, mẹ nên mang bé đi bác sỹ. Ảnh Internet

7. Em bé của tôi không khi nào có chỉ số chiều cao cân nặng giống như bảng chuẩn - có làm sao không?

Bảng chuẩn là công cụ để giúp theo dõi chiều cao cân nặng của bé hiệu quả và chỉ số của bé có thể gặp chỉ số ở bảng chuẩn nhưng cũng có thể là không.

Vấn đề không nằm ở việc chiều cao cân nặng của bé phải hoàn toàn đúng như chỉ số ở bảng chuẩn mà là, chỉ số có nằm trong mức bình thường hay không. Nếu chỉ số nằm trong phạm vi bình thường thì bạn không cần lo lắng.

Chỉ khi chỉ số của con nằm ở mức báo động chẳng hạn như chậm tăng cân, không tăng chiều cao trong một khoảng thời gian dài; có cân nặng hay chiều cao đột biến tức có khoảng cách quá xa ở một giai đoạn nào đó so với bảng chuẩn (trong khi các giai đoạn trước đó bé tăng trưởng bình thường), thì lúc này bạn nên lưu ý và nên đưa bé đi bác sỹ hoặc các cơ sở y tế để tham khám kiểm tra.

Bảng chuẩn cân nặng WHO
Bảng chuẩn là công cụ để giúp theo dõi sự phát triển của bé. Ảnh Internet

8. Em bé của tôi thừa cân quá mức so với tiêu chuẩn chiều cao cân nặng liệu bé có mắc bệnh gì không?

Thông thường một em bé sinh ra sẽ tăng cân nhanh và tăng nhiều trong 6 đến 9 tháng đầu tiên. Và, em bé bú mẹ trong 6 tháng đầu sẽ tăng cân nhiều. Tốc độ tăng trưởng của bé sẽ dần chậm lại khi bé bắt đầu biết đi và hoạt động nhiều lên.

Việc tăng cân ổn định của bé có thể không khiến mẹ lo lắng nhưng tăng cân không đều cộng thêm có xảy ra đột biến so với các giai đoạn khác, hay có khoảng cách quá xa so với tiêu chuẩn thì mẹ cần lưu ý. Vì lúc này có thể bé đang gặp một số bất ổn nào đó về dinh dưỡng, hoặc cũng có thể là báo động về tình trạng sức khỏe của bé. Ở trường hợp như thế, mẹ nên mang con đi bác sỹ để tham khám, kiểm tra.

Bé thừa cân
Nếu bé thừa cân quá mức khiến mẹ lo lắng - hãy mang con đến cơ sở y tế để kiểm tra. Ảnh Internet

9. Tôi có nhất thiết cần quan tâm đến tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé không?

Mặc dù thực tế, nếu bạn không biết về bảng chuẩn chiều cao cân nặng khi chăm sóc con cái, đó cũng không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng hay có thể gây ra rắc rối. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé thực sự là một công cụ cực kỳ hữu ích, để giúp bạn chăm sóc trẻ tốt hơn, cải thiện thể chất cho con kịp thời, cũng như điều chỉnh hay kiểm soát sự tăng trưởng của trẻ khi cần thiết.

Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng được ví như một nền tảng. là cơ sở. Và nền tảng, cơ sở này giúp bạn biết được, con bạn có đang phát triển tăng trưởng bình thường khỏe mạnh thật sự hay không và khi nào thì cần mang con đi bác sỹ,...

Mẹ đo bàn chân bé
Quan tâm đến tiêu chuẩn chiều cao cân nặng sẽ giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn. Ảnh Internet

Có thể nói rằng, ý nghĩa của tiêu chuẩn chiều cao cân nặng là khá lớn. Vì đôi khi, chỉ nhờ theo dõi sự tăng trưởng của con dựa vào tiêu chuẩn này, mà bạn có thể góp phần vào việc phát hiện sớm những bất thường về dinh dưỡng hay bệnh tật ở trẻ. Có cách điều chỉnh, ứng phó kịp thời đúng lúc, giúp trẻ tránh được những ảnh hưởng nghiêm trọng, đến thể chất và trí tuệ của con, trong hành trình phát triển của mình.

Nguồn tham khảo: NHS, IHS & WHO

Cát Lâm tổng hợp và lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI