Vẹo cổ ở trẻ: Mẹ chủ quan, con mang tật suốt đời!

Vẹo cổ không gây đau đớn nhiều cho trẻ nên ít mẹ phát hiện bệnh sớm ở trẻ hoặc bỏ qua những dấu hiệu trẻ đang bị vẹo cổ. Điều này có thể khiến con trẻ phải mang tật suốt đời, tự ti, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

banner ads

1. Nguyên nhân trẻ bị vẹo cổ

18 veo
Trẻ bị vẹo cổ do nhiều nguyên nhân

- Vẹo cổ bẩm sinh: Ở một số trẻ, ngay sau khi sinh ra đã có tật vẹo cổ và được coi là vẹo cổ bẩm sinh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 250 đứa trẻ sơ sinh thì sẽ có 1 trẻ bị tật này. Nguyên nhân có thể do thai nhi nằm ngang hoặc ở ngôi mông, thai nhi bị rau quấn cổ... Do những tư thế này sẽ khiến mạch máu nuôi cơ ức đòn chũm bị chèn ép và cơ này bị thiếu máu nuôi. Lâu dần, cơ ức đòn bị xơ hóa dẫn tới hiện tượng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, vẹo cổ bẩm sinh còn có thể do bất thường ở đốt sống cổ, nghĩa là các đốt sống cổ bị dính vào nhau khiến vùng cổ khó di chuyển và dẫn tới vẹo cổ. Tuy nhiên, trường hợp này thường ít phổ biến. Hoặc trẻ cũng có thể bị vẹo cổ bẩm sinh do di truyền do những tổn thương nghiêm trọng trong hệ thống thần kinh hay cơ như não hoặc u tủy sống.

- Đối với trẻ lớn hơn, trẻ có thể bị vẹo cổ do thói quen nằm nghiêng sang một bên nhiều so với bên còn lại (những trẻ này trước đây hoàn toàn bình thường và không bị vẹo cổ) hoặc thích bú một bên. 

- Trẻ tiểu học cũng có nguy cơ vẹo cổ vì tư thế ngồi học không đúng cách.

2. Dấu hiệu phát hiện trẻ bị vẹo cổ

tat veo co o tre 2
Mẹ cần chú ý các dấu hiệu vẹo cổ ở trẻ

Với trẻ bị vẹo cổ, nếu phát hiện sớm hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh, ngay cả vẹo cổ do di truyền, bẩm sinh cũng có thể chữa lành nếu cha mẹ phát hiện sớm. Vì vậy cha mẹ đừng bỏ quên những dấu hiệu dưới đây để kịp thời phát hiện bệnh và đưa con đi điều trị:

- Trong 2 tuần đầu sau sinh, cha mẹ quan sát nếu thấy đầu trẻ có xu hướng nghiêng sang một bên vai trong khi cằm lại quay về hướng khác.

- Sờ lên vùng cổ trẻ sẽ thấy một bên có cạnh gồ lên dạng hình bướu. Nhiều phụ huynh sẽ nhầm với hạch cổ.

- Đối với trẻ lớn hơn, vẹo cổ dễ nhận biết hơn khi thấy cổ trẻ nghiêng sang một bên. Trẻ cũng có thể nói cho cha mẹ biết vì vẹo cổ thời gian đầu sẽ gây đau nhẹ cho trẻ và tư thế không thoải mái.

3. Thời gian vàng điều trị vẹo cổ

Theo các bác sĩ, đối với trẻ sơ sinh, thời gian vàng điều trị chính là tháng đầu sau sinh. Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể điều trị vật lý trị liệu kéo giãn cơ ức đòn chũm để tạo sự cân bằng cho cổ trẻ. Sau 3 tháng sinh, cơ cổ đã cứng, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, với trẻ sau sinh, cha mẹ cần hết sức chú ý đến những biểu hiện của trẻ.

Đối với trẻ vẹo cổ do các nguyên nhân như té ngã, nằm ngủ sai tư thế thì có thể tự hết trong vài ngày hoặc điều trị vật lý trị liệu. Tuy nhiên, nếu sau vài ngày trẻ không tự khỏi, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để có phác đồ điều trị hợp lý. Việc điều trị quá muộn có thể khiến con khó chữa lành tật vẹo cổ suốt đời.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI