Tuyệt chiêu giúp ba mẹ tạo nên sự thay đổi lớn ở con

Để trị những đứa trẻ bướng bỉnh, bố mẹ cần tạo nên sự thay đổi lớn từ trong cách dạy dỗ của mình. Hãy cùng xem bạn có thể làm gì để thay đổi những đứa con bướng bỉnh nhé!

banner ads

Tuyệt đối không “dán mác” con

17741-day-con-1.jpg

Thỉnh thoảng bé sẽ mắc phải vài sai lầm nhưng không phải vì thế bạn có thể “dán mác” cho bé theo cách này hay cách khác.

Thỉnh thoảng bé sẽ mắc phải vài sai lầm hoặc trong một giai đoạn nào đó bé thường có xu hướng hành động theo một kiểu cách chẳng hề đáng yêu nhưng không phải vì thế bạn có thể “dán mác” cho bé theo cách này hay cách khác. Chẳng hạn nếu có một quãng thời gian bé thường xuyên ganh tị và đánh em chỉ vì điều ấy thì không có nghĩa bạn sẽ cho rằng bé là đứa trẻ ích kỷ.

Bạn càng phản ứng theo cách này, bé sẽ càng cố gắng làm sao để mình thực sự trở thành cái mác ấy. Nhưng nếu bạn sẵn sàng chia sẻ khó khăn con đang trải qua và khích lệ trẻ hành động theo hướng tích cực thì trẻ sẽ bắt đầu thay đổi và trở nên ngoan ngoãn hơn. Với điều này bạn sẽ hiểu được rằng con trẻ hoàn toàn có thể được uốn nắn.

Tác động để thay đổi thái độ và cách nhìn của con

Dùng những tác động từ bên ngoài như lời nói, tư tưởng để tạo nên một sự thay đổi về thái độ cư xử và cách nhìn của con là cả một chặng đường dài cần đến thời gian và cả tình yêu thương thực sự. Một khi bạn đã xây được chiếc cầu nối gần gũi với con, bạn sẽ bắt đầu nghe những suy nghĩ của con để hiểu chúng nhiều hơn trước khi quyết định dùng phương pháp nào để giúp trẻ.

Hiểu được rằng trẻ con có góc nhìn khác người lớn

17742-day-con-2.jpg

Thế giới quan và ngôn ngữ của trẻ con thường không giống như người lớn.

Thế giới quan và ngôn ngữ của trẻ con thường không giống như người lớn. Khi bạn đang cố dạy bảo con nên người, bé chỉ có thể hiểu được rằng bạn không vừa lòng về bé. Khi bạn đang thể hiện sự quan tâm của mình với con, bé lại nghĩ bạn chỉ cố để kiểm soát nó. Chính vì vậy, bạn cần phải hiểu nhiều hơn về tính cách và suy nghĩ của con mình để có thể dạy bảo được bé.

Tôn trọng cách suy nghĩ của con

Nếu muốn con thay đổi theo chiều hướng bạn muốn, trước tiên hãy trở thành người bố, người mẹ hiểu rõ về các con mình. Khoan vội cho rằng việc trẻ muốn chống đối bố mẹ là điều kinh khủng của đạo đức gia đình. Điều cần nhất bạn nên làm là hãy lắng nghe và tạo lập một mối quan hệ sẻ chia giữa hai phía.

Bạn có thể tin tưởng để chia sẻ cuộc sống của mình với con và con sẽ tin tưởng ngược lại để chia sẻ những biến đổi đang xảy ra với bé. Khi dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý kiến bạn hãy dùng ngôn từ tích cực “Bố hiểu/ Bố biết…” để trẻ cảm thấy mình hoàn toàn được tôn trọng trong cuộc trò chuyện này.

Cha mẹ cũng cần thay đổi

Nếu bạn muốn cái tôi của mình được khẳng định trong cách giáo dục con thì bạn đã sai. Ở đây, chủ thể trung tâm không ai khác chính là trẻ và bạn chỉ là một người đóng vai trò dẫn dắt. Khi bạn đi sai hướng, bạn cũng sẽ hướng trẻ đến chỗ lầm đường.

Do đó, hãy thay đổi từ chính mình trước hết. Đừng cố chấp nhìn nhận trẻ như khi chúng phạm sai lầm dù chúng đã thực sự thay đổi. Chỉ cần bạn vô ý gắn ghép trẻ với một sai phạm nào đó mà trẻ đã cố sửa đổi bạn cũng có thể khiến trẻ tổn thương và từ đó muốn buông xuôi theo đúng cách bạn nghĩ về trẻ. Và đó sẽ là lỗi của bạn.

Trẻ rất cần thấy mình được tôn trọng từ trong lời nói, đến suy nghĩ và hành động. Vì thế, hãy là người nhạy bén nắm bắt được tất cả những điều này ở trẻ để có thể đem đến cho con sự tự tin và tự chủ trong cuộc sống của chính mình.

Linh hoạt trong cách dạy dỗ

17740-day-con-3.jpg

Dạy con cần sự linh hoạt.

Hãy thôi cứng nhắc với hai kiểu dạy con khô cứng ngọt ngào và quát mắng. Vì khi bạn đã thực sự “bó tay” với cả hai cách này, bạn sẽ thấy mình bất lực trước con cái. Hãy bắt đầu biến mình trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận và xử lý tình huống để không bao giờ con “cầm cương” được tình huống.

Thử cách khác khi không hiệu quả

Bạn đã cố mềm mỏng hơn với con, nói chuyện nhỏ nhẹ với bé nhưng vẫn chẳng thấy một sự thay đổi tích cực làm bạn vui mừng? Đừng vội nản lòng! Rất có thể cách “dỗ ngọt” của bạn quá “hiền” và không đủ sức mạnh răn đe với trẻ. Có thể bạn được nhiều chuyên gia giáo dục khuyên làm như vậy nhưng cũng rất có khả năng bạn đã làm sai phương pháp.

Thực ra, mềm mỏng không có nghĩa là bạn chiều theo trẻ mà phải thiết lập một ranh giới cần thiết để bạn có thể linh hoạt hơn trong vai trò người mẹ, người bạn của trẻ. Vì thế, nếu có thất bại, hãy thử cách khác vì chuyện dạy dỗ con không phải chỉ một sớm một chiều.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI